Modify settings and columns
  
Xem: 
Nội Dung Trả lờiLọc
Đặng Hoàng MinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1974302 Phạm Hùng p5 Q8302 Phạm Hùng p5 Q8090 3390052danghoangminh35@yahoo.com.vn
Tôi sẽ gửi bài viết sau. Xin Ban tổ chức Hội thi cho biết trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm bằng cách nào? Đề nghị gửi cầu hỏi trắc nghiệm cho các đơn vị. Trân trọng!
Trần Nhựt ChinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197850 Hoàng Sĩ Khải - Phường 14 - Quận 850 Hoàng Sĩ Khải - Phường 14 - Quận 80932772568tnc0806@yahoo.com.vn
BÀI DỰ THI: “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA” TRẦN NHỰT CHINH Sinh năm 1978 Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân Phường 14 Quận 8. Phần Trắc nghiệm: 1-D; 2-D, 3-B, 4-B, 5-A, C-6, 7-A, 8-A , 9-C, 10-D, 11-B, 12-C, 13-B, 14-C, 15-A. Phàn câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2 về hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dể tiếp thu. Người lớn đã nhiều phen phải thở dài ngao ngán khi con em mình say mê phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn là những anh hùng áo vải, những cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu được lưu danh muôn đời. Nguyên nhân do đâu? Một giáo sư Sử học kể lại: "Tôi từng dự giảng ở một trường THPT có tiếng tại Hà Nội, nhưng giáo viên như một chiếc máy nói từng bài, từng bài "nhồi" kiến thức, còn học sinh thì ra sức học thuộc lòng một cách... vô cảm. Hình thức tiếp cận môn sử giờ đơn điệu quá!". Phó giáo sư Phạm Xanh thì ngậm ngùi nói: "Sử học là nền tảng của tri thức công dân, nhưng hiện nay thi tốt nghiệp phổ thổng năm có sử, năm thì không, học sinh nếu không thi khối C sẽ bỏ bẵng môn này từ năm lớp 11. Một số nước giáo dục phát triển mạnh như Pháp, Malaysia, lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Họ cho rằng lịch sử rất gần với chính trị, văn hóa và đạo đức, họ muốn học sinh của họ khi ra nước ngoài sẽ tự tin với kiến thức sử học dân tộc dày dặn. Tôi thấy "đau" khi nhìn một học sinh cấp I của Nga vanh vách kể chuyện hồng quân Liên Xô". (trích bài Nổi buồn khi chấm môn sử - Báo Công an nhân dân). Cần phải có cách nhìn, cách nghĩ và một phương pháp dạy học mới cho bộ môn Lịch sử. Không chỉ đợi đến kết quả của kỳ thi đại học năm nay chúng ta mới giật mình và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh việc học và dạy môn lịch sử hiện nay ở nhà trường phổ thông mà ngay từ nhiều năm trước phụ huynh, học sinh và cả giáo viên cũng đều cảm thầy rất buồn khi môn Lịch sử thực sự bị xem là một môn phụ trong chương trình học ở phổ thông. Năm nào không thi tốt nghiệp môn Sử thì lập tức môn học bị xếp qua một bên, nhà trường sẽ chỉ chạy bài cho hết chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian tập trung chủ yếu cho các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ. Tuy nhiên chúng ta không thể trách nhà trường, mà nên nhìn nhận thấy một vấn đề thực tại trong xã hội là hầu như đa số người dân Việt hiện nay rất mù mờ về lịch sử dân tộc. Vì sao vậy? Theo tôi có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tôi chỉ xin nêu ra một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, các thông tin báo chí, truyền hình, rất ít truyền tải những kiến thức lịch sử dân tộc đến công chúng dưới các hình thức. Đã thế hàng ngày các kênh đài truyền hình, các tạp chí... luôn chiếu và bình luận những phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc... vì vậy mà người dân Việt Nam bây giờ rành lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Hiện nay, đang có bộ truyện tranh "thần đồng đất Việt" được các em thiếu nhi rất yêu thích, đó cũng là một cách gián tiếp giáo dục lịch sử cho các em. Một chi tiết các em đọc trong truyện nhiều khi còn đọng lại trong trí nhớ lâu hơn là bài học phải học thuộc lòng trên lớp. Thứ hai, cách dạy và học ở phổ thông không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Cần phải cải cách phương pháp giảng dạy. Thay vì dạy chay, học chay, giáo viên cần phải sử dụng thật nhiều các phương tiện giảng dạy hiện đại như đầu máy, tivi, máy vi tính .. chiếu các phim ảnh tư liệu lịch sử để học sinh xem và ghi nhớ. Chen vào các bài giảng nên có những câu chuyện lịch sử để giờ học thêm sinh động, sẽ cuốn hút học sinh hơn. Học sử cũng nên học bằng cách dã ngoại, mắt thấy tai nghe thì người học dễ tiếp nhận hơn là ngồi nhà học gạo học vẹt như cái máy. Ví dụ học về chiến thắng Điện Biên Phủ, giáo viên cần có sa bàn, chiếu phim tài liệu, nên cho các em đến các viện bảo tàng vừa tham quan vừa nghe giảng. Tốt hơn nữa là cho các em đi du lịch đến Điện Biên để tận mắt các em thấy vùng rừng núi Điện Biên như thế nào. Cách dạy này không phải là mới, ở các nước phương Tây người ta áp dụng từ rất lâu. Thứ ba là cách tổ chức thi. Chúng ta nên sử dụng các hình thi trắc nghiệm, câu hỏi thi nên cô đọng vào các sự kiện, các biến cố lịch sử. Không nên hỏi theo kiểu dàn trải bắt học sinh phải học thuộc lòng như vẹt. Xã hội ngày càng phát triển, dung lượng kiến thức ngày càng nhiều mà bộ não của học sinh thì không thể dung nạp hết tất cả kiến thức một cách chi tiết, tỉ mỉ. Khi giảng khi nói chuyện thì giáo viên nên nói nhiều, nhưng sau đó cần cô đọng kiến thức, chốt lại những điểm trọng tâm. Thứ tư, là người rất yêu lịch sử nên tôi cũng thấy cám cảnh cho vị trí của môn Sử học hiện nay. Một so sánh nhỏ để thấy các kênh đài truyền hình hiện nay tổ chức rất nhiều cuộc thi, rất nhiều trò chơi hấp dẫn, với rất nhiều giải thưởng cao, có những cuộc chơi người chơi chỉ cần may mắn nói đúng một câu đơn giản là có thể ôm giải thưởng cả chục triệu đồng về nhà. Vậy mà cuộc thi "Theo dòng lịch sử" của VTV1 tổ chức, một cuộc thi rất hay, rất trí tuệ và đặc biệt rất có ý nghĩa, đó là một cách giáo dục lịch sử rất thiết thực, lại có giá trị phần thưởng cho người thắng cuộc quá khiêm tốn, không xứng đáng với những kiến thức và lòng nhiệt tình, say mê của người tham gia cuộc thi. Điều quan trọng là không kích thích được mọi người quan tâm và tham dự cuộc chơi. Qua cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta”, tôi cũng có vài ý nhỏ xin đóng góp, với mong muốn làm sao nhanh chóng tìm ra một giải pháp tốt nhất để cứu vãn tình trạnh hổng hụt kiến thức lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Đinh Chí ThànhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1988112E/5 Bùi Minh Trực, P5, Q8UBND Phường 1 QUận 839816028
1-C 2-D 3-C 4-B 5-A 6-C 7-A 8-A 9-D 10-D 11-B 12-C 13-B 14-C 15-A Tôi chọn câu hỏi mở số 2: "Hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. " Học tập nói chung và học lịch sử nói riêng là một quá trình chuyển tải và dung nạp kiến thức. Trong trường phổ thông, quá trình này thường có đầy đủ 3 thành phần: 1. Nguồn kiến thức (sách giáo khoa lịch sử; 2. Người chuyển tải kiến thức (giáo viên dạy sử); 3. Người dung nạp kiến thức (học sinh). Trong đó, 2 thành phần đầu tiên là quan trọng nhất. Do đó, muốn cho việc học tập lịch sử của học sinh được sinh động và dễ tiếp thu thì cần phải đổi mới 2 thành phần này. Vậy, đổi mới như thế nào ? Thứ nhất, cải tiến SGK dạy sử theo hướng: kiến thức về những sự kiện là chính; hạn chế những phân tích, đánh giá rườm rà, phức tạp. Nội dung những sự kiện phải được tường thuật một cách KHÁCH QUAN và TRUNG THỰC nhất. Thứ hai, có chế độ trợ cấp hoặc tăng thu nhập cho giáo viên dạy sử; khuyến khích những cách dạy sử bằng hình ảnh, phim tư liệu; trong cách dạy cần nêu nhiều câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu trong SGK và các nguồn khác; tránh cách dạy áp đặt, học thuộc lòng, dài dòng. Ngoài ra, trong cách ra đề thi môn sử ở chương trình phổ thông nên bỏ phần tự luận mà chỉ tập trung vào những câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kiến thức. Phần tự luận nên dành cho chương trình học cao hơn (cao đẩng, đại học và sau đại học)./.
nguyễn thị huệDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1989732/5 hồng bàng phường 1 quận 11 thành phố hồ chí minhsố 4 đường 1011 phạm thế hiển phường 5 quận 80987289887nguyenthihue_hn89@yahoo.com
I. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: D Câu 10:D Câu 11:B Câu 12:C Câu 13:B Câu 14:C Câu 15:A II: Trả lời câu hỏi tự luận: Hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. Để việc tuyên truyền lịch sử trong nhân dân được hiệu quả. Tôi xin hiến kế về việc tuyên truyền miệng lịch sử tới nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?". Như vậy, muốn cho bài nói thành công, người cán bộ Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe? "Ai" ở đây chính là đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến. Phải nắm vững đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến. - Phải nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội: giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác... của người nghe. - Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: quan điểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng, trạng thái thể chất... của họ. - Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin: thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thỏa mãn thông tin của đối tượng. Trên cơ sở đó mà lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền cho phù hợp. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho bài nói chuyện. - Tìm hiểu đối tượng có thể dựa trên 3 cách: + Tìm hiểu qua tổ chức, cá nhân người đến "đặt hàng", yêu cầu nói. + Tìm hiểu qua những báo cáo viên đã trình bày một lần với đối tượng đó. + Quan quan sát tại chỗ khi tiếp xúc với đối tượng, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Sinh thời Bác Hồ từng nói "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do thanh niên”. Nhiều người đã chia sẻ những suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với sự phát triển của bản thân và đất nước - Toàn Đoàn phải làm công tác tuyên truyền miệng. Trước hết, các cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn phải tích cực làm công tác tuyên truyền miệng. Thông qua các chương trình công tác, đi thực tiễn cơ sở để chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân. Mọi cán bộ, đoàn viên phải chủ động nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chủ trương, chương trình công tác của Đoàn để kịp thời thông tin, giải thích cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân hiểu và thực hiện. - Chủ động và tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tuyên truyền phải đi trước một bước và phải dự báo được tình hình, tránh cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân mắc vào những sai lầm tự phát. Phân tích và hướng dẫn dư luận xã hội là một trong những chức năng cơ bản của công tác tuyên truyền miệng. - Nhạy bén, kịp thời. Bám sát tình hình thời cuộc, tình hình thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyên truyền giải thích. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp càng đòi hỏi phải chủ động, nhạy bén để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. - Cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền miệng phải cụ thể, thiết thực, có số liệu, tư liệu, sự kiện, căn cứ, lập luận rõ ràng, ngắn ngọn, súc tích, dễ hiểu, làm cho nội dung tuyên truyền trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, có sức thuyết phục cao, đáp ứng yêu cầu của đối tượng. - Kết hợp xây và chống. Tuyên truyền miệng phải kết hợp hài hòa giữa xây và chống, giữa biểu dương cái tốt, cái mới phê phán cái sai, cái lạc hậu, khắc phục tính chất cực đoan một chiều, dẫn tới những hậu quả xấu của kết quả tuyên truyền. - Thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Tuyên truyền miệng phải tiến hành thường xuyên, liện tục, có hệ thống, vừa có những đợt tập trung cao điểm, vừa thường xuyên, liên tục, không để dứt quãng. - Phối hợp nhiều hình thức, biện pháp và lực lượng. Tuyên truyền miệng phải kết hợp nhiều hình thức, phương pháp, sử dụng và phối hợp nhiều lực lượng, nhất là với các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa văn nghệ và sinh hoạt, hội hợp... Tuyên truyền miệng không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật - nghệ thuật nói chuyện trước công chúng. Để có thể trở thành người nói giỏi, nói hay, người cán bộ Đoàn, người báo cáo viên, tuyên truyền viên không chỉ nắm vững cơ sở khoa học của hoạt động tuyên truyền miệng mà còn phải biết sử dụng những kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ chuẩn bị bài nói trước người nghe. Để chuẩn bị cho một bài nói, thường phải trả lời cho các câu hỏi: Nói để làm gì? Nói về vấn đề gì? Nói ở đâu, vào thời gian nào? Nói cho ai nghe? Lấy tài liệu nào, ở đâu để nói? Bố cục bài nói như thế nào?... - Mục đích chung của công tác tuyên truyền là nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và cổ vũ hành động người nghe. Mục đích của bài nói bao giờ cũng cần đạt được 3 yêu cầu là: + Nâng cao nhận thức, + Xây dựng, củng cố niềm tin, + Cổ vũ đi tới hành động. Phương pháp tuyên truyền miệng là khoa học về sự giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe. Do vậy, kỹ năng trình bày bài nói có ý nghĩa quyết định đến kết quả nội dung tuyên truyền miệng của người báo cáo viên, người cán bộ Đoàn.
Ngô Thị Ngọc GiàuDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1984Số 4, Đường 1011, Phường 5, Quận 8 Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 - Số 4, Đường 1011, Phường 5, Quận 8 0909157340ngongan13@gmail.com
Câu 1: D.215 năm Câu 2: D.Từ năm 1400 đến năm 1407 Câu 3: B.12 đời vua Câu 4: D. Cả B và C đều đúng Câu 5: A. Từ năm 1418 đến năm 1427 Câu 6: C. Bộ luật hình thư, ban hành năm 1042 Câu 7: A. Nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên Câu 8: A. Triều đại Nhà Trần. Tên bộ sách đó là “Đại Việt sử ký”. Do Lê Văn Hưu biên soạn. Câu 9: D. Cả A và C đều đúng Câu 10: D. Cả Vua và Thái Thượng Hoàng Câu 11: B. Vua Lý Thái Tổ Câu 12: C. Vua Lý Thánh Tông Câu 13: B. Triều đại nhà Lý Câu 14: C. Vua Trần Thái Tông Câu 15: A. Lý Thường Kiệt Bài viết: Hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Theo kết quả khảo sát ở các trường phổ thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh, 82% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời gian khởi nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 65% HS trả lời sai về thời gian Quang Trung đại phá quân Thanh, 56,7% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời điểm ký kết Hiệp định Giơnevơ... Còn khảo sát về phương tiện tiếp cận lịch sử cho thấy, học sinh thích học lịch sử qua phim ảnh hơn là qua sách vở hay qua những lời giảng khô khan của thầy cô. Chỉ có 36,7% học sinh có cách tiếp cận lịch sử thông qua bảo tàng. Một kết quả khảo sát khác cũng cho thấy, số học sinh học vẹt chiếm 33,6%. Giáo viên môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), Lê Quý Đôn (quận 3), Lê Minh Xuân (Bình Chánh) đều có chung ý kiến rằng, sách giáo khoa môn Lịch sử quá nhấn mạnh sự kiện, con số, ngày tháng, nhưng thiếu hình ảnh. Từ đây, ta thấy tình trạng học lịch sử ở các trường học là đáng báo động. Có nên chăng là các giáo viên dạy sử phải cải tiến phương pháp giảng dạy của mình để thu hút học sinh cũng như giúp cải thiện tình hình học môn sử - môn mà học sinh không quan tâm và xem là môn thứ yếu so với các môn như văn, toán,… Tại sao các giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy? Vì thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy trong hoạt động dạy học hiện nay như sau: - Phương pháp thông tin tái hiện: là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong dạy học lịch sử vì học lịch sử là học những sự kiện, những hiện tượng đã từng diễn ra trong quá khứ, trên cơ sở cung cấp cho học sinh những thông tin để hình thành biểu tượng và rút ra khái niệm. Thực tế hiện nay việc diễn thuyết, trình bày miệng còn nhiều nên việc hình thành biểu tượng và rút ra khái niệm còn khó khăn. Nói cách khác, học sinh mới chỉ "Biết" chứ chưa thực sự "Hiểu" lịch sử. - Phương pháp nhận thức lịch sử: là phương pháp đòi hỏi tính tư duy cao hơn, trên cơ sở thông tin, học sinh rút ra được vấn đề. Phương pháp này còn giúp học sinh khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức đã học để rút ra bài học, quy luật lịch sử và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. Mặc dù vậy,việc thực hiện phương pháp này trong thực tế còn nhiều khó khăn. Phần lớn giáo viên chỉ mới căn cứ vào mục tiêu bài học cụ thể để giảng dạy, còn nhiệm vụ "Nhận thức lịch sử " phải chờ đến những bài tổng kết, sơ kết mới thực hiện được...Nếu như vậy phương pháp này chưa phát huy hết ý nghĩa của nó. - Phương pháp tìm tòi nghiên cứu: Trong dạy học lịch sử, không phải chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh thật nhiều những sự kiện, hiện tượng lịch sử mà một trong những vấn đề quan trọng là phải phát triển các kĩ năng "tìm tòi nghiên cứu"của học sinh. Làm cho học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, thực hiện "Học" đi đôi với "Hành", lí luận gắn liền với thực tiễn. Thực trạng hiện nay những vấn đề gợi mở có tính chất nêu vấn đề mà giáo viên nêu cho học sinh còn ít nên sau khi học xong bài học, học sinh chỉ cần học thuộc lòng, không có cơ hội để tìm tòi nghiên cứu thêm. - Việc kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác: Trong các phương pháp kết hợp sử dụng trong dạy học lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan là một yếu tố hết sức quan trọng. Vì lịch sử không lặp lại, đã từng diễn ra trong quá khứ, không thể "phục chế" lại đựơc. Việc nhận thức lịch sử cũng phải theo quy luật nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Mặc dù quan trọng như vậy nhưng nhìn chung, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa tuy đã được bổ sung nhiều tài liệu gốc có giá trị thực nhưng cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần sử dụng của cả giáo viên và học sinh. Hệ thống đồ dùng trực quan do công ty thiết bị trường học cũng đã bám sát sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa nên có nhiều cải tiến. Nhưng việc sử dụng còn rất bất cập vì số lượng chưa đủ, khai thác các đồ dùng trực quan này còn rất khó khăn vì chưa có những tài liệu hướng dẫn cụ thể nên các giáo viên chỉ sử dụng một cách chủ quan, chưa thống nhất . Nhận thức được thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng và phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Đổi mới phải đúng định hướng: Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo con người có đủ tri thức khoa học đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước. Do đó việc đổi mới nhất thiết phải theo quan điểm Mác- xít, phải có tính Đảng trong đổi mới. - Đổi mới phải có tính kế thừa: Đổi mới không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn những phương pháp cũ như một cuộc cách mạng, mà phải có tính kế thừa. Những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục trước đây cần phải được trân trọng. Nói cách khác, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nên theo hướng khắc phục những yếu điểm của các phương pháp cũ, thay thế nó bằng những phương pháp tiến bộ, hiện đại hơn nhưng phải có tính khả thi. - Đổi mới phải đồng bộ, thống nhất: Quá trình dạy học gồm có các yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra - đánh giá. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau. Đổi mới phương pháp giảng dạy chỉ là một bộ phận nhưng không thể được thực hiện một cách độc lập mà trên cơ sơ mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác, đặc biệt là nội dung, mục đích và các phương tiện dạy học. Đổi mới có tính đồng bộ, thống nhất còn được biểu hiện trong cách dạy của thầy và cách học của trò cho nên cần thiết phải đáp ứng đủ các phương tiện dạy học cần thiết, cơ sở vật chất, thiết bị cũng phải tương ứng được công việc đổi mới dạy học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bộ môn trên cơ sở quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: Giáo án đổi mới phải là giáo án chi tiết các khâu trong một giờ dạy có tính "mở". Trong đó giáo viên chỉ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tìm tòi nghiên cứu. Giáo án căn cứ vào mục tiêu về kiến thức, tư tưởng tình cảm và phát triển các kĩ năng cho học sinh. Câu hỏi chuẩn bị phải có tính cơ bản và tính nâng cao, ngoài những câu hỏi "Như thế nào?", cần thiết đưa vào nhiều câu hỏi "Vì sao?" lựa chọn đối tượng học sinh để hỏi, tạo cho các em có sự tự tin khi phát biểu xây dựng bài học. Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học cần đạt được để chuẩn bị đồ dùng trực quan. Một nguyên tắc khi chuẩn bị đồ dùng trực quan là phải có đủ 3 yếu tố: Tính khoa học, tính trực quan và tính thẩm mĩ giáo dục. Để giờ dạy chủ động, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các phương tiện từ những chiếc đinh treo bản đồ.....đến các đồ dùng dạy học hiện đại. Chất lượng bộ môn lịch sử trong thời gian gần đây mang tính thời sự nóng bỏng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang đi đúng hướng nhưng thực tế còn xa thực tế lý luận. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa phương pháp luận của lý luận đổi mới để vận dụng vào thực tiễn, đó là "chìa khoá" nâng cao chất lượng môn học./.
Nguyễn Thị PhượngDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1986450B/2 Dương Bá Trạc.P1.Q8183 Dương Bá Trạc.P1.Q801269708167
Trả lời phần câu hỏi trắc nghiệm: 1/D;2/D;3/B;4/D;5/A;6/C;7/C;8/A;9/C;10/D;11/B;12/C;13/B;14/C;15/A. Trả lời câu hỏi mở: Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến. Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm. Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”. Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi. Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao. Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian. Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng. Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang. Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.
phạm thị huệDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
20-07-198660/59 lý chính thắng-p.8-q.3Trường THPT Nguyễn Văn Linh0978180364huepham.gdcd@gmail.com
CÂU HOI TRẮC NGHIỆM câu 1: B câu 2:B câu 3: B câu 4: D câu 5:A câu 6: C câu 7: A câu 8: A câu 9: A câu 10: D câu 11: B câu 12: C câu 13: B câu 14:C câu 15: A CÂU HỎI MỞ Tôi chọn câu 2 hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động hơn và dễ tiếp thu. Có một thực trang hiện nay là học sinh không mấy hứng thú học môn lịch sử. dù biết rằng đây là một môn rất quan trọng đối với mỗi học sinh, không phải nó quan trọng vì nó là môn có trong danh sách những môn thi tốt nghiệp, mà đó cón là môn học giúp cho học sinh hiểu biết về lịch sử của dân tộc.Bởi khi hiểu biết về lịch sử dân tộc thì giúp cho các em có được lòng tự tôn dân tộc mình.ấy vậy mà thực tế việc học lịch sử hiện nay ở các trường đang gặp phải một vấn đề rất khó: là l;àm sao giúp cho các em có được sự hứng thú trong khi học môn này, và giúp các em nhớ được những kiến thức lịch sử, thì đây hẳn là bài toán khó đối với sự nghiệp gióa dục nói chung và của thầy ,cô dạy môn sử nói riêng.Tôi thiết nghĩ đây không phải là bài toán khó của riêng một trường nào mà đó là bài toán khó chung.Điều này được thể hiện rất rõ trong các đợt thi tốt nghiệp cũng như thi ĐH. Cứ năm nào mà biết các môn thi tốt nghiệp mà có môn sử thì đó đúng là một khổ đối với HS và thầy cô.Điển hionh2 trong đợt thi ĐH năm học 2011-2012 có hơn 90% bài thi dưới trung bình, đó là tiếng báo động đối với việc học môn lịch sử.Điều này cũng không thể đổ lỗi cho HS là không chịu học bài, cũng nên nói đến cách dạy môn này đã thật sự thu hút được học sinh chua? và sách giáo khoa đã thật sự hợp lí?Học lịch sử là môn rất khó học, bởi nó liên quan đến các sự kiện và ngày tháng năm diễn ra các sự kiện đó. Nếu giáo viên chỉ giảng bài rồi cho chép thì chắc chắn HS sẽ không tiếp thu được nhiều.Để dạy hay về môn này đòi hỏi gióa viên cũng phải giỏi: chuyên môn, và đặc biệt phải giỏi cả về công nghệ thông tin.Tôi thiết nghĩ tại sao giáo viên không thay cách đọc chép truyền thống bằng những cách sử dụng CNTT như làm những giáo án điện tử, và đặc biệt nên cho các em xem nhiều những bộ phim tư liêu.Hiện nay chúng ta có thể tải những phim tư liệu trên mạng rất dễ, chỉ cần có kiến thức về CNTT.Khi Tôi học trong trường đại học cũng học môn Lịch Sử ĐCSVN các thầy trong trường đa phần cho chúng tôi xem những phim tài liệu có liên quan đến bài học, từ những sự kiên lịch sử, đến diễn biến sự kiện...Chúng tôi học lịch sử và cảm thấy rất hứng thú, không còn cảm thấy nhàm chán như hời xưa mình học.Những đoạn phim thu hút chúng tôi, và giúp chúng tôi nhớ được những sự kiện.Bởi đó là phương pháp dạy trực quan, vừa cho HS xem những cũng sẽ giúp HS suy nghĩ và tác động đến tình cảm của các em .bên cạnh đó chúng ta nên học theo phương pháp phân nhóm,và giáo viên thì nên dạy theo sơ đồ thể hiện các sự kiện. TRên là một vài lời chia sẻ của tôi để mong học môn lịch sử đạt kết quả, để làm được điều đó thì nhà trường cũng phải trang bị phòng học có máy chiếu và mạng.Xin cảm ơn đã lắng nghe
Phan Minh TriểnDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
198150 Hoàng Sĩ KhảiUỷ ban nhân dân Phường 14 Quận 80908749123phanminhtrienp14@yahoo.com.vn
1d;2d;3b;4b;5a;6c;7a;8a;9c;10d;11b;12c;13b;14c;15a. Câu hỏi mở: chọn câu 1 Bài làm: Trước đây người dân đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái họa Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Ðịa Trung Hải, khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được. Vậy mà ở miền đông nam châu Á, lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Ðại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc công tiết chế Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Công lao to lớn của Ngài, ba lần chỉ huy quân dân Ðại Việt cản phá quân xâm lược Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết. Trần Hưng Ðạo sinh ngày 10-12-1228 (Mậu Tý), là con An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột Trần Thái Tông - Trần Cảnh). Trần Hưng Ðạo dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục thao tam lược của người xưa và dành cả tâm huyết và hiểu biết để viết các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Ðại Việt. Trần Hưng Ðạo luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước trên lợi ích của nhà, luôn luôn vun trồng cho khối đoàn kết giữa tôn tộc nhà Trần, để tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng, đủ sức đè bẹp quân thù nguy hiểm. Khi quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ nhất (1258), Ngài được cử chỉ huy các tướng lĩnh điều quân thủy bộ bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Ngài được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, Ngài vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Ðặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả Kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của Ngài: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngài chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi. Ngài xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm). Ngài rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên - Mông gây ra. Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, Ngài chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công, tiến công; chọn đúng hướng, đúng mục tiêu, đánh những trận quyết định, khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại. Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, "xem xét quyền biến... tùy thời mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Ðằng và ở biên giới. Ðó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của Trần Hưng Ðạo. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù. Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng, từ lời Hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến ấy đã được khẳng định. Ngài đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ sự nghiệp giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân, chiến tranh giữ nước. Những quan điểm tư tưởng chính trị - quân sự dựa vào dân, khoan thư sức cho dân, về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường" (lấy ngắn trị dài), "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con..." là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng" dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ngài quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với Ngài, đội quân phụ tử của Ngài đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi, đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng... Hưng Ðạo Ðại Vương đã để lại cho dân tộc ta tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta đã vận dụng và đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội. Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc Ðại nguyên soái" Hưng Ðạo Ðại Vương qua đời. Theo lời Ngài dặn, thi hài Ngài được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua Trần Anh Tông truy tặng Ngài: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương. Nhân dân ta lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Ðạo Ðại Vương và suy tôn Ngài là Ðức Thánh Trần. Vương triều Trần, một triều đại "võ công, văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với 175 năm trị vì đất nước, Vương triều Trần đã làm nên những chiến công lừng lẫy, chiến thắng giặc Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều Trần đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nền văn minh Ðại Việt, để lại cho đời sau biết bao bài học quý báu. Vương triều Trần mà tiêu biểu nhất là Anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Hưng Ðạo đã đi vào lịch sử, đi vào thế giới huyền thoại, đi vào thế giới tâm linh, trở thành vị "Thánh" được toàn thể nhân dân ta thờ phụng. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử "bằng xương bằng thịt" đã trở thành vị thánh thiêng liêng được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các vị thần VN.
tran thi ngoc anhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1982366/295 nguyen duy P Q8UBND Phuong 101677726038thuky0976299365@yahoo.co.uk
171
Dương Chí QuangDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
19825F/3 Bình Đông Phường 14 Quận 850 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 80909116230chi_quang_p14@yahoo.com.vn
1.D 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A 3. Hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo và mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Lịch sử chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của dân tộc Việt Nam. Ở ta trước đây có những bộ sách lịch sử rất hay như: Những vì sao đất nước, Danh nhân Việt Nam... được viết theo lối kể chuyện rất hấp dẫn. Tuy nhiên số người đọc còn hạn chế, một phần ở ta thiếu văn hoá đọc. Ai cũng chăm chú khi nghe kể một câu chuyện lịch sử hấp dẫn, thậm chí chỉ là một mẩu chuyện rất nhỏ của chú bộ đội cũng đủ hấp dẫn người nghe nhưng nói đến đọc một cuốn sử thì ai cũng ngại. Môn sử trong nhà trường thì lại cứ bắt người ta phải nhớ một cách chính xác các số liệu (tiêu diệt bao nhiêu xe tăng, máy bay, bắt sống và giết bao nhiêu tên địch...), các sự kiện lại được phản ánh nhiều khi hơi thiếu khách quan và công bằng... chính những lý do này làm học sinh sợ môn Sử. Một phần khác là trong khi sử Việt thì non yếu mà các nhà làm văn hoá như truyền hình, xuất bản lại liên tục nhập khẩu và truyền bá các sản phẩm lịch sử nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Nga và bây giờ là Hàn Quốc cũng là lý do khiến sử Việt thua ngay trên sân nhà. Những Tam quốc, Thuỷ Hử mặc dù không là chính sử của Trung Quốc nhưng vẫn rất hấp dẫn độc giả, những Anh Hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long mặc dù 9/10 là hư cấu nhưng vẫn luôn cuốn hút người xem. Một phần là do tài năng của các tác giả nhưng một phần quan trọng hơn là sự lơi lỏng của các nhà quản lý văn hoá đã vô tình tạo điều kiện cho sự "xâm lăng văn hoá". Thật đáng buồn khi một đứa trẻ Việt Nam có thể kể vanh vách công chúa Hoàn châu của vua Càn Long nhưng lại mù tịt Huyền trân công chúa của nước Việt ta, không biết các ông quản lý văn hóa thấy thế nào, song người viết thì đau lòng lắm lắm. Cũng không thể bỏ qua một lý do rất đời thường là nỗi lo cơm áo gạo tiền trong một cuộc sống ngày càng coi trọng những giá trị vật chất đã góp phần bóp chết văn hóa đọc nói chung và lòng yêu sử nói riêng. Nhưng trên hết là ý thức của mọi người về lịch sử, chúng ta còn coi nhẹ tầm quan trọng của lịch sử, chúng ta không thấy được những bài học lịch sử, những kinh nghiệm có thể đúc rút ra và ứng dụng vào cuộc sống thường ngày thông qua các điển tích lịch sử. Hầu hết những ai yêu sử nói chung và lịch sử nước nhà nói riêng luôn có một tình yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, người Việt có một tinh thần yêu nước có thể nói là vô cùng mãnh liệt nhưng số người yêu sử và quan tâm đến sử nước nhà lại chiếm tỷ lệ rất ít. Vấn đề này không phải là của riêng ngành sử mà cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và trong từng gia đình. Vì vậy chúng ta cần đầu tư điện ảnh về phim lịch sử Việt Nam, nói về các nhân vật trọng tâm, không quá đà, tránh cứng nhắc trong quá trình diễn xuất vì sẽ khiến cho người xem bị nhàm chán. Có thể hư cấu thêm về nội dung nhưng không để lệch lạc sai ý nghĩa lịch sử. Đồng thời nền giáo dục của ta cần có sự thay đổi căn bản: Trước hết chỉ nên phổ cập đến THCS. Tập trung giáo dục nhận thức, ứng xử xã hội. Giảm thiểu nội dung chương trình THPT bằng cách chuyên biệt hoá ngành học theo năng khiếu, năng lực bẩm sinh và "tình yêu nghề". Hình thành khả năng tự nghiên cứu. Mục tiêu: - Giảm thiểu áp lực giáo dục cho xã hội. - Nâng cao văn hóa, nhận thức, ứng xử xã hội. - Đào tạo những con người có đủ nhận thức chung, có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản, có khả năng tự nâng cao chuyên môn nhằm khắc phục thực trạng giáo dục của ta hiện nay là đào tạo ra một thế hệ nhân lực nhàng nhàng như nhau, cái gì cũng hơi biết nhưng thiếu khả năng thực thi công việc thực tế.v..v.. Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về lịch sử nước nhà, phải được tắm mình vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nếu không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới. Ở giai đoạn nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên Lịch sử.
Võ Minh SơnDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1964183C/6B Tôn Thất Thuyết,Phường 4 - Quận 4Bảo Hiểm Xã Hội Quận 80903926788vominhson64@yahoo.com.vn
Họ và tên: Võ Minh Sơn Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Trong lịch sử Việt Nam có một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược rất đặc biệt. Nó bắt đầu trước cả khi quân giặc chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến này được bắt đầu bằng câu nói: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc". Gần 900 năm sau khởi nghĩa Mê Linh của Hai Bà Trưng (40-43), Việt Nam mới thực sự trở thành một quốc gia độc lập. Từ đây, song song với dựng nước, giữ nước trở thành một nhiệm vụ có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc. Tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển tổ quốc của các triều đại Ngô (938- 965), Đinh (968-979), tiền Lê (980-1009), năm 1010 nhà Lý được thành lập, khởi đầu một thời kỳ thịnh vượng của dân tộc. Là võ tướng của 3 đời vua Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông), Lý Thường Kiệt là người có chí học hành, hiểu biết sâu sắc, am tường võ học và quân sự. Bởi thế, không chỉ là một trong những trụ cột trong triều, ông chính là tổng chỉ huy trưởng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077) của quân dân nhà Lý. Tấn công chớp nhoáng rồi chủ động quay về lập phòng tuyến nghênh địch, mỗi bước táo bạo và chắc chắn của ông trong cuộc kháng chiến, sau này, đều trở thành bài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung, nghệ thuật phòng thủ nói riêng. Hiện thực hoá sống động và tài tình một loại nghệ thuật phòng thủ đầy tính sáng tạo và chủ động, tận dụng và khoét sâu nhược điểm của địch, đẩy địch vào tình thế buộc phải lựa chọn giải pháp của phía mình, đó chính là bãn lĩnh và phong cách chỉ huy của Lý Thường Kiệt. Một bản lĩnh mà những lời thơ hào sảng trong "Nam quốc sơn hà" mãi còn ghi: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Nguyễn Thị DinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
18/18/198690/7 Nguyễn Duy Dương-f9-q5trường THPT Nguyễn Văn Linh-f7-q80984000986thuydinhnguyen.86@gmail.com
1.c 2.d 3.b 4.b 5.a 6.c 7.a 8.a 9.c 10.d 11.b 12.c 13.b 14.c 15.a * ĐỀ CÂU HỎI MỞ CÂU 3:Ông/bà hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyềnlịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. BÀI LÀM Có thể thấy trong những năm gần đây chất lượng học môn lịch ngày càng xuống thấp đến mức báo động. Tình trạng hiểu biết lịch sử nước nhà đang là vấn đề đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân: chúng ta luôn nói rằng "dân ta phải biết sử ta" giống như lời Bác dạy nhưng có một thực tế là lịch sử luôn bị coi nhẹ trong trường học và xã hội. Trong trường học môn lịch sử luôn bị coi như một môn học phụ, không cần thiết, 1 tuần chỉ được học khoảng 1,5 tiết...trong xã hội cũng tương tự bởi những người học lịch sử rất khó kiếm việc làm...vậy chúng ta phải làm thế nào để lịch sử được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân vẫn là một câu hỏi khó. - Đầu tiên chúng ta cần phải thay đổi ngay nhận thức còn lệch lạc, sai lầm rằng: lịch sử chỉ là môn học phụ trong nhà trường. Bởi vì đó chính là mầm mống dẫn đến cái nhìn lệch lạc trong xã hội. Học sinh chính là những thế hệ tương lai trong xã hội, vậy tại sao chúng ta không làm cho môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn trong trường học? Tại sao ta không lồng ghép những câu chuyện thú vị về các nhân vật lịch sử nổi tiếng vào SGK, thay đổi phương pháp dạy học,... - Thứ hai: Một điều thật đau lòng đó là một đứa trẻ Việt Nam khi được hỏi ai là người xây Vạn Lí Trường Thành thì lại biết ngay đó là Tần Thủy Hoàng, hay nhân vật Tào Tháo, Trương Phi...của Trung Quốc, nhân vật Ju Mông..của Hàn Quốc. Điều đó chúng biết được là do đâu? Đó chính là những đóng góp rất lớn từ phim ảnh. Một điều dễ hiểu là nếu chúng ta cùng nói về một vấn đề thì nếu như có hình ảnh minh họa sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ nói không. Hiện nay khi công nghệ thông tin bùng nổ thì việc tuyên truyền thông qua truyên hình, internet là những cách rất có hiệu quả. Trung Quốc là một nước đã rất thành công khi tái hiên lịch sử thông qua những bộ phim lịch sử nổi tiếng:Tần Thủy Hoàng, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... Việt Nam là một quốc gia có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm từ thời lâp nước đến nay. Trải qua bao đời đã có rất nhiều anh hùng nổi tiếng với những chiến công hiển hách: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi...đây quả thật là một vùng đất màu mỡ để tái hiện lịch sử thông qua những bộ phim truyền hình. Những năm gần đây chúng ta đã xây dựng được một số phim lịch sử: Huyền sử thiên đô, Về đất Thăng Long...đã tái hiện được phần nào lịch sử nước nhà và được công chúng đón nhận. Tuy nhiên với sự non trẻ trong ngành công nghiệp giải trí, chúng ta còn thiều nhiều kinh nghiệm, kinh phí đầu tư...điều đó cần được quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước. Mong rằng trong tương lai, lịch sử nước nhà sẽ được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đúng như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:"dân ta phải biết sử ta".
Nguyễn Thị DinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
18/18/198690/7 Nguyễn Duy Dương-f9-q5trường THPT Nguyễn Văn Linh-f7-q80984000986thuydinhnguyen.86@gmail.com
*PHẦN TRẮC NGHIỆM 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.a * ĐỀ CÂU HỎI MỞ CÂU 3:Ông/bà hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyềnlịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. BÀI LÀM Có thể thấy trong những năm gần đây chất lượng học môn lịch ngày càng xuống thấp đến mức báo động. Tình trạng hiểu biết lịch sử nước nhà đang là vấn đề đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân: chúng ta luôn nói rằng "dân ta phải biết sử ta" giống như lời Bác dạy nhưng có một thực tế là lịch sử luôn bị coi nhẹ trong trường học và xã hội. Trong trường học môn lịch sử luôn bị coi như một môn học phụ, không cần thiết, 1 tuần chỉ được học khoảng 1,5 tiết...trong xã hội cũng tương tự bởi những người học lịch sử rất khó kiếm việc làm...vậy chúng ta phải làm thế nào để lịch sử được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân vẫn là một câu hỏi khó. - Đầu tiên chúng ta cần phải thay đổi ngay nhận thức còn lệch lạc, sai lầm rằng: lịch sử chỉ là môn học phụ trong nhà trường. Bởi vì đó chính là mầm mống dẫn đến cái nhìn lệch lạc trong xã hội. Học sinh chính là những thế hệ tương lai trong xã hội, vậy tại sao chúng ta không làm cho môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn trong trường học? Tại sao ta không lồng ghép những câu chuyện thú vị về các nhân vật lịch sử nổi tiếng vào SGK, thay đổi phương pháp dạy học,... - Thứ hai: Một điều thật đau lòng đó là một đứa trẻ Việt Nam khi được hỏi ai là người xây Vạn Lí Trường Thành thì lại biết ngay đó là Tần Thủy Hoàng, hay nhân vật Tào Tháo, Trương Phi...của Trung Quốc, nhân vật Ju Mông..của Hàn Quốc. Điều đó chúng biết được là do đâu? Đó chính là những đóng góp rất lớn từ phim ảnh. Một điều dễ hiểu là nếu chúng ta cùng nói về một vấn đề thì nếu như có hình ảnh minh họa sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ nói không. Hiện nay khi công nghệ thông tin bùng nổ thì việc tuyên truyền thông qua truyên hình, internet là những cách rất có hiệu quả. Trung Quốc là một nước đã rất thành công khi tái hiên lịch sử thông qua những bộ phim lịch sử nổi tiếng:Tần Thủy Hoàng, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... Việt Nam là một quốc gia có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm từ thời lâp nước đến nay. Trải qua bao đời đã có rất nhiều anh hùng nổi tiếng với những chiến công hiển hách: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi...đây quả thật là một vùng đất màu mỡ để tái hiện lịch sử thông qua những bộ phim truyền hình. Những năm gần đây chúng ta đã xây dựng được một số phim lịch sử: Huyền sử thiên đô, Về đất Thăng Long...đã tái hiện được phần nào lịch sử nước nhà và được công chúng đón nhận. Tuy nhiên với sự non trẻ trong ngành công nghiệp giải trí, chúng ta còn thiều nhiều kinh nghiệm, kinh phí đầu tư...điều đó cần được quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước. Mong rằng trong tương lai, lịch sử nước nhà sẽ được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đúng như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:"dân ta phải biết sử ta".
Dương Thị Ngọc HoaDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
196649Đ2/2 Hoài Thanh , Phường 14 , Quận 8UBND P14 Quận80978245572
Trả lời phần trắc nghiệm 1.D 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở Tôi chọn câu 2 hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học, sinh động và dễ tiếp thu Trả lời Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người . Bác Hồ đã viết : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử đân tộc ngày càng mơ hồ. Chất lượng đào tạo môn lịch sử, nhận thức và kết quả học tập của học sinh về môn lịch sử không phải bây giờ chúng ta mới đề cập mà thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, gây ra những bức xúc cho xã hội. Muốn đánh giá đúng và tìm giải pháp khắc phục, chúng ta cần nhìn nhận khách quan. Để co giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giái dục môn lịch sử, chúng ta cần nhìn nhận và có giải pháp đa chiều. Đổi mới phương pháp dạy và học. Chất lượng dạy và học môn lịch sử yếu kém có phần trách nhiệm của những giáo viên dạy sử, phương pháp và cách dạy lịch sử của các thấy cô không hiệu quả. Hầu hết học sinh khi học môn lịch sử đều cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại để hệ thống hóa vấn đề cho dễ nhớ những sự kiện điển hình, tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử. Cách giảng dạy môn lịch sử của thầy cô đa phần là thầy đọc - trò chép . Các bài kiểm tra tập trung vào việc liệt kê, điểm lại các sự kiện mà chưa coi trọng việc phân tích, tìm ra mối quan hệ của các sự kiện. Môn sử là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích vá rút ra bài học cho thực tiễn . Giáo viên nên đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa ra các chủ đề , vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Dạy lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim cũng là một phương pháp hay để dạy hiệu quả môn này. Thay vì là người truyền đạt các sự kiện, con số, người dạy hãy đổi mới để học sinh chủ động đi tìm kiến thức. Nhà trường nên đầu tư máy chiếu, các bộ phim tài liệu, bộ phim lịch sử làm công cụ dạy học lịch sử. Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường không chỉ là thay đổi phương pháp giảng dạy mà còn đồi hỏi những giải pháp từ thay đổi nhận thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa , thực hiện đãi ngộ, tuyển chọn giáo viên dạy lịch sử. Là vấn đề nhận thức chung của xã hội chứ không phải riêng của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử. Tuyển chọn , đào tạo giáo viên. Vài năm gần đây, mức độ thu hút của ngành lịch sử và các khoa liên quan đến ngành lịch sử theo xu hướng thấp dần, nguyên nhân của thực trạng này là bắt nguồn từ cuộc sống, buộc mọi người phải lo cơm áo gạo tiền. Có không ít bạn từng học cử nhân nhưng khi ra trường cũng khó tìm cho mình một việc làm thích hợp, hoặc có tìm được thì khó mà đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình. Thực trạng đó càng làm nặng nề thêm định kiến , khiến nhiều bạn có năng khiếu về môn lịch sử không còn mặn mà thi vào các trường nghiên cứu lịch sử hay sư phạm sử. Nhiều bạn sinh viên của nghành lịch sử mà còn mơ hồ về nhiều nội dung lịch sử đã học . Đó là hệ quả của cách dạy truyền thống, đến kỳ thi sinh viên hôc thuộc giáo trình còn bản chất sự kiện hay việc nắm bắt các kiến thức lịch sử có hệ thống thì rất ít sinh viên nắm vững. Để đổi mới phương pháp giảng dạy nên đổi mới từ khâu đào tạo đại học , cần trang bị cho họ những phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh thay cho cách giảng dạy một chiều. Nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, để họ thực sự yên tâm gắn bó với nghề. Cần có biện pháp quy tụ, thu hút những giáo viên giỏi, sinh viên giỏi về với bộ môn lịch sử. Thay đổi và nâng cao nhận thức Nhiều năm nay, môn lịch sử bị xem là môn phụ, là môn của người học thuộc lòng. Không chỉ phụ huynh, học sinh mà nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng có quan niệm như vậy. Vì thế, đa số học sinh ít quan tâm , giáo viên cũng mất hứng thú trong giảng dạy. Bên cạnh là sự lên ngôi của các nghành kinh tế, kỷ thuật và công nghệ trong những năm qua cũng góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử, ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc mong muốn theo học môn lịch sử. Nhà nước, các cơ quan văn hóa, giáo dục cần tăng cường công tác tuyên truyền, những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, cội nguồn dân tộc, phải thấu hiểu sâu sắc. Môn lịch sử cần được đưa vào môn thi bắt buộc mỗi kỳ thi giống như môn văn, môn toán. Về lâu dài, chúng ta cần thực hiện những biện pháp quan tâm đào tạo, chăm lo tốt hơn đời sống của giáo viên nói chung và giáo viên dạy sử nói riêng. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử. Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn lịch sử trong nhà trường và ngoài xã hội . Tổ chức những cuộc thi đố em, hái hoa dân chủ tìm hiểu lịch sử Việt nam trong hệ thống trường học phổ thông. Dạy lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng. Nghành giáo dục, nhà trường đầu tư máy chiếu, phim lịch sử, phim tư liệu, phòng trưng bày sách tranh ảnh về lịch sử Việt Nam làm công cụ dạy học. Tổ chức sinh hoạt giả ngoại , tìm hiểu chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương để các em có điều kiện gần gũi hơn, gắn bài học với thực tiễn giáo dục truyền thống văn hóa , tinh thần dân tộc , yêu quê hương đất nước, con người , tự hào với lịch sử dân tộc ./.
Dương Thị Xuân ĐàoDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1982Số 12 Đường 46 - P10, Q6Bảo Hiểm Xã Hội Q822195013
Họ và tên: Dương Thị Xuân Đào Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Câu hỏi mở: Việc học sử của con em chúng ta ngày nay, tôi cảm nhận rằng chúng không mấy hứng thú với việc học sử bởi vì tiết học khô khan, khó tiếp thu, do đó những bài học sử trở nên tẻ nhạt, thầy đọc trò chép, trò học bài cốt để trả bài thầy cô, sao cho xong tiết học. Thế nên thời gian trôi đi chúng cũng trả lại thầy cô những tiết học khô khan đó. Tôi nghĩ Để cho con cháu chúng ta sau này biết được quá trình phát triển đất nước, cũng như qua bao cuộc đấu tranh giành giữ độc lập của cha ông ta từ ngày xưa, vậy nên việc học sử cũng cần phải xem xét lại, và tôi nghĩ một số hiến kế trong trường học để giúp các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả: 1. tiết học sử của các em trong trường phải có thêm sự hợp tác của các em, nghĩa là chúng ta cần một số nhân vật tiêu biểu để thể hiện, chúng ta cần một vài em tham gia đóng vai vào nhân vật để tiết học sử thêm sinh động, thầy cô không phải đọc cho học sinh chép cho qua tiết học nữa. 2. thầy cô sẽ cho học sinh học sử theo nhóm, có thể chia thành 4, 5 nhóm để thảo luận, tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bài giảng, về nhân vật chuẩn bị học để các em thi tìm hiểu, đố lẫn nhau, từ đó sẽ có sự tìm tòi, tranh cãi, thảo luận và có sự đóng góp của thầy cô thì bài giảng sẽ trở nên sinh động và các em sẽ thấy thích thú và bài học sẽ dễ dàng được tiếp thu hơn. Đến cuối giờ thì thầy cô cần chốt lại những nội dung cốt lõi để các em nắm được những ý chính. 3. thầy cô có thể sắp xếp cho học sinh chơi trò chơi hái hoa dân chủ và kèm theo đó là những điểm số thật hấp dẫn, để tiết học được hiệu quả các em phải chuẩn bị bài vở từ trước đó, và có sự hướng dẫn từ ban đầu, gợi ý của giáo viên để các em chuẩn bị các câu hỏi. 4. nhà trường cần tổ chức các buổi thi văn nghệ vào các dịp lễ, trong đó có những tiết mục xen kẽ các chương trình biểu diễn mang tính lịch sử, thể hiện nhân vật lịch sử để các em hiểu hơn về nhân vật lịch sử, những sự kiện xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. 5. ngày nay, trong nhà sách tôi có thấy một số truyện tranh về những nhân vật lịch sử với hình vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc rất đẹp dành cho những em học sinh nhỏ vừa đọc vừa biết thêm về nhân vật lịch sử. Những quyển truyện như thế cần thiết được trang bị theo thể loại và theo độ tuổi trong thư viện cho các em tìm đọc. Khuyến khích các em vào thư viện tìm đọc để hiểu thêm về nhân vật lịch sử. Thế nên việc hướng dẫn các em vào thư viện đọc sách cũng phải xem lại, chúng ta cần có thục tục mượn sách đơn giản, dễ mượn, dễ trả. 6. cần có một nơi giải trí giữa giờ cho các em, nơi đó có mở đĩa về các phim hoạt hình về lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử để các em có thể xem hoặc nghe và nhớ được những nhân vật lịch sử. 7. bên cạnh đó thầy cô cũng hướng dẫn các em về trao đổi với phụ huynh các em về những nhân vật lịch sử đã học trong lớp, qua đó cha mẹ có thể trao đổi, đóng góp với giáo viên về tình hình tiếp thu bài học sử, sự cảm nhận của các em về buổi học có hiệu quả không. Thế nên cha mẹ cần có thái độ quan tâm đến con nhiều hơn, cha mẹ cùng con ôn lại những nhân vật lịch sử đã học.
Võ Hoàng Trọng TuấnDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1976158/34 Bùi Minh Trực, P5, Q8Bảo hiểm xã hội quận 838506882
* Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Lý Thường Kiệt - Nhà quân sự, chính trị kiệt xuất “Nam quốc son hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Bài thơ được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long. Làng An Xá sau đổi tên là Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình). Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm giữ chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan nhỏ trong kỵ binh), lúc ông 21 tuổi. Năm 1041, 23 tuổi, ông được sung vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức Hoàng môn chi hậu, và được thăng dần lên chức Đô tri, trông coi mọi việc trong cung. Đầu Triều Lý Thái Tông, ông được phong chức Bổng hành quân hiệu úy (một chức võ quan cao cấp), rồi được thăng Kiểm hiệu thái bảo. Năm 1061, ông được lệnh cầm quân đi trấn yên Thanh - Nghệ. Năm 1069, ông cầm quân đi đánh Champa. Lần này vua Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong tiến vào đánh phá kinh thành. Quốc vương Champa bị bắt đưa về Thăng Long, đã xin dâng đất để chuộc tội, gồm ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (nay là địa phận Quảng Bình và bắc Quảng Trị). Sau khi toàn thắng, giữ yên được biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc tháo phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ít lâu sau ông lại được thăng chức Thái úy, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (là chức quan thứ hai trong triều), đứng sau chức Thái sư lúc ấy là do Lý Đạo Thành đảm nhiệm. Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược. Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tược hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Đứng trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống. Với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua. Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng. Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng. Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: "bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ"? (Việt sử tiêu án). Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ. Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống. Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa. Ông bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng. Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước. Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, tập kết trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó triển khai các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt. Một lần, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy. Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng. Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Truơng Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này. Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan". Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài "thơ thần"đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười. Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt. Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống. Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên. Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh. Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc. Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi. Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân. Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi. Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn. Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau: "Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả". Từ Ông ta không chỉ thấy tinh thần yêu nước nồng nhiệt kiên cường “Đất Việt là của người Việt”, mà còn tinh thần đam mê học tập và làm việc hăn say, nghiên cứu binh pháp, trận đồ người là vị quan, vị tướng tài giỏi, nhờ người mà nước Việt thời bấy giờ mới giữ vững bờ cõi và âm vang hào hào “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư..” Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc./.
Lê Lý Trọng Hiếu Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
22/11/198554/4B Lâm Văn Bền ,P.Tân Kiểng,Q.7Bảo Hiểm Xã Hội Q.80904429936lelytronghieu@yahoo.com
Người viết: Lê Lý Trọng HIếu Đơn vị công tác : Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Bài Cảm Nhận Về Hưng Đạo Vương _Trần Quốc Tuấn Quốc công tiết chế Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn là người có tài năng quân sự tuyệt vời. Tài năng của ông biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái họa Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Ðịa Trung Hải, khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được. vVậy mà ở miền đông nam châu Á, lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Ðại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc công tiết chế Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn.Công lao to lớn của Ngài, ba lần chỉ huy quân dân Ðại Việt cản phá quân xâm lược Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Trần Hưng Ðạo dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục thao tam lược của người xưa và dành cả tâm huyết và hiểu biết để viết các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Ðại Việt. Ông luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước trên lợi ích của nhà, luôn luôn vun trồng cho khối đoàn kết giữa tôn tộc nhà Trần, để tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng, đủ sức đè bẹp quân thù nguy hiểm. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, Ngài vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân.Ðặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả Kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của Ngài: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta.Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngài chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi. Ngài xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm). Ngài rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên - Mông gây ra. Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, Ngài chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu".Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công, tiến công; chọn đúng hướng, đúng mục tiêu, đánh những trận quyết định, khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại.Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, "xem xét quyền biến... tùy thời mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Ðằng và ở biên giới. Ðó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của Trần Hưng Ðạo. Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng, từ lời Hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến ấy đã được khẳng định. Ngài đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ sự nghiệp giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân, chiến tranh giữ nước.Những quan điểm tư tưởng chính trị - quân sự dựa vào dân, khoan thư sức cho dân, về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường" (lấy ngắn trị dài), "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con..." là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng" dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ngài quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với Ngài, đội quân phụ tử của Ngài đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi, đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng...Hưng Ðạo Ðại Vương đã để lại cho dân tộc ta tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta đã vận dụng và đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội. Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc Ðại nguyên soái" Hưng Ðạo Ðại Vương qua đời. Theo lời Ngài dặn, thi hài Ngài được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ.Vua Trần Anh Tông truy tặng Ngài: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương. Nhân dân ta lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Ðạo Ðại Vương và suy tôn Ngài là Ðức Thánh Trần.Vương triều Trần, một triều đại "võ công, văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với 175 năm trị vì đất nước, Vương triều Trần đã làm nên những chiến công lừng lẫy, chiến thắng giặc Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều Trần đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nền văn minh Ðại Việt, để lại cho đời sau biết bao bài học quý báu.
Hồ Thanh HươngDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197090 đường 1011,  Phạm Thế Hiển Quận 8Bảo Hiểm Xã Hội Quận 838506104 vominhson64@yahoo.com.vn
Họ và tên: Hồ Thanh Hương Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Các biện pháp giúp cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học ,sinh động và dễ tiếp thu: - Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Để nâng cao chất lượng môn học lịch sử cần giải pháp đa chiều Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức đáng báo động. Chất lượng đào tạo môn lịch sử, nhận thức và kết quả học tập của học sinh về môn lịch sử không phải bây giờ chúng ta mới đề cập. Mà thực trạng này đã diễn ra trong ngành giáo dục 5 - 7 năm nay. Nhưng muốn đánh giá đúng và tìm giải pháp khắc phục, chúng ta cần nhìn nhận khách quan và tránh đổ lỗi hoàn toàn cho ngành giáo dục về thực trạng yếu kém này. Để có một giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử ở bậc học phổ thông, chúng ta cần nhìn nhận đa chiều và có những giải pháp đa chiều. 1. Phải nâng cao nhận thức của xã hội Trong nhiều năm nay, môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, và là môn của những người học “thuộc lòng”. Tôi dám chắc rằng, không chỉ phụ huynh, học sinh mà ngay cả nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng đều có quan niệm như vậy. Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế, thầy giáo cũng mất hứng thú sáng tạo trong giảng dạy sao cho tốt. Bộ Giáo dục Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền, không chỉ coi lịch sử đơn thuần là môn học mà là những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, cội nguồn dân tộc mà mỗi người dân cần phải thấu hiểu sâu sắc. Môn lịch sử cần được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa vào môn thi bắt buộc trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp các cấp giống như môn Toán và môn Văn, thay vì là một môn lựa chọn như hiện nay. 2.Chuẩn hóa tuyển chọn và đào tạo giáo viên Để đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Bộ giáo dục Đào tạo nên đổi mới từ chính khâu đào tạo đại học. Cần thay đổi phương pháp đào tạo những cử nhân và giáo viên Lịch sử từ những “cỗ máy đọc thuộc”, sang những giáo viên dạy môn Lịch sử một cách sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Cần trang bị cho họ những phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh hơn là phương pháp truyền đạt một chiều. Song song với quá trình đó, nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho những giáo viên nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng để họ thực sự yên tâm với nghề 3.Đổi mới phương pháp dạy và học Môn Lịch sử là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích và rút ra bài học sinh động cho thực tiễn ngày nay. Để giúp học sinh dựng lại quá khứ, nếu chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh qua các sự kiên khô khan thì không hiệu quả - Bản thân giáo viên Lịch sử nên đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa ra các chủ đề, vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Dạy Lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng cũng là một phương pháp hay để dạy hiệu quả môn này. Nhà trường nên đầu tư máy chiếu, các bộ phìm tài liệu, bộ phim lịch sử làm công cụ dạy học lịch sử có hiệu quả. Nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông, không chỉ đơn thuần là thay đổi phương pháp giảng dạy. Để thay đổi thực trạng yếu kém của môn học này hiện nay đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ thay đổi nhận thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa cũng như thực hiện đãi ngộ, tuyển chọn giáo viên dạy Lịch sử và cuối cùng mới là thay đổi phương pháp giảng dạy. Đó là vấn đề về nhận thức chung của xã hội, chứ không phải chỉ của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử.
Nguyễn Thị Lệ Thu Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
198685/123/1 Bùi Minh Trực P5 Q8 Bảo Hiểm Xã Hội Quận 80909816970vominhson64@yahoo.com.vn
Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ Thu Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Lê Lợi sinh ngày 6/8 năm Ất Sửu, tức ngày 10/9/1385, tại quê mẹ ở làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay là Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh.Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách .Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn.Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Đinh Thị HằngDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1988Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8Bảo Hiểm Xã Hội Quận 80975204359
* trả lời phần trắc nghiệm: 01. D 02. D 03. B 04. D 05. A 06. C 07. A 08. A 09. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Cảm nghĩ về nhân vật Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn ( 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông. Với thân phận không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẽ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ với suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước. Được thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh một đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1.000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tuổi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và cũng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp. Năm 1010, Lý Công Uẩn thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho một số đường phố: phố Lý Thái Tổ ở Hà Nội, phố Lý Công Uẩn ở Hải Dương… Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.
Trịnh Thị Kim Vân Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1965189 đường 9A KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, H.BCBảo Hiểm Xã Hội Quận 854317184 vominhson64@yahoo.com.vn
Họ và tên: Trịnh Thị Kim Vân Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức đáng báo động vì những giờ học lịch sử ở lớp rất nhàm chán và buồn ngủ. Để có một giải pháp hiệu quả cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường sinh động và dễ tiếp thu, chúng ta cần có những biện pháp như sau : - Nhà nước, các cơ quan văn hóa, Bộ Giáo dục Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền, không chỉ coi lịch sử đơn thuần là môn học mà là những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, cội nguồn dân tộc mà mỗi người dân cần phải thấu hiểu sâu sắc. - Bộ giáo dục Đào tạo nên đổi mới từ chính khâu đào tạo đại học. Cần thay đổi phương pháp đào tạo những cử nhân và giáo viên Lịch sử từ những “cỗ máy đọc thuộc”, sang những giáo viên dạy môn Lịch sử một cách sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Cần trang bị cho họ những phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh hơn là phương pháp truyền đạt một chiều. Song song với quá trình đó, nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho những giáo viên nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng để họ thực sự yên tâm với nghề. Mặt khác, các trường ĐH, CĐ cần có biện pháp quy tụ và thu hút những giáo viên giỏi, sinh viên giỏi về với bộ môn Lịch sử. - Hầu hết học sinh khi học môn lịch sử đều cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại. Từ đó thấy rõ bản chất, nguyên nhân và mối liên hệ của các sự kiện để hệ thống hóa vấn đề cho dễ nhớ những sự kiện điển hình, tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử và không sa đà vào những chi tiết vụn vặt. Cách giảng dạy môn Lịch sử của đa phần thầy cô vẫn là Thầy đọc – Trò chép. Các bài kiểm tra đưa ra tập trung quá nhiều vào việc liệt kê, điểm lại các sự kiện mà chưa coi trọng việc phân tích, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, phát huy khả năng khái quát, sáng tạo và biết cách hệ thống hóa vấn đề của học sinh. Môn Lịch sử là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích và rút ra bài học sinh động cho thực tiễn ngày nay. Bản thân giáo viên Lịch sử nên đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa ra các chủ đề, vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Dạy Lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng cũng là một phương pháp hay để dạy học sinh động môn này. Thay vì là người truyền đạt các sự kiện, con số, người dạy học lịch sử hãy đổi mới phương pháp để biến học sinh từ người bị động tiếp nhận kiến thức thành người chủ động đi tìm kiến thức, chắp nối sự kiện, khái quát vấn đề và nhận thức đúng về bài học lịch sử. Nhà trường nên đầu tư máy chiếu, các bộ phìm tài liệu, bộ phim lịch sử làm công cụ dạy học lịch sử có hiệu quả và sinh động.
Huỳnh Thị Ngọc DungDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1973BHXHQ8BHXHQ80908463564
Họ và tên: Huỳnh Thị Ngọc Dung Đơn vị: Bảo hiểm xã hội quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A • Câu hỏi mở : Tôi chọn câu hỏi 1 Trương Hán Siêu - Nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XII_ nửa đầu thế kỉ XIII Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong tham tri Chính sự. Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú” Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên - Ninh Bình, một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật này. Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu tú của văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng danh nhân tôn vinh ở Văn miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng “liệt hạng” xưa kia, mặc dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng nói lên rằng triều đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết lựa chọn tài năng theo những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với những người như Trương Hán Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành bất tử. Trương Hán Siêu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XII_ nửa đầu thế kỉ XIII. Ông là người tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua trần trọng dụng. Thơ văn của ông còn lại không nhiều nhưng có giá trị nhất là bài "Phú sông Bạch Đằng".
Đinh Thị HằngDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1988Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8Bảo Hiểm Xã Hội Quận 80975204359
Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Cảm nghĩ về nhân vật Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn ( 974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông. Với thân phận không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẽ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ với suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước. Được thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh một đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1.000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tuổi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và cũng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp. Năm 1010, Lý Công Uẩn thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho một số đường phố: phố Lý Thái Tổ ở Hà Nội, phố Lý Công Uẩn ở Hải Dương… Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.
Đỗ Châu LệDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197550 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 850 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 808-38552899
1.d 2.d 3.b 4.b 5.a 6.c 7.a 8.a 9.c 10.d 11.b 12.c 13.b 14.c 15.a Câu hỏi 2: Hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “ Nhưng nếu thử hỏi bất kì phụ huynh hoặc học sinh nào về tầm quan trọng của môn học Lịch sử, thì chúng ta sẽ nhận lại câu trả lời rằng đây là một môn học phụ không mấy gì là quan trọng. Vì thế phụ huynh và học sinh không dành nhiều thời gian nhiều cho môn học này, thậm chí thầy cô cũng không chú trọng đến môn học này ( nếu năm đó Bộ Giáo dục không chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp ). Vì thế trong thời gian gần đây kết quả môn thi Lịch sử qua các kỳ thi đạt thấp gây nên nỗi lo của xã hội về việc học môn Sử trong học sinh của chúng ta hiện nay. Đây là thực trạng đáng buồn là học sinh, sinh viên của chúng ta rất lơ mơ khi được hỏi một số kiến thức lịch sử. Dân ta không biết sử Ta liệu có phải sử Ta khó nhớ, khó học quá so với lịch sử Trung Quốc ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đánh báo dộng này. Nếu khách quan thì chúng ta có thể nhận thấy môn Sử bản thân nó vốn phức tạp bởi nó liên quan đến các sự kiện , ngày, tháng, năm, những con số dễ gây cho các em học sinh chán khi ngồi vào học, các em cho rằng ngày, tháng, năm nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn lộn giữa các sự kiện. Cách học phổ biến nhất của các em là học vẹt để đối phó với thầy cô khi trả bài chứ chưa biết cách hệ thống hóa kiến thức, sự kiện. Ngoài ra tâm lý của phụ huynh là học môn lịch sử sẽ không có tương lai, và một bộ phận không nhỏ học sinh vì yếu các môn học khác nên phải chọn khối thi này thì việc các em học nhưng không nhập tâm được do không yêu thích nó. Ngoài ra, lịch sử Việt Nam là cả một thời kỳ với đầy những biến động của cả hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, những ý nghĩa, nguyên nhân được viết thành một cuốn sách dày nhưng thời khóa biểu của trường bố trí cho môn Sử lại quá ít, bị cắt xén bỏ bê vì các em học sinh còn nhiều môn học khác cần quan tâm. Đồng thời một bộ phận thầy cô còn hạn chế trong phương pháp dạy học chỉ dạy “ chay “, dạy để kịp không bị cháy giáo án. nhiều trường THCS, THPT hiện nay thường tổ chức cho học sinh đi dã ngoại như đi công viên nước Đầm Sen, Suối Tiên, du lịch Đại Nam chủ yếu cho các em tắm hồ bơi, chơi các trò chơi cảm giác mạnh chứ chưa tổ chức đưa các em đi tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử để minh họa, đào sâu kiến thức về những nhân vật lịch sử cho các em Vậy làm sao để học sinh học tốt môn lịch sử, trước hết chúng ta hãy khoan trách cứ học sinh mà chúng ta phải xem lại xem ngành giáo dục, các nhà nghiên cứu đã thực sự tìm ra những phương pháp gì để học sinh yêu thích học lịch sử hay chưa ? những bài giảng lịch sử có sinh động, kích thích giới trẻ học hỏi chưa? Những phim hoạt hình, phim truyện về các anh hùng lịch sử, sách , truyện tranh lịch sử Việt Nam có phong phú, hấp dẫn đủ để cạnh trang với phim và truyện tranh nước ngoài không ? Khi mà mức sống của chúng ta ngày càng được nâng lên thì cuộc sống có quá nhiều phương tiện giải trí dễ lôi kéo học sinh thì người lớn chúng ta phải làm ra những sản phẩm văn hóa có giá trị để thu hút các em yêu lịch sử chứ không nên nói và nói mãi. Thứ hai, chúng ta cần giúp học sinh gần gũi với môn học khó vào này thì các trường học cần bố trí thời gian nhiều hơn cho môn học, đổi mới phương pháp dạy sử: qua phim ảnh, hoặc bằng cách tổ chức sinh hoạt cho từng nhóm học sinh bằng các trò chơi tập thể: các bài đố vui về các nhân vật lịch sử, các em cùng nhau tranh tài hiểu biết về lịch sử, nhận diện nhân vật lịch sử , kể chuyện lịch sử sẽ làm cho các em có dịp tranh luận sôi nổi, có những nụ cười, những tràng pháo tay khiến cho các em nhớ bài lâu hơn, các em háo hức tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử từ đó các em thích thú, ngày càng say mê môn Sử hơn. Chúng ta có quan tâm đúng mức và đúng cách việc truyền bá lịch sử nước nhà từ gốc thì ngọn , cành, hoa, lá mới phát triển được Vì học Sử còn giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi học sinh, lịch sử cũng là kho tàng kiến thức vô cùng quan trọng để tạo nhân cách cho các em sau này,các em hiểu lịch sử mới hiểu được văn hóa Việt Nam, học cách đối nhân xử thế từ kinh nghiệm của những người đi trước, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ , cùng nhau xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Mai Lý Thùy TrinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
198652 Vĩnh Nam phường 11 Quận 8UBND phường 14 Quận 80906488866cauvong1511@yahoo.com
1-D 2-D 3-B 4-B 5-A 6-C 7-A 8-A 9-C 10-D 11-B 12-C 13-B 14-C 15-A Tôi xin trả lời câu hỏi số 3: Người Việt Nam luôn tự hào về lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc với hình ảnh "lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa" - biểu tượng của sức mạnh văn hóa bất diệt. Từ buổi hồng hoang dựng nước, đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc, đến những năm tháng hào hùng chống Pháp, đuổi Mỹ, xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn chứng tỏ bản lĩnh vững vàng và khí phách anh hùng, bất khuất. Có được bản lĩnh đó là do chúng ta đã biết dựa vào lịch sử và văn hóa. Tìm về cội nguồn dân tộc, để hiểu và yêu hơn đất nước, con người Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân con Rồng cháu Tiên. Lịch sử của dân tộc Việt nam không chỉ là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước mà còn là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, của sự đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo,… mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của dân tộc ta. Chính nó là lời đáp cho câu hỏi tại sao trải qua hơn ngàn năm đô hộ, bọn phong kiến phương Bắc không tài nào đồng hóa nổi con người Việt Nam? Tại sao đứng trước một sức mạnh bạo cường của các đế quốc, dân tộc ta vẫn trường tồn, phát triển? Tổng thống Nga V.Putin từng nói: "Kẻ nào quên quá khứ thì kẻ đó không có trái tim". Chính lịch sử đã hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Học lịch sử Việt Nam thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người Việt Nam, mới yêu quý và trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia. Cũng chính vì thế, người Việt Nam mới có thể nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ xây đắp nên và vĩnh viễn trở thành một tài sản vô giá. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nếu không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị hòa tan, nhấn chìm. Một dân tộc không biết dựa vào lịch sử, xem nhẹ lịch sử thì không thể định hướng và càng không thể tìm đâu là điểm tựa cho mình. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, dần trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, song đất nước muốn "hóa rồng" phải có điểm tựa văn hóa và lịch sử. Chính lịch sử và văn hóa là kết cấu vững chắc, trở thành nội lực cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Phải thấy, phải biết, phải thấu hiểu được những giá trị của lịch sử thì dân tộc đó mới xây dựng được một chiến lược phát triển trong tương lai. Lịch sử là môn học dạy người ta nhân cách, dạy người ta biết yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống cha ông, ứng dụng những bài học trong quá khứ cho hiện tại, tương lai. Tuy nhiên hiện nay không ít người nhớ, biết được lịch sử nước nhà, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tôi xin đóng góp một số ý kiến về tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả như sau: - Giới trẻ hiện nay hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước bằng con đường duy nhất là các bài giảng khô khan của thầy cô trong nhà trường và qua sách giáo khoa. Giáo dục lịch sử có hiệu quả thường không phải cứ dừng ở các bài giảng trong nhà trường mà phải kết hợp với rất nhiều hình thức bổ trợ khác, đặc biệt là tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng và xem phim lịch sử. Tại đây người xem được sống lại trong khung cảnh của lịch sử. Thông qua các hiện vật họ như cảm nhận được quá khứ một cách trực tiếp. - Phim lịch sử (gồm cả phim truyện và phim tài liệu) cũng là một hình thức giáo dục lịch sử có hiệu quả rất cao. Cần xây dựng những bộ phim lịch sử dài tập được dàn dựng công phu và hấp dẫn chắc chắn sẽ lôi cuốn thanh thiếu niên, nhân dân xem và qua đó người ta có thể nói được rất nhiều điều mà không cần tới bất kỳ một phân tích gò ép nào. - Cần có những kịch bản hay về lịch sử dân tộc trong các loại hình nghệ thuật như: cải lương, chèo, hát bội, kịch nói… - Tăng cường các cổ động trực quan về các nhân vật lịch sử, các chiến thắng lịch sử của dân tộc qua các giai đoạn trên các tuyến đường, các nơi công cộng, các phương tiện công cộng. - Tăng cường, duy trì công tác tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của phường (mỗi ngày dành một thời lượng phát thanh về lịch sử, nhân vật của dân tộc). - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc phù hợp với các đối tượng và bằng nhiều hình thức phong phú: viết bài cảm nhận, làm tiểu phẩm, ô chữ lịch sử… - Xây dựng các game trực tuyến về lịch sử dân tộc. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục, cái mới sẽ ra đời trên mảnh đất truyền thống. Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việc học và truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Vì vậy mỗi con người Việt Nam phải nhớ về nguồn cội, tự hào về lịch sử dựng nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc và học tập, phát huy những truyền thống vẻ vang mà thế hệ đi trước đã để lại.
nguyễn thị thanh trangDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1985231/114 Dương Bá Trạc.P1.Q8231/114 Dương Bá Trạc01218877661
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: LÊ THÁNH TÔN Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng. Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung, vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long phong cho làm Bình Nguyên Vương. Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Các vị đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Để). Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38 nǎm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn nǎm lịch sử Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản. Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều việc, xuất phát từ cái chất đa nǎng của tuổi trẻ . Trước nhất, ông luôn luôn tỏ ra là người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc biệt là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai vàng. Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lǎng", để tổ chức cúng lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ. Ông rất trân trọng lịch sử nước nhà, giao cho Ngô Sĩ Liên viết bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", giao cho ông Thân Nhân Trung (cùng nhiều người nữa) biên soạn bộ sách "Thiên Nam dư hạ tập" có đến một trǎm quyển, là bộ sách bách khoa ghi chép tất cả những kiến vǎn về đất nước Đại Việt trong giai đoạn bấy giờ. Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, có đường lối chính trị rõ, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo. Ông đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt mấy chục nǎm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, coi sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia tiến triển nhịp nhàng. Có vǎn trị, ông lại có vũ công. Ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch và chiến dịch nào cũng thắng. Lịch sử đã tôn vinh ông như vậy là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng có lẽ chúng ta còn phải trân trọng ông ở những khía cạnh khác nữa, nhất là ở phần phát huy tác dụng của tuổi thanh niên. Lúc nào ta cũng thấy ông rất trẻ trung, yêu đời. Ông rất yêu non sông đất nước, ông có tâm hồn thi sĩ và thực sự gắn bó với thiên nhiên Việt Nam. Ông đã mơ màng với vườn Quỳnh, là nơi nghe nói vợ chồng Chử Đồng Tử đã đến. Ông mở rộng tầm nhìn khi đứng trước động Hồ Công, ông thông cảm với nỗi niềm của nàng thiếu phụ đất Nam Xương. Vẫn với tư thế của một ông vua, nhưng ông đã thành thực hòa với tình người. Vua Lê Thánh Tông trị vì 38 nǎm, ông mất tháng Giêng nǎm 1497, thọ 56 tuổi.
VÕ THỊ BADùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1958450/8 DƯƠNG BÁ TRẠC.P1.Q8TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHUYỄN TRỰC0909021609
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: LÝ NHÂN TÔNG Các sử sách đương thời và đời sau, đều nhất loạt ca ngợi Lý Nhân Tông là một vị vua giỏi của thời nhà Lý. Ông là con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi ỷ Lan, sinh ngày 25 tháng giêng nǎm Bính Ngọ (1066), thì ngay ngày hôm sau (26) được phong làm Hoàng Thái tử. Vua Lý Thánh Tông mất sớm, khi Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông vào nǎm 1072. Mặc dù còn ít tuổi, mọi việc quân quốc điều hành phải có sự giúp đỡ của mẹ là Thái phi ỷ Lan, lúc này được phong là Linh Nhân hoàng thái hậu, nhưng Lý Nhân Tông sớm tỏ ra là một con người thông minh, nhanh chóng quán xuyến được công việc triều đình. Không những thế ông còn được người hiền tài phò tá: Lý Đạo Thành theo dõi việc vǎn, Lý Thường Kiệt theo dõi việc võ. Vì thế đất nước Đại Việt trở nên hùng mạnh. Đặc biệt là việc học hành, nǎm Â't Mão (1075) vua mở khoa thi tam trường còn gọi là Minh kinh bác học để chọn người có tài vǎn học vào làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta chọn được 10 người, thủ khoa là Lê Vǎn Thịnh. Nǎm Bính Thìn (1076) vua cho lập Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta. Đến nǎm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài vǎn học vào Hàn lâm viện. Tiếp đó, tuy mới có 10 tuổi, vua đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống. Thấy nước ta không có vua lớn tuổi, nhà Tống theo kế hoạch của Vương An Thạch, sai bọn Quách Quì, Triệu Tiết đem quân sang hòng biến nước ta làm quận huyện của chúng. Chúng lại lôi kéo được cả những nước Chiêm Thành, Chân Lạp làm vây cánh để gây thanh thế. Lý Nhân Tông đã giao việc chống cự cho Lý Thường Kiệt, chỉ một thời gian ngắn đã đánh tan quân giặc ở sông Như Nguyệt, rồi tiến quân sang cả bên kia biên giới đánh vào châu Khâm, châu Ung, châu Liêm. Bọn tướng giặc các châu này như Trương Thủ Tiết, Tô Giám đều bị chết trận. Tham gia vào cuộc kháng chiến này, lúc bấy giờ có nhiều anh hùng thuộc các dân tộc ít người vùng biên giới, đã lập được nhiều chiến công. Theo thời gian, Lý Nhân Tông đã bước sang tuổi trưởng thành. Ông bộc lộ thêm nhiều khả nǎng chính trị. Ông theo dõi tình hình hộ khẩu, chú trọng đến tầng lớp thanh niên lớn lên, định thành thứ bậc hẳn hoi, gọi đó là những hoàng nam (những chàng trai của triều đình). Ông chú ý tìm những người giỏi đưa vào Viện Hàn lâm. Nǎm 1086, ta lại có thêm một trạng nguyên nữa, đó là Mạc Hiền Tích. Nhà vua chịu khó đi nhiều nơi, phần lớn là đến tổ chức những ngày hội ở các địa phương để gây hào hứng cho dân chúng thừa hưởng nhưng ngày thái bình thịnh vượng. Vua cho lập nhiều chùa, và có ý thức tạo nên những thắng cảnh cho đất nước. Chùa Một Cột trước đó gọi là chùa Diên Hựu - được nâng cấp thành một cảnh trí phong quang. Vua cho dựng ở đây hai ngọn tháp chỏm trắng, cho đào hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Vua đã cho đúc chuông lớn ở đây. Chuông đúc quá to đúc xong đánh lại không kêu, nhưng đem vứt xuống ruộng, nhiều rùa kéo nhau vào làm ổ, do đó mà có tên là chuông ruộng rùa (Chuông Qui Điền). Cùng với tinh thần sùng mộ đạo Phật này, bà mẹ cua vua là ỷ Lan (Thái hậu Linh Nhân) cũng cho xây nhiều chùa ở khắp trong nước Lý Nhân Tông rất quan tâm đến nông nghiệp. Ông cho đắp đê để chống lũ lụt. Nổi tiếng là đê Cơ Xá hiện nay còn bãi Cơ Xá ở phía bắc Hà Nội, là chứng tích. Nǎm 1117, có lệnh cấm giết trộm trâu. Việc này, từ trước thái hậu ỷ Lan đã có chủ trương. Nay nhà nước mới định lệ rất khắt khe: Kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm Khao giáp (làm kẻ hầu trong việc quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm phu phục dịch ở nhà chǎn tằm. Trộm trâu, giết trâu đều phải bồi thường. Nếu láng giềng biết mà không tố cáo, cũng bị phạt đồ 80 trượng. Lý Nhân Tông rất thích tổ chức những ngày hội, vừa để biểu dương công đức phật, theo khuynh hướng tôn giáo lúc bấy giờ của dân chúng, vừa để gây không khí vui chơi vào dịp đất nước được an bình thịnh trị. Và điều này cũng phù hợp với mỹ cam của ông suốt tuổi thanh niên cho đến lúc về già. Dưới triều đại của ông, các hội đua thuyền liên tiếp được tổ chức. Hội Nhân vương được tổ chức đến hai lần: 1077-l126. Hội Thiên Phật tổ chức và mời ca sứ Chiêm Thành đến xem. Đặc biệt có hội đèn Quảng Chiểu mở đến hai lần: 1120 và 1126, là những ngày hội hoa đǎng đích thực. Trong những dịp hội hè như thế, Lý Nhân Tông cũng tỏ ra là một người am hiểu và rất thích nghệ thuật. Ông thông hiểu âm luật, chú ý đến ca nhạc, thường trực tiếp góp ý với các đoàn nhạc công. Những ngày hội khác, nhân dịp khánh thành các chùa hay các bảo tháp, đều được Lý Nhân Tông cho phép tổ chức, nhiều khi ở xa kinh đô vẫn rất tưng bừng và nhà vua đích thân đến dự. Vua về tận núi Chương Sơn ở huyện ý Yên (Nam Định) khánh thành bảo tháp Vạn Phong Thành Thiên. Vua về Đội Sơn (ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) khánh thành bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cùng một lúc với những hình thức hội hè rầm rộ này cả nước hồi bấy giờ đã dấy lên một khuynh hướng đi tìm các vật quý hiếm để dâng lên nhà vua. Không rõ thực tế các địa phương như thế nào, song sử sách ghi chép khá rõ là lúc này nhà vua được dân chúng và quan lại dâng tiến rất nhiều vật lạ. Có những hươu đen, hươu trắng, có cây cau một gốc 9 thân, có voi trắng, chim sẻ trắng, cá chiên vàng, có con rùa mắt đến 6 con ngươi, có những ngựa hồng có cựa. Chưa ai hiểu vì sao lại có rất nhiều đặc sản như vậy. Các sử gia sau này cho rằng vì Lý Nhân Tông ham thích vật lạ nên quan và dân chiều theo ý vua, đổ xô vào chuyện phát hiện xa gần. Lý Nhân Tông có một điều không vui là ông không có con trai, mặc dù lập đến 3 hoàng hậu và thu nạp nhiều cung nhân mà vẫn cứ là con người hiếm hoi. Ông nuôi con trai của các anh em khá nhiều, cuối cùng lập Dương Hoán (con trai của Sùng Hiền Hầu) làm thái tử. Lời di chiếu của ông được mọi người ở các thế hệ công nhận là chân tình, sáng suốt, chứng tỏ ông là một nhà vua trung hậu. Người đời sau chì chê ông có một điều là khi mới lên ngôi (mới có 7 tuổi) ông còn quá thơ dại đã nghe theo lời mẹ đẻ (bà ỷ Lan) mà giết oan bà Dương Thái hậu cùng một số cung nữ (bị bắt phải chết theo). Điều này về sau chính bà ỷ Lan cũng thấy có phần hối hận. Lý Nhân Tông làm vua đến nǎm 1127 thì mất, trị vì được 56 nǎm, thọ 63 tuổi.
LÊ MỸ HẰNGDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
196414/20 DƯƠNG BÁ TRẠC.P1.Q814/20 DƯƠNG BÁ TRẠC.P1.Q801269708167
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: TRẦN QUỐC TOẢN Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản sinh năm 1267 tại làng Võ Ninh - Võ Giang ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình ), mất năm 1285. Ông là con trai của Trung Thành Vương và là cháu nội của Nhân Đạo Vương, ông là một vị anh hùng thời Nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, tuy còn nhỏ tuổi nhưng với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông đã tham gia nhiều trận đánh lớn và đã ghi được nhiều chiến công hiển hách. Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy ông đều khiếp sợ, hồn xiêu phách lạc. Trần Quốc Toản đã anh dũng hy sinh ở tuổi 18 trong trận đánh chặn đường rút lui của quân giặc trên sông Như Nguyệt, góp phần xứng đáng vào trận đại thắng Vạn Kiếp, quét sạch quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc ông và đã truy tặng ông tước Hoài Văn Vương. Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh...., ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một chiến hạm HQ-06 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Trần Quốc Toản là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm. Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:[5] Quốc Toản là trẻ có tài, Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền, Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung Thật là một đấng anh hùng, Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
Phong Thi Thiên ThảoDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
05/11/1983103 K3/6C Bình Đông Phường 14 Quận 8 TP. HCMỦy ban nhân dân phường 14 Quận 8 TP. HCM01237597972thithienthao2@yahoo.com.vn
1.D 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Bài trả lời câu hỏi số 3 “BÀI DỰ THI DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA” Họ và tên: Phong Thi Thiên Thảo Sinh năm: 1983 Giới tính: Nữ Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân phường 14 Câu hỏi mở: Ông/ bà hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. Trả lời: Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước, các vị anh hùng dân tộc đã hy sinh cống hiến thân mình, dùng sức trẻ gìn giữ quê hương đã gợi lên trong mỗi con người ta niềm tự hào mỗi lần nhắc đến. Từ ấy đến nay, đất nước ta trải qua biết bao cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược, chống lại các thế lực thù địch có mưu đồ xâm chiếm đất nước ta. Những tấm gương ấy đã để lại cho đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta ngày hôm nay những tấm gương rất đáng khâm phục và tự hào. Để có được đất nước hòa bình, ổn định, đang phát triển như ngày hôm nay, một Việt Nam đang từng bước tiến lên, phát triển nền kinh t ế vững mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam hôm nay. Chứng minh là những thành tựu đất nước ta đạt được như là: những đổi mới trong công nghệ sản xuất hàng hóa, những thành tựu về xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu, đường, những tòa cao ốc sừng sững mọc lên như vươn cao niềm kiêu hãnh, và trên con đường hội nhập quốc tế, phát triển đất nước, Việt Nam được gia nhập là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới gọi tắt là WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007, thời gian qua nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách do suy thói nền kinh tế thế giới toàn cầu, tham dự đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nền hành chính quốc gia theo hường hiện đại hơn. Vì thế chúng ta ngày hôm nay phải lưu giữ những truyền thống đấu tranh giữ gìn nền độc lập dân và góp phần tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, viết tiếp vào những trang sử mới cho thế hệ sau học hỏi và phát huy tốt hơn nữa. Một trong những giải pháp để công tác tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân đạt được hiệu quả thì ngoài việc đưa lịch sử vào trong môi trường học đường và có biện pháp giảng dạy hiệu quả để học sinh không học lịch sử thuộc lòng như vẹt, mà phải thu hút hơn để lịch sử dân tộc được đi sâu vào lòng người hơn thì giải pháp tuyên truyền trong nhân dân qua các hình ảnh trực quan như các con đường mang tên các anh hùng dân tộc, hình ảnh được phát sóng trên truyền hình, những tấm gương được nhắc đến mỗi khi đến dịp kỷ niệm, lễ,.. Để có mô hình tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân đạt được hiệu quả thì ta phải có sự phối hợp và đồng lòng của người dân Việt Nam, mà muốn được như thế ta phải xem lại những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý học tập ở môi trường học đường, trong công tác làm ra những bộ phim mang tính chất lịch sử đã đạt được hiệu quả chưa, những bộ phim lịch sử được làm ra để tái hiện lại các nhân vật lịch sử đó đã làm cho người xem thấy hấp dẫn và tìm xem hay là người xem bị gây nhàm chán mỗi khi phát sóng,.. Từ đó đầu tư con người lồng ghép cả mặt kinh tế vào để không những thu hút được khán giả Việt Nam mà thu hút được khán giả nước ngoài. Về mặt con người thì cần tập hợp người có tâm huyết muốn đưa lịch sử đến tất cả mọi người, người có kiến thức về lịch sử sâu rộng để tư vấn người viết kịch bản phim làm sao để có sự kết hợp hài hòa giữa sự đúng đắn của lịch sử và thu hút và lôi cuốn người xem… phải có sự kết hợp với các chuyên gia, các thầy cô giáo am hiểu về lịch sử tư vấn để có những thước phim có giá trị về mặt tinh thần và cả giải trí sau những giờ làm việc.người có tài năng tham gia phim, người tư … Về kinh phí để làm phim lịch sử, cần thu hút vốn đầu tư từ các nhà làm phim và các tổ chức khác có thể là sự kết hợp của các nhà làm phim Việt Nam và các nhà làm phim nước ngoài hợp tác với nhau để có sự đầu tư kỹ hơn, đẹp hơn, phù hợp hơn về phục trang, về kỹ thuật trong phim ảnh, những thiết kế hiện đại được áp dụng để tái hiện lịch sử đẹp hơn và đúng với hình ảnh con người lich sử được tái hiện .. Về cần thu hút các diễn viên có tài năng trong nước và cả nước ngoài để thu hút lương khán giả xem phim thì ta nên học hỏi các phim nước ngoài là ngoài diễn viên trong nước họ thì họ có mời các diễn viên nước khác tham gia để thu hút tài năng diễn xuất cũng như sự nổi tiếng của họ để lượng khán giả xem phim đông hơn… Về những cảnh quay nên đầu tư vào những danh lam thắng cảnh của Việt Nam để qua đó giới thiệu đến người xem những danh thắng tuyệt đẹp của Việt Nam và thu hút khách du lịch tạo nguồn thu nhập cho đất nước. Về giờ phát sóng thì cần ưu tiên vào giờ vàng để khán giả vừa xem phim lịch sử vừa được giải trí sau những giờ làm việc vất vả…Điển hình như bộ phim Tây du ký của Trung Quốc được cả người lớn và các em thiếu nhi đón nhận và thích thú mỗi khi xem tuy là phim đã được phát sóng và đã được xem rồi nhưng khi phát sóng lại vẫn thu hút được khán giả nhờ phim có phục trang trang đẹp, cảnh quay là những thắng cảnh thu hút khách du lịch, hình ảnh người diễn viên đẹp hơn trong mắt người xem, cách diễn xuất cũng gây sự lôi cuốn, cốt truyện có thứ tự và người xem có thể hình dung ra và dự đoán cho phim, dẫn đến sự tranh luận sôi nổi trong người xem. Không nên bắt buộc người xem phải xem phim lịch sử mà khi họ cảm thấy nhàm chán, mà ngược lại ta phải làm sao để phim tái hiện lịch sử nước ta thu hút được lượng khán giả tìm đến xem, đó là cách tốt nhất để lịch sử được đi vào lòng người, được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận một cách hào hứng và có hiệu quả./.
PHẠM THỊ NĂMDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1942290B/67 Dương Bá Trạc  .P1.Q8290B/67 Dương Bá Trạc  .P1.Q801268723201
TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: ĐINH TIÊN HOÀN Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng: 924 - 979) quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), từ nhỏ đã thông minh hơn người. Trưởng thành vào thời loạn lạc, sứ quân cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh đã chiêu tập nhân dân nổi dậy, lần lượt dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Năm 986, Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư tiếp tục củng cố sự toàn vẹn quốc gia, xây dựng chính quyền vững chắc và quân đội hùng mạnh, làm cơ sở cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống sau này. Cố đô Hoa Lư, kinh thành nước Đại Cồ Việt xưa Theo truyền thuyết, có bà mẹ họ Đàm một lần ra đầm làng tắm, về nhà bà thấy trong người khác lạ. Sau đó, bà sinh một cậu con trai, mắt sáng như sao. Theo lời chiêm tinh của thầy địa lý, cậu bé này sẽ trở thành vị vua, vì dưới đầm có huyệt đế vương. Cậu bé đó là Đinh Bộ Lĩnh, sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ bé. Thuở thiếu thời, ông tỏ ra thông minh hơn người, được bạn chăn trâu suy tôn làm thủ lĩnh. Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh vốn là con quan đứng đầu một châu, có uy thế lại thu phục được nhân tâm bằng tài năng của mình và lại chiếm giữ được một vùng khe động hiểm trở nên đã đứng ra đảm trách gánh vác sơn hà. Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với một trong số 12 sứ quân là Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công) là một trong những sứ quân mạnh về kinh tế, lại chiếm giữ vùng đất quan trọng là Bố Hải khẩu (cửa biển, nay là vùng thị xã Thái Bình) (Đại Việt sử ký toàn thư). Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh. Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là Vạn Thắng vương. Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương. Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí. Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó. Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược. Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Tây) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ. Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua. Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ... đã thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Đất nước thống nhất. Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn lên ngôi Vua, ông lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Tháng mười năm 979, ông bị chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết, thọ 56 tuổi, táng ở sơn lăng Trường Yên. Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết...”. Đinh Bộ Lĩnh, ông vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10. Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn.
TRẦN THỊ NỞDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1954290/10 Dương Bá Trạc  .P1.Q8290/10 Dương Bá Trạc  .P1.Q801268723201
TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: TRƯƠNG ĐỊNH (1820 - 1864) Thủ lĩnh nghĩa binh kháng Pháp ở Nam kỳ, sinh năm 1820, mất năm 1864, chánh quán làng Tư Cung Nam (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Khi đã trưởng thành, Trương Định theo cha là Trương Cầm vào lập nghiệp ở Tân An (thuộc tỉnh Long An ngày nay) chiêu mộ người, vừa khai khẩn, vừa phiên chế thành quân dự bị, được bổ làm Quản cơ nên thượng gọi là Quản Định. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Quản Định đưa quân đồn điền của mình phối hợp với binh của Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Kỳ Hoà. Đại đồn thất thủ, ông lưu về Gò Công hợp cùng Lưu Tiến Thiện. Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ được vùng gia định - Định Tường, được triều đình phong làm phó lãnh binh. Trương Định tổ chức lực lượng, triển khai kế hoạch tác chiến cả vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười kéo dài đến biên giới Cao Miên (Campuchia). Quân số của Trương Định lên đến 10.800 người. Đầu năm 1862, Pháp đánh chiếm Biên Hoà, nhưng gặp phong trào đấu tranh chống Pháp phát triển, tướng Bonard phải lui ở nhiều điểm chiếm đóng. Tuy vậy triều đình Huế đã ký điều ước Nhâm Tuất 1862 cắt ba tỉnh miền đông Nam kỳ cho Pháp, thăng Trương Định chức Lãnh binh và ra lệnh bãi binh. Nghĩa quân yêu cầu Trương Định ở lại chỉ huy cuộc kháng chiến, suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên Soái, lấy Gò Công làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến. Ông thẳng thừng từ chối thư dụ hàng của Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào. Bonard xin thêm viện binh từ Pháp và từ Trung Quốc chuẩn bị đánh úp Trương Định thì ngày 16/12/1863, Trương Định đã ra lệnh công kích vào các vị trí quân Pháp ở ba tỉnh miền Đông, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2/1862, nhờ có viện binh, Pháp phản công Biên Hoà, Chợ Lớn bao vây Gò Công. Sau khi kháng cự quyết liệt, ngày 28/2/1863, Trương Định lui quân về Phước Lộc, Biên Hoà và vùng cửa sông Xoài Rạp. Tháng 9 năm 1863, Lagandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tuỳ tùng của Trương Định, song Trương Định vẫn không nao núng. Ngày 19/8/1864, quân Pháp do tên nội phản Huỳnh Công Tấn dẫn đường tấn công vào Sở chỉ huy Trương Định. Ông quyết tử chiến. Bị thương, ông rút gươm tự sát để khỏi rơi vào tay giặc. Sự hy sinh của Trương Định đã để lại trong lòng nhân dân và các sĩ phu yêu nước vô vàn niềm tiếc thương và kính trọng. Con ông là Trương Quyền kế nghiệp cha, lên vùng Châu Đốc phối hợp với nghĩa quân Campuchia do Pu Côm Pô lãnh đạo, cùng chiến đấu chống Pháp, đặt nền tảng cho liên minh chiến đấu chống Pháp của hai dân tộc Việt- Miên.
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊNDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1964231/57 Dương Bá Trạc.P1.Q8231/57 Dương Bá Trạc.P1.Q80982370003
TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: Học Sử bằng những chuyến đi thực tế Nếu như việc ôm những cuốn sách Lịch sử và nghiền ngẫm suốt ngày đã khiến các bạn cảm thấy thật khô khan và mệt mỏi thì tại sao các bạn lại không thử đến các Bảo tàng trưng bày các dấu tích lịch sử để tìm hiểu nhỉ? Có thể nói, đây là 1 cách học vô cùng hiệu quả. Học Sử qua những câu chuyện và các cuộc thi Bạn nghĩ sao về việc gợi ý để ông bà, bố mẹ kể cho chúng mình nghe những câu chuyện lịch sử mà họ đã từng chứng kiến, trải qua trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Chúc các bạn có được cách học môn Lịch sử hiệu quả nhất của riêng mình và hãy luôn nhớ rằng, học tốt Lịch sử cũng có nghĩa là bạn rất yêu và tự hào về đất nước mình vậy đó!
Bùi Tấn LộcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197950 Hoàng Sĩ Khải, P14 Q8UBND PHường 14 Quận 80838552899buitanloc@ymail.com
1d;2d;3b;4b;5a;6c;7a;8a;9c;10d;11b;12c;13b;14c;15a. Câu hỏi mở: chọn câu 1 Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua nhà Lý là Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Nam quốc sơn hà - Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt" Nam Quốc Sơn hà". Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long. Làng An Xá sau đổi tên là Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình). Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm giữ chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan nhỏ trong kỵ binh), lúc ông 21 tuổi. Năm 1041, 23 tuổi, ông được sung vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức Hoàng môn chi hậu, và được thăng dần lên chức Đô tri, trông coi mọi việc trong cung. Đầu Triều Lý Thái Tông, ông được phong chức Bổng hành quân hiệu úy (một chức võ quan cao cấp), rồi được thăng Kiểm hiệu thái bảo. Năm 1061, ông được lệnh cầm quân đi trấn yên Thanh - Nghệ. Năm 1069, ông cầm quân đi đánh Champa. Lần này vua Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong tiến vào đánh phá kinh thành. Quốc vương Champa bị bắt đưa về Thăng Long, đã xin dâng đất để chuộc tội, gồm ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (nay là địa phận Quảng Bình và bắc Quảng Trị). Sau khi toàn thắng, giữ yên được biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc tháo phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ít lâu sau ông lại được thăng chức Thái úy, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (là chức quan thứ hai trong triều), đứng sau chức Thái sư lúc ấy là do Lý Đạo Thành đảm nhiệm. Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược. Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tược hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Đứng trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống. Với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua. Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng. Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng. Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: "bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ"? (Việt sử tiêu án). Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ. Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống. Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa. Ông bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng. Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước. Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, tập kết trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó triển khai các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt. Một lần, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy. Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng. Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Truơng Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này. Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan". Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài "thơ thần"đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười. Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt. Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống. Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên. Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh. Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc. Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi. Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân. Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi. Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn. Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau: "Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả". Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc.
Nguyễn Thị DinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
18/08/198690/7 Nguyễn Duy Dương -F9- Q5GIáo viên trường THPT Nguyễn VănLinh -F7-Q80984000986thuydinhnguyen.86@gmail.com
* CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.a * ĐỀ CÂU HỎI MỞ CÂU 3:Ông/bà hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyềnlịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. BÀI LÀM Có thể thấy trong những năm gần đây chất lượng học môn lịch ngày càng xuống thấp đến mức báo động. Tình trạng hiểu biết lịch sử nước nhà đang là vấn đề đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân: chúng ta luôn nói rằng "dân ta phải biết sử ta" giống như lời Bác dạy nhưng có một thực tế là lịch sử luôn bị coi nhẹ trong trường học và xã hội. Trong trường học môn lịch sử luôn bị coi như một môn học phụ, không cần thiết, 1 tuần chỉ được học khoảng 1,5 tiết...trong xã hội cũng tương tự bởi những người học lịch sử rất khó kiếm việc làm...vậy chúng ta phải làm thế nào để lịch sử được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân vẫn là một câu hỏi khó. - Đầu tiên chúng ta cần phải thay đổi ngay nhận thức còn lệch lạc, sai lầm rằng: lịch sử chỉ là môn học phụ trong nhà trường. Bởi vì đó chính là mầm mống dẫn đến cái nhìn lệch lạc trong xã hội. Học sinh chính là những thế hệ tương lai trong xã hội, vậy tại sao chúng ta không làm cho môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn trong trường học? Tại sao ta không lồng ghép những câu chuyện thú vị về các nhân vật lịch sử nổi tiếng vào SGK, thay đổi phương pháp dạy học,... - Thứ hai: Một điều thật đau lòng đó là một đứa trẻ Việt Nam khi được hỏi ai là người xây Vạn Lí Trường Thành thì lại biết ngay đó là Tần Thủy Hoàng, hay nhân vật Tào Tháo, Trương Phi...của Trung Quốc, nhân vật Ju Mông..của Hàn Quốc. Điều đó chúng biết được là do đâu? Đó chính là những đóng góp rất lớn từ phim ảnh. Một điều dễ hiểu là nếu chúng ta cùng nói về một vấn đề thì nếu như có hình ảnh minh họa sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ nói không. Hiện nay khi công nghệ thông tin bùng nổ thì việc tuyên truyền thông qua truyên hình, internet là những cách rất có hiệu quả. Trung Quốc là một nước đã rất thành công khi tái hiên lịch sử thông qua những bộ phim lịch sử nổi tiếng:Tần Thủy Hoàng, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... Việt Nam là một quốc gia có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm từ thời lâp nước đến nay. Trải qua bao đời đã có rất nhiều anh hùng nổi tiếng với những chiến công hiển hách: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi...đây quả thật là một vùng đất màu mỡ để tái hiện lịch sử thông qua những bộ phim truyền hình. Những năm gần đây chúng ta đã xây dựng được một số phim lịch sử: Huyền sử thiên đô, Về đất Thăng Long...đã tái hiện được phần nào lịch sử nước nhà và được công chúng đón nhận. Tuy nhiên với sự non trẻ trong ngành công nghiệp giải trí, chúng ta còn thiều nhiều kinh nghiệm, kinh phí đầu tư...điều đó cần được quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước. Mong rằng trong tương lai, lịch sử nước nhà sẽ được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đúng như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:"dân ta phải biết sử ta".
Nguyễn Thị Phương ThảoDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981Bảo hiểm xã hội Quận 8Bảo hiểm xã hội Quận 822195013thunqdq8@yahoo.com.vn
I.Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: D Câu 10: D Câu 11: B Câu 12:C Câu 13:B Câu 14:C Câu 15:A II. Câu hỏi tư luận: Ông/bà hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà anh chị mến phục hoặc yêu thích, nêu sự ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập được từ nhân vật lịch sử đó. Tô Hiến Thành quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý. Là bậc trung thần, Tô Hiến Thành đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước. Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị. Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bầy vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa có vui gì đâu”. Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi: “Khi ông chết ai là người đáng thay ông?”. Tô Hiến Thành không do dự mà trả lời người đáng thay ông là Trần Trung Tá, Thái hậu thắc mắc nói là Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử? Ông trả lời, Thái hậu hỏi là người thay thế tôi chứ không hỏi là người hầu hạ nên chỉ có Trần Trung Tá là người có thể thay ông được. Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại. Người đạo đức, yêu nước bao giờ cũng đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích cá nhân của mình, lại càng không vì tình cảm riêng tư hay thân bằng quyến thuộc mà đề cử, sử dụng người không đúng với trình độ khả năng chuyên môn của người đó. Thế mà mấy ai đã làm được như thế. Do đó, việc đánh giá và sử dụng nhân tài bất cứ ở triều đại nào, thời đại nào cũng phải được công tâm, dựa trên cơ sở tài và đức của người đó. Như trong thời đại của chúng ta, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thì yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lí, hiệu quả. Với Bác, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ với lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ, mà không xây được cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu biết công việc của mình, biết quản lí Nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng thì mới có thể làm tốt được.
Lê Thị Hồng NgọcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8Bảo Hiểm Xã Hội Quận 80934194125
Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Cảm nghĩ về nhân vật Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ (1194-1264), là thái sư đầu triều và người có công sáng lập triều Trần. Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Bên cạnh đó, Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa. Vợ Trần Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi đi ngang qua cung cấm thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: "...Mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh nhờn như vậy!" Trần Thủ Độ tức giận sai bắt người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trình bày nguyên do thì ông cười và nói: "Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", sau đó ban thưởng cho người này. Lại có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, vào gặp Thái Tông tâu rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói.”. Rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy. Trần Thủ Độ tuy không đỗ đạt khoa cử nhưng mưu lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà Lý mà là quyền thần của ngay nhà Trần. Ông giúp nhà Trần bình phục được giặc giã trong nước, làm cho Đại Việt bấy giờ được cường thịnh trở lại sau hồi suy yếu cuối thời Lý, đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được với Mông Cổ. Trần Thủ Độ là người không chỉ có mưu lược trong việc dựng nước và giữ nước mà còn là người có đầu óc tổ chức, phát triển kinh tế. Các tư liệu lịch sử về việc đổi mới kinh tế thời Trần (khi Trần Thủ Độ còn sống) không có nhiều, nhưng qua các tài liệu hiện còn lưu giữ, ta có thể thấy rằng khi thực sự nắm quyền điều hành đất nước, Trần Thủ Độ và vương triều Trần đã nhận thấy sự yếu kém về kinh tế của nhà nước Đại Việt dưới thời Lý Huệ Tông. Vì thế, ông đã cho phép chuyển công hữu thành tư hữu. Không chỉ bán ruộng cho những người nông dân không tấc đất cắm dùi mà ông còn củng cố đê điều, đắp đê ngăn nước mặn, đào sông khai thông đường thủy, bộ. Ông còn cho đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để giữ nước lụt khỏi tràn ngập. Chỗ đắp thì đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Qua các tài liệu lịch sử, các công trình thủy lợi dẫn nước, tiêu nước sản xuất nông nghiệp ở thời nhà Trần phát triển rất cao. Trần Thủ Độ huy động không chỉ sức dân mà còn lệnh cho binh lính tham gia làm thủy lợi. Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người. Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc "khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc"... vua bèn thôi". Phải chăng, Trần Thủ Độ đã sớm nhìn ra tính cách hai mặt của anh trai mình? Sự cố sau này là An Quốc đã cùng với vợ (tương truyền là một công chúa nhà Lý) nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hưng, Vụ Bản, Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán theo ý chí của mình, ít để cho người khác sai khiến. Ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán. Khi giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ "Đầu thần chưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả". Ông ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hưng Đạo (lúc đó còn trẻ) ra trận. Ngay chính cả vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng... cũng đều ra trận đánh giặc. Trần Thủ Độ là nhà chính trị, kinh tế, quân sự toàn tài. Ông quả là một công thần hiếm có của vương triều Trần và là một người anh hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với nhà nước Đại Việt.
Nguyễn Hồng Hạnh Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197261/16 Thạch Lam, P.Hiệp tân , Q.Tân PhúBảo Hiểm Xã Hội Quận 89731386 thunqdq8@yahoo.com.vn
Họ và tên: Nguyễn Hồng Hạnh Đơn vị: Bảo hiểm xã hội quận 8 BÀI HộI THI “ DÂN TA PHảI BIếT Sử TA” * Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A • Câu hỏi mở : Ông/bà hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Để việc tiếp thu kiến thức lịch sử một cách dễ nhớ tôi nghĩ cần có phương pháp giảng dạy hợp lý. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà ngành giáo dục nước ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Kiến thức lịch sử là một hành trang rất cần thiết cho cuộc sống không thua kém các kiến thức khác như : Văn, toán, lý, hoá, ngoại ngữ,… và hơn thế nữa hiểu biết cặn kẽ về lịch sử nước ta về những Anh Hùng của dân tộc ta có thể hãnh diện với bạn bè năm Châu về lịch sử hào hùng này. Để thực hiện được các điều trên theo tôi cần phải thực hiện các vấn đề sau: - Đổi mới phương pháp dạy- học lịch sử hiện nay là kết hợp với các hình ảnh sinh động bằng kênh hình như máy chiếu, phim ảnh tư liệu, các tranh ảnh lịch sử sinh động giúp các thích thú môn lịch sử sẽ tiếp thu tốt hơn. - Tập cho các em học nhóm tìm hiểu về một nhân vật lịch sử đang học trong chương trình và có thể dựng thành vở kịch ngắn lồng ghép vào những lần thi phong trào của trường có khen thưởng, tuyên dương những nhóm làm tốt. - Giáo viên không những đơn thuần dạy kiến thức lịch sử mà phải cho các em hiểu rằng kiến thức lịch sử rất quan trọng trong cuộc sống từ đó các em sẽ yêu thích môn học này. Hơn thế nữa môn lịch sử cần đưa vào là môn chính trong các kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp cuối cấp, đại học. - Cần có giáo viên môn lịch sử từ cấp tiểu học tránh tình trạng hiện nay giáo viên tiểu học dạy rất nhiều môn không có thời gian tìm hiểu sâu về môn lịch sử, hiện nay thường giáo viên tiểu học chỉ chú tâm vào môn toán, tiếng việt dẫn đến việc giảng dạy chưa chuyên sâu thiếu sức hấp dẫn. Ngoài việc giảng dạy ở trường nếu có điều kiện sự trao đổi kiến thức lịch sử giữa phụ huynh và các em sẽ hung đúc cho các em ý thức học môn lịch sử. Từ sự phân tích trên, tôi cho rằng để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử cần có sự kết hợp từ nhiều phía từ bản thân học sinh, gia đình, giáo viên , xã hội,.. nhưng quan trọng nhất vẫn là ngành giáo dục phải nghiên cứu nế cần có thể học hỏi từ các nước bạn để đưa ra một thống nhất chung cho cách giảng dạy môn học lịch sử.
Nguyễn Thị Nhung Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197797/2 Hồng Lạc, P10, Tân Bình Bảo Hiểm Xã Hội Quận 838500750thunqdq8@yahoo.com.vn
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc ở thời Hậu Lê. Ông được người cha Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp theo khuôn khổ Nho giáo. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Năm 1407, đất nước ta rơi vào sự cai trị của nhà Minh, cha ông bị bắt sang Trung Quốc. Có sách sử kể lại rằng, ông đi theo cha tỏ ý muốn hầu hạ nhưng cha ông không đồng ý, bảo ông trở về giúp nước. Ông đã theo lời cha, gạt nước mắt quay trở về. Đây chính là sự hiếu nghĩa của ông. Khi giã biệt cha trở về, Nguyễn Trãi trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm đi khắp nơi đằng đẳng 10 năm trời, ông chứng kiến bao cảnh hãi hùng, thê lương mà quân Minh áp đảo đầy đọa nhân dân, bao nhiêu đền đài miếu mạo bị phá hủy, bao nhiêu sách vở văn hóa bị đốt sạch. Bên cạnh đó, ông đi khắp nơi tìm hiểu tình hình địch, phân tích tâm lý từng tên quan Minh cai trị, tìm hiểu từng nhóm kháng chiến, cơ sở cũng như các cấp lãnh đạo kháng Minh để biết rõ ưu và khuyết điểm của ta và địch. Cuối cùng ông đúc kết nên tập "Bình Ngô Sách". Năm 1418, Lê Lợi phát cờ khởi nghĩa lãnh đạo nhận dân chống lại ách độ của nhà Minh. Nguyễn Trãi ra mắt Lê Lợi, Ông đã trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách; người mà ông tin tưởng có thể thực hiện được. Trong đó, Ông đã đề ra chính sách vừa tâm lý vừa quân sự, khi cương khi nhu, tùy nơi tùy lúc. Trên cơ sở đó, Ông đã vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng. Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân. Từ đó, Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Ông luôn luôn hành động sáng tạo để đưa nghĩa quân từ thế yếu thành thế mạnh, từ hoàn cảnh hiểm nghèo ra thế xung kích địch. Khi kháng chiến đă thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đă viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân: - Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc. Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trăi) Với Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành. Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng. Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc, ngày nay được gọi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. - Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm. - Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.
Phạm Ngọc Đan Thương Dùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1978153/7 Lê Hòang Phái, P17, Q Gò Vấp Bảo Hiểm Xã Hội Quận 838500750thunqdq8@yahoo.com.vn
Họ và tên: Phạm Ngọc Đan Thương Đơn vị: Bảo hiểm xã hội quận 8 BÀI HộI THI “ DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA” * Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Câu hỏi mở : Ý tưởng cải tiến phương pháp giảng dạy môn lịch sử Hiện nay, các môn học lịch sử tại các trường phổ thông cơ sở không tạo được hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu môn học này. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết về truyền thống lịch sử cha ông hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau. Đây là một điểm yếu cần được khắc phục. Ý tưởng 1. Sắp xếp thời gian biểu cho môn học lịch sử của 1 khóa trùng thời gian. Tổ chức cho các em đi đến các khu di tích lịch sử để có thể ngồi học tại đó. 2. Kết hợp các bài giảng lịch sử với các hoạt động tham quan du lịch tại các địa điểm văn hóa lịch sử đã xếp hạng tại địa phương và khu vực lân cận trường học đó. 3. Kết hợp các bài giảng lịch sử, tổ chức các cuộc thi hết khóa hoặc học kỳ tại các khu di tích lịch sử thông qua các cuộc thi về khu vực di tích lịch sử đó. Ưu nhược điểm của ý tưởng Ưu điểm của phương pháp này gồm: • Tăng khả năng tiếp thu lịch sử qua những câu truyện cụ thể tại khu vực đó cho học sinh. Đó là cách học trực quan sinh động, phù hợp với lứa tuổi đang ham chơi của học sinh tại cấp học này. • Nâng cao tình yêu quê hương đất nước tại nơi mà các học sinh đang sống và học tập. • Nâng cao ý thức giữ gìn các bộ mặt của nền văn hóa và các khu vực di tích lịch sử. • Nâng cao ý thức của học sinh trong giữ gìn và kích thích khả năng tìm hiểu lịch sử quê hương và lòng tự tôn dân tộc. • Tác động tích cực tới các hoạt động phát triển du lịch tại địa phương đó. • Nâng cao được tính chuyên môn trong quá trình đào tạo và giảng dạy của giáo viên. (lý thuyết gắn liền với thực tế) • Thông qua các buổi giảng dạy này thì có thể có rất nhiều các trẻ em ở địa phương đó cũng được nghe về lịch sử tại vùng đó hay nói cách khác là có thể phổ cập bài học lịch sử cho cả người dân địa phương để nâng cao kiến thức về khu vực họ đang sống nhằm giáo dục ý thức của người dân đối với khu di tích lịch sử. Nhược điểm của phương pháp này gồm: • Đòi hỏi phải có tổ chức được thời gian một cách hợp lý. (Cách giải quyết: Dựa theo lịch sắp xếp của trường và tổ chuyên môn, như vậy có thể sắp xếp được). • Đòi hỏi phải có người đứng ra tổ chức các hoạt động này một cách chuyên nghiệp (Cách giải quyết: có thể kết hợp với các công ty du lịch nào đó tại địa phương) • Kinh phí thực hiện (Cách giải quyết: Có thể kêu gọi sự ủng hộ của các công ty du lịch địa phương, các doanh nghiệp,sự ủng hộ của khu di tích lịch sử hoặc kinh phí của trường hay sự hỗ trợ từ phía gia đình học sinh). • Các giáo viên dạy sử phải thực sự nắm được công việc thực tế tương đương với một hướng dẫn viên du lịch về lịch sử nhưng mức độ hiểu biết phải cao hơn. (Đề nghị có sự hỗ trợ và liên kết của các công ty du lịch)
Huỳnh Thị SựDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1983Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8, Tp.HCMVăn phòng UBND Quận 8 (Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM)0907551183nhombanthandonal@yahoo.com
Phần trắc nghiệm: 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2: Hiến kế để việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Lịch sử là một trong những môn học “khó nuốt” nhất đối với thế hệ trẻ bây giờ. Vậy thì làm thế nào để môn học này trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn trong mắt học sinh trên toàn quốc?. Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm trong nhiều năm qua. Đặc biệt là Bộ Giáo dục và những người trực tiếp giảng dạy môn học này. Có lẽ, hầu hết học sinh đều coi Sử là môn học khô khan, khó thuộc nhất trong số tất cả các môn học. Nhưng đâu phải vì thế mà chúng ta có thể lơ là môn học này. Nếu một ngày nào đó có một du nước ngoài muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và muốn mình kể cho họ nghe về lịch sử, về những vị anh hùng dân tộc thì chúng ta sẽ làm gì khi kiến thức về lịch sử của mình rỗng tuếch, có phải mình cảm thấy lúng túng và xấu hổ vô cùng khi chính bản thân mình cũng không biết một chút nào về lịch sử của dân tộc? Thật đáng sợ khi tâm lý chung của giới trẻ hiện nay rất ngại đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách lịch sử với nội dung không mấy hấp dẫn, thêm vào đó là rất nhiều mốc thời gian khiến các bạn không sao có thể nhớ hết, chính vì lý do đó mà giới trẻ ngày càng xa rời với lịch sử và tiếp cận gần hơn với sự phát triển vượt bậc của xã hội. Từ thực tế chứng minh, mỗi năm cứ đến kỳ thi tốt nghiệp, chúng ta lại phải đau lòng khi chứng kiến không ít bài thi môn lịch sử của các em chỉ đạt điểm một, hai, thậm chí những bài thi đại học khối C không đạt điểm nào. Vậy mà bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử không kiếm được việc làm, đây mới là cái họa khôn lường. Vậy làm cách nào để các em thêm yêu thích và tiếp thu môn Lịch sử dễ dàng hơn? Đó là nỗi băn khoăn nhức nhối hiện nay. Vậy thì, ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và hãy hiến kế làm sao để thế hệ mai sau cảm thấy hứng thú yêu thích môn lịch sử hơn. Ví như câu nói của Bác Hồ. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Với cách giảng dạy và học truyền thống như từ trước đến nay là “nghiền ngẫm suốt ngày” khiến học sinh cảm thất mệt mỏi nên thay vào đó là thuyết giảng và thảo luận để học sinh được bộc lộ khả năng tự tìm tòi, tự khám phá, tự đánh giá, nhận xét và rút ra bài học từ việc học tập lịch sử. Để từ đó cảm nhận lịch sử thật sự gắn liền với cuộc sống, để các em thật sự có cảm xúc với lịch sử. Từ đó việc học tập lịch sử càng trở nên dễ tiếp thu hơn. Cũng có thể kết hợp sự kiện sách giáo khoa với một câu chuyện về sự kiện đó hay một nhân vật lịch sử; ví dụ khi phản ánh về Triều Nguyễn giáo viên có thể thêm vào các câu ca dao, tục ngữ, các tác phẩm văn học thời kỳ đã phản ánh về xã hội cuối Triều Nguyễn chẳng hạn. “Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Học như vậy làm cho không khí thỏa mái, học sinh dễ nhớ, tiết học với sự tiếp thu của học sinh được hiệu quả. Hay nói về thời kỳ nhân dân ta kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ có trận đánh nổi tiếng của nguyên soái Nguyễn Trung Trực. Qua đây ta có thể kể cho học sinh nghe về nhân vật này giúp học sinh ghi nhớ về nhân vật này qua câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Kết hợp thuyết giảng với cách giảng dạy hiện đại là giáo án điện tử trên máy chiếu. Qua đó ta có thể đưa vào tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, sự kiện lịch sử một cách rất sống động và thật như ta được trực tiếp chứng kiến thời kỳ gian khổ đó vậy. Vừa học, vừa hình dung về “quá khứ lịch sử” được thể hiện trên màn hình máy chiếu đó là cách gây ấn tượng dễ nhớ nhất, là hình thức kết hợp nghe nhìn. Cùng với đó có thể dùng trực quan như sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh trên giấy khổ lớn, hoặc phác họa bài giảng theo sơ đồ lên bảng, từ đó giúp học sinh nắm bài một cách xúc tích và dễ ghi nhớ điểm nào là quan trọng. Những sự kiện trong sách giáo khoa có thể kết hợp để đưa ra các dạng câu hỏi cho học sinh ngồi theo tổ, nhóm để thảo luận, cho học sinh chơi các trò chơi liên quan đến lịch sử, để các em tự động tích cực khám phá và chủ động đón nhận kiến thức, những lần thảo luận, ít nhiều đã giúp các em chủ động trang bị ít kiến thức cho mình thật tốt để bước vào lớp Ngoài ra, còn phải có biện pháp khen, chê, thưởng, phạt kịp thời để học sinh tích cực hơn. Nên giảng dạy đi đôi với thực tế lịch sử, tổ chức tham quan bảo tàng, nơi có chứng tích lịch sử như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho học sinh đi dã ngoại địa đạo của chi, hoạt động nơi bảo tồn lịch sử ... Mỗi tỉnh thành, địa phương ở nước ta, hầu hết điều có các di tích lịch sử điển hình như ở Kiên Giang có nhà tù Côn Đảo – Phú Quốc, nơi đó tái hiện sự chiến đấu, hy sinh gan dạ của lớp lớp thế hệ cha anh, những trận đòn tra tấn dã man của bọn thực dân, nhìn những hình ảnh bị tra tấn dã man như vậy mà các anh vẫn giữ trọn lời thề cùng non nước có như vậy mới thấu hiểu được rằng biết bao đau thương gian khổ mà cha ông đã dành lại sự bình yên cho mình ngày hôm nay, ở Quảng Ngãi thì có Chứng tích Sơn Mỹ, nơi thảm sát hơn năm trăm người dân vô tội vào một buổi sáng của bọn Mỹ Lai, rồi có Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, đến đó ta mới hiểu được sự hy sinh cao cả của người con gái Hà Thành phải rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ, gia đình và người thân theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc lên đường vào Nam để chăm sóc cho thương bệnh binh, khi chiến trường Miền nam thời đó thật khốc liệt, bao nhiêu thiếu thốn về dụng cụ y tế vậy mà người con gái tuổi hai sáu, hai bảy ấy đã vượt qua số phận vận dụng hết những gì có thể để cứu chữa lành vết thương bôm đạn, động viên tinh thần để các anh yên lòng chiến đấu, bảo vệ đất nước…Không ai khỏi chạnh lòng khi hiểu và chứng kiến những điều thực tế ấy đã từng xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, thử hỏi làm sao chúng ta thờ ơ với việc học, thờ ơ với lịch sử, với bao mất mác, hy sinh mà cha ông ta đã đổi lấy để dành sự bình yên ngày hôm nay? Đó có phải đã giúp các em hiểu hơn về lịch sử về quy luật phát triển của xã hội, về vai trò của bản thân phải có trách nhiệm với đất nước hàng nghìn năm văn hiến. Thêm vào đó nên đưa môn lịch sử làm môn thi tốt nghiệp cấp hàng năm, vì vốn dĩ môn học này rất nhiều sự kiện và “khô” theo cách hiểu của một số người, nếu cứ năm thi năm không thi thì học sinh dễ rất thụ động đối phó với việc học môn lịch sử. Mà chúng ta thừa biết yêu lịch sử dân tộc chính là yêu nước và vận mệnh dân tộc thì luôn do thế hệ trẻ quyết định, nên việc để học sinh hiểu về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới để giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước là vô cùng cần thiết. Việc phải thi tốt nghiệp hàng năm sẽ giúp học sinh có tâm lý chủ động việc học tập nắm vững kiến thức. Đội ngũ giáo viên, giáo dục phải không ngừng nổ lực để hoàn thiện môn dạy này thật tốt. Nhà nước ta nên có chính sách đối với đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp “truyền lửa” tiếp sức lịch sử Việt Nam cho lớp lớp thế hệ trẻ, mầm móng tương lai cho đất nước, để đội ngũ giáo viên an tâm công tác nơi bục giảng. Nếu chúng ta đồng tâm, đồng sức thực hiện được những điều ấy, tôi tin rằng lịch sử sẽ thuộc nằm lòng trong mỗi người dân đất Việt chúng ta. Hãy luôn coi trọng việc học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người./.
Cổ Hoàng ThịnhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
197462L/16 Nguyên Hồng, Phường 11, Quận 81118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 862607899 - 0932008399thinhch09@yahoo.com.vn
Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Câu hỏi mở: Bài học từ nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi mà bản thân cảm nhận được. Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn 4.000 năm dựng nước, giữ nước đã có biết bao thế hệ sinh ra và lớn lên trong khói lửa của giặc ngoại xâm. Như Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Từ Triệu Đinh Lý Trần xây nền độc lập Cùng Hán ĐườngTống Nguyên hùng cứ một phương Dẫu cường nhược có lúc khác nhau Nhưng hào kiệt thời nào cũng có Từ trong nỗi căm hờn và mong muốn đấu tranh giải phóng dân tộc đã sản sinh ra biết bao nhiêu vị anh hùng hào kiệt của dân tộc: thời kỳ Bắc thuộc có Bà Trưng, Bà Triệu; đời Lý có Lý thường Kiệt; đời Trần có Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão; đời Đinh có Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn; đời Lê có Lê Lợi, Nguyễn Trãi; thời Trịnh Nguyễn phân tranh có vị anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ”… Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là con thứ ba của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông Nguyễn Phi Khanh là một nho sinh nhà nghèo học giỏi. Sử sách kể rằng Trần Nguyên Đán thấy Nguyễn Ứng Long học giỏi nên yêu mến mời làm thầy dạy học cho cô con gái. Hai thầy trò yêu nhau bà Thái có thai ngoài vòng lễ giáo. Nguyễn Ứng Long bỏ trốn, quan tư đồ Trần Nguyên Đán cho người đi kiếm về để gả cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Khi lấy bà Thái xong, Nguyễn Ứng Long học tiếp thi đậu bảng nhãn, tức là đậu thứ nhì trong kỳ thi tiến sĩ. Bà Thái là người đàn bà đã được đọc sách thánh hiền từ thuở nhỏ. Cha bà là Trần Nguyên Đán là dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông. Mang trong mình truyền thống thông minh xuất chúng Nguyễn Trãi đậu tiến sĩ năm 21 tuổi dười triều Hồ Hán Thương. Ông làm đến chức Ngự sử đài chính chưởng cho đến khi nhà Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, Nguyễn Phi Khanh bị bắt, khi chia tay ở Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi phải về lại Thăng Long để lo việc báo thù cho cha và tìm cơ hội giúp nước, lúc đó Nguyễn Trãi mới có 27 tuổi. Trở về Thăng Long, Nguyễn Trãi nhìn đất nước hoang tàn, dòng người ly tán không khỏi cảm thấy đau thương. Trương Phụ, Mộc Thạnh cùng 800 ngàn quân Minh đã vào Thăng Long và đóng quân ở khắp miền đất nước. Một số lớn nhân sự cấp cao của triều đình Hồ Quý Ly bị bắt về Kim Lăng (kinh đô của nhà Minh), số nhân sự còn lại thì người hàng giặc, kẻ đi khởi nghĩa. Từ khi Nguyễn Trãi chia tay với cha ở Ải Nam Quan năm 1407 đến khi ông tìm đến Lê Lợi năm 1416 là 10 năm. Đó là 10 năm mà người sau nghĩ rằng Nguyễn Trãi đã nằm yên, không tơ tưởng đến thời thế. Liệu rằng sự im lặng của ông có bị cho là thiếu tinh thần cho sự nghiệp “phù Trần” không? Và chúng ta nghĩ gì khi Nguyễn Trãi cùng với người anh em con cô cậu là Trần Nguyên Hãn tìm đến người nông dân Lê Lợi ở Lam Sơn năm 1416? Thật ra, Nguyễn Trãi là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên của đầu thế kỷ 15 phải chứng kiến sự phá sản của triều đại nhà Trần với những di sản lịch sử to lớn. Nguyễn Trãi, giống như tuổi trẻ chúng ta ngày hôm nay, đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Nguyễn Trãi đã đi tìm con đường cho riêng mình trong cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm và Ông đã thành công. Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi năm ông đã 36 tuổi và Lê Lợi 31 tuổi. Phải chăng ông chọn Lê Lợi vì Lê Lợi là hình ảnh của một thế hệ mới. Nhưng sự việc quan trọng hơn là Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi để dâng Bình Ngô Sách. 10 năm từ khi chia tay với cha ở Ải Nam Quan, Nguyễn Trãi đã dành thời gian dài để suy nghĩ về một chiến lược mới để cứu nước. Bình Ngô Sách là kết tinh của những suy nghĩ của Nguyễn Trãi. Ngày nay Bình Ngô Sách đã thất lạc. Nhưng qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo chúng ta có thể thấy ngay được sách lược của cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Sách lược chính yếu của Bình Ngô Sách là Mưu Phạt và Tâm Công. Đánh bằng mưu lược và đánh vào lòng dân, đó là ý nghĩa của cuộc chiến tranh nhân nghĩa. Ông xây dựng quan điểm đúng đắn về chiến tranh chính nghĩa để đương đầu lại với cuộc chiến tranh giả nhân nghĩa với khẩu hiệu “diệt Hồ phù Trần” bịp bợm của nhà Minh. Ông dùng chiến tranh tâm lý chính đạo để đối phó chiến tranh tâm lý tà đạo của quân xâm lược. Chính vì thế trong phần mở đầu của Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi khẳng định giá trị truyền thống lâu đời của văn hoá phương nam: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác”. Đồng thời, Nguyễn Trãi đã bổ xung ý niệm nhân nghĩa của Nho giáo bằng cách đưa ý niệm này vào thực tế chính trị thời đó. Theo ông, đối tượng của chính trị là nhân dân, chứ không phải là huyết thống hay dòng họ. Vai trò của chế độ cầm quyền là làm sao cho nhân dân sống an cư lạc nghiệp. Do đó, nhân nghĩa không nằm ở khẩu hiệu, ở tuyên truyền. Nó nằm ở chỗ khi thực hiện cái mà ngưòi ta gọi là điều nhân nghĩa đó, có làm cho nhân dân được hạnh phúc ấm no hay không. Ông đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc những người lãnh đạo ưa nói điều nhân nghĩa phải chứng minh được khả năng đem lại cơm no áo ấm cho nguời dân một cách cụ thể. Cái cụ thể đó ngày nay được gọi là đời sống của người dân và những chỉ số phát triển kinh tế của quốc gia. Và nếu phát động một cuộc chiến tranh nhân nghĩa thì mục đích của nó là để tiêu diệt bạo quyền, chứ không phải để xây dựng một chế độ cường bạo hơn, độc ác hơn. Khi một chế độ mới độc ác hơn đưọc thiết lập để thay thế chế độ cũ, thì ngay lập tức mọi khẩu hiệu nhân nghĩa trong cuộc chiến đều mất giá trị, và cuộc chiến tranh đó trở nên phi nghĩa. Do đó, nhân danh “phù Trần” hay bất cứ một lý tưởng nào để thay đổi văn hoá dân tộc, để bóc bột nhân dân, làm cho nhân dân cùng khổ một điều bất nghĩa, là một tội ác. Ông đã đưa những suy nghĩ và quan điểm này vào trong Bình Ngô Đại Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Nhưng tại sao Nguyễn Trãi không dâng Bình Ngô Sách cho Trùng Quang Đế mà phải tìm đến con người vô danh Lê Lợi ở núi Lam Sơn? Có lẽ Nguyễn Trãi thấy được nhà Trần đã suy vong, mà thật ra theo ngôn ngữ của dân gian thì vận số của nhà Trần đã tận. Phù Trần không còn là lý tưởng và là khẩu hiệu để giải quyết việc cứu nước. Cứu nước không hẳn đồng nghĩa với phù Trần, mặc dù Nguyễn Trãi là hậu duệ của nhà Trần, nhưng với Ông khẩu hiệu “yêu nước là yêu nhà Trần” không còn đúng nữa. Nguyễn Trãi đã giải quyết tâm lý của một thanh niên trước cái bế tắc của đất nước một cách rất hài hoà. Đó là cắt đứt cho được cái suy nghĩ trung quân, cần vương trong công cuộc cứu đất nước. Ông đã bước ra khỏi suy nghĩ trung quân của thời kỳ phong kiến để nhìn về phía tương lai của dân tộc. Một triều đại đã chết không thể làm nó sống dậy và càng không thể coi nó là cứu cánh của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Trãi coi sự sống còn của dân tộc quan trọng hơn sự tồn vong của một triều đại. Ông tách dân tộc ra khỏi chế độ, Ông phủ nhận quan niệm “yêu nước là yêu nhà Trần”. Chính điều này đã đánh dấu sự trưởng thành về một ý thức mới cho dân tộc. Từ những suy nghĩ trên, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, hai hậu duệ chính thống của nhà Trần, đi tìm con đường mới. Đó là con đường vào Lam Sơn, vì chỉ có Lam Sơn mới làm cho đất nước hồi sinh. Nguyễn Trãi đã bước một bước xa hơn, Ông kiên định với suy nghĩ mới về lòng yêu nước với tinh thần yêu nước thực tế. Nguyễn Trãi đã hài hoà giữa tình cảm yêu nước và lý trí, Ông là người hiểu rất rõ ý nghĩa của thời và thế. Mà thật ra thời cũng chính là xu thế lịch sử, thuận theo xu thế lịch sử là thuận với thời, phản xu thế lịch sử là nghịch lại với thời. Nguyễn Trãi đã có một tầm nhìn thấu vào tương lai để xác định lập trường của mình. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến tìm Lê Lợi hai lần. Lần đầu gặp ngày giỗ, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi vừa cắt thịt vừa ăn, ông thất vọng trở về. Lần thứ nhì ông thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư ông mới vào ra mắt. Có lẽ lần đầu Nguyễn Trãi thấy được con người thật rất tầm thường của Lê Lợi, một hào trưởng đã lột bỏ hết tất cả những hào quang và huyền thoại. Khi Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi lần thứ hai, ông thấy rõ Lê Lợi là con người của binh thư, của đất nước. Ông thấy được Lê Lợi là con người có ý chí rất rõ, biết học hỏi cầu tiến và biết tự rèn luyện bản thân. Ông đã đem con mắt của một nhà khoa bảng yêu nước để đánh giá một hào trưởng trong công cuộc khởi nghĩa cứu nước. Ông nhìn xuyên được con người Lê Lợi thông qua cái bề ngoài quê mùa thô lỗ của một nông dân, Ông thấy được những đức tính và khả năng lãnh đạo trong con người của Lê Lợi. Về sau có người trách Nguyễn Trãi không có con mắt nhìn xa để sau này bị hại đến bản thân và gia đình. Nhưng ở đây Nguyễn Trãi đi tìm con đường và con người cứu nước, chứ không phải đi tìm danh phận cho mình và dòng họ. Do đó, dù ông có tiên liệu được phận bạc của mình với nhà Lê, vì công cuộc cứu nước, ông vẫn dấn thân vào Lam Sơn. Đây là chính là cái vĩ đại trong con người của Nguyễn Trãi. Năm 1416, Nguyễn Trãi đã cùng 18 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau kết ước ăn thề ở Hội Thề Lũng Nhai. Ý nghĩa của hội thề là một sáng kiến tiêu biểu cho ý chí chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược và là một mô hình tổ chức chính trị với sự ràng buộc những người làm việc nước bằng quy ước đạo đức, đồng thời tăng cường tính lý tưởng, tính khai phóng và rộng lượng của người lãnh đạo khởi nghĩa, và người lãnh đạo đất nước trong tương lai. Biến cố Lũng Nhai, cũng như quan điểm về triều đại của Nguyễn Trãi như đã nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ý thức dân tộc của thế hệ mới. Nhiệm vụ cứu nước thoát khỏi cảnh giặc ngoại xâm không còn là độc quyền của một dòng họ, của triều đình, của giai cấp quí tộc, mà là của mọi người, từ kẻ khoa bảng đến nông dân vô danh. Qua đó, Hội Thề Lũng Nhai đã xác định được giá trị chính thống lịch sử của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tái tạo được đạo đức của tầng lớp lãnh đạo, xây dựng lại sức mạnh của cả dân tộc, để hình thành một triều đại mới và một nước Đại Việt mới. Ở mỗi thời kỳ suy vong của một chế độ, trong xã hội cũ đã chứa đựng cái tinh hoa mới của thời đại mới. Cái tinh hoa mới đó là giấc mơ về một đất nước sẽ được hồi sinh và sự trông ngóng của tầng lớp nhân dân vào một xã hội mới tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Đó là công tác quy tụ, xây dựng và phát triển cái tinh hoa mới ấy. Nhưng như thế thôi thì chưa đủ, ở đây đòi hỏi người chủ soái phải có một sáng kiến, một tầm nhìn lớn về con đường phục hưng dân tộc và kế hoạch xây dựng đất nước. Đó mới là nền tảng tư duy thời đại, nền tảng tư duy giúp người lãnh đạo phát hiện được xu thế lịch sử của dân tộc và của thế giới để làm định hướng cho sự phát triển cả dân tộc. Khởi nghĩa là thời điểm của công cuộc xoay đổi thời đại để mở ra thời kỳ xây dựng đất nước để làm cho dân tộc Đại Việt lớn lao hơn, để công tác bảo vệ bờ cõi bền vững hơn, để xây dựng một đất nước phát triển hơn, tốt đẹp hơn, phù hợp với quy luật phát triển, xu thế của lịch sử và đặc biệt là hợp với lòng dân hơn. Đó là ý nghĩa của cách mạng và cũng là thông điệp lịch sử mà Nguyễn Trãi đã gởi đến cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Nhà Xuất Bản Văn Hoá, Hà Nội năm 1997. - Nguyễn Trãi toàn tập, TT Nghiên Cứu Quốc Học, Nhà Xuất Bản Văn Học năm 2000. - Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ấn Bản Điện Tử.
Lê Tấn LựcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
19651118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 81118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 862607997 - 0909992907qtdchanhhung@yahoo.com.vn
Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, có rất nhiều tấm gương anh hùng dân tộc không tiếc máu xương sẵn sàng hy sinh thân mình để giành lại độc lập tự do cho đất nước, trong đó có anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Ông là một nhà quân sự, một nhà chính trị thiên tài, có rất nhiều cống hiến trong công cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trần Hưng Đạo là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1231 là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống nhà Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước. Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý (Hưng Long thứ 8), Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày ông mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ). Tấm gương sống, học tập và chiến đấu của người xưa nhất là tấm gương Hưng Đạo Vương đáng để chúng ta noi theo học tập. Học tập tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, học tập tấm gương hết lòng vì dân vì nước, không ham danh lợi mặt dù Ông có công to với đất nước nhưng Ông luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên, quên thù riêng lo nợ Nước, vì Ông biết rằng nội bộ không đoàn kết thì không chống được giặc ngoại xâm. Trước đây, ông tuy một là Quốc công tiết chế, Trần Quang Khải là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của cha Hưng Đạo Vương để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Hưng Đạo Vương tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống nhà Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Hưng Đạo Vương chưa bao giờ phong tước cho một người nào, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi. Mặt dù làm quan to, có đủ mọi quyền hành trong tay nhưng Hưng Đạo Vương vẫn một lòng giữ gìn trung nghĩa, không lạm dụng quyền hạn, khẳn khái hiên ngang sẳn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Tấm lòng yêu nước của Ông, đức tính khiêm tốn của Ông đáng để chúng ta kính trọng học hỏi. Học hỏi lòng yêu nước, học hỏi đức tính chí công vô tư, học hỏi tầm nhìn chiến lược của một anh hùng dân tộc biết lấy dân làm gốc “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc ”, một lòng lo cho dân cho nước, luôn trọng hiền tài, đào tạo kẻ sỹ cho đất nước. Hưng Đạo Vương từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ để dạy các tỳ tướng. Học tập tấm gương người xưa nhìn lại thế hệ chúng ta ngày nay sống trong hoàn cảnh mới của đất nước, một vấn đề đã và đang được đặt ra là: Cùng với sự tuyệt đối trung thành với lý tưởng và đường lối của Đảng lực lượng đảng viên trẻ phải thường xuyên trao dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng gia tăng, kinh tế tri thức đã hình thành và đang phát triển nhanh chóng, đây là lúc rất cần những đảng viên trẻ đầy sức sống có năng lực để tu dưỡng, rèn luyện thành nguồn nhân lực chất lượng cao mà đất nước đang trông đợi. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng như Bác Hồ đã dạy, trước hết là lòng trung thành với đất nước với nhân dân, người đảng viên còn trung thành với tổ chức, với lý tưởng của Đảng, đó cũng chính là lòng trung thành với đường lối đổi mới và hội nhập, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày xưa chúng ta tự hào về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta, tự hào về những anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương, ngày nay chúng ta tự hào về Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành tuyệt đối với quyền lợi của nhân dân, dẫn dắt dân tộc ta vượt qua vô vàng gian nan thử thách giành được độc lập dân tộc và vững vàng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác dạy./. Miếu thờ Hưng Đạo Vương tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Lê Phương TrúcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981103K4/18 Nguyễn Duy, Phường 14, Quận 8, tp HCMUBND Phường 14 Quận 801692.007.167trucmai260281@yahoo.com.vn
I - Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: D, Câu 2: D, Câu 3: B, Câu 4: B, Câu 5: A. Câu 6: C, Câu 7: A, Câu 8: A, Câu 9: C, Câu 10: D, Câu 11: B, Câu 12: C, Câu 13: B, Câu 14: C, Câu 15: A. II - Phần câu hỏi mở: Nguyễn Trãi – Một tài năng quân sự lỗi lạc, một cây đại thụ của văn học Việt Nam, một tấm lòng ái quốc đến trọn đời. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, ông sinh năm 1380 tại làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương, sau dời về làng Nhị Khê, Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Ông là con của cụ Nguyễn Phi Khanh và cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 6 tuổi, mẹ ông mất, ông về ở với ông ngoại tại Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Năm 10 tuổi thì quan Tư đồ mất, nên ông về ở với cha tại làng Nhị Khê, Thường Tín thuộc tình Hà Đông. Ông thi đỗ Thái học sinh dưới triều nhà Hồ năm 20 tuổi ( tức năm 1400). Năm 1416 ông dâng Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách, và tham gia phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông tham gia từ đầu khởi nghĩa Lam Sơn đến khi đánh đuổi xong giặc Minh và làm quan dưới triều nhà Lê. Ông làm quan dưới triều Lê Thái Tổ và được Lê Thái Tổ ban cho đổi họ Nguyễn thành họ Lê nên có tên là Lê Trãi. Đến đời Lê Thái Tông ông làm quan và giữ chức Tả gián nghị đại phu. Năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị can tội giết vua và bị tru di tam tộc. Toàn bộ các sách do ông viết đều bị đem đốt hết. Đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử các triều đại Việt Nam, và đến đời vua Lê Thánh Tông ông mới được minh oan, khôi phục tước vị và được ghi nhận những đóng góp vô cùng to lớn của ông. Phải nói Nguyễn Trãi là một nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sự 4000 năm của các triều đại xã hội Việt Nam, từ thời Lí Bí lập nước Vạn Xuân, cho đến thời đại ngày nay. Ông là người có thể nói là góp công lớn nhất cho sự nghiệp chống quân Minh xâm lược và sự thành lập, xây dựng cũng như sự hưng thịnh của triều Hậu Lê. Lớn lên trong thời loạn lạc binh đao, nhưng ông đã tìm được ánh sáng nơi khởi nghĩa Lam Sơn, và theo phò Lê Lợi, bày mưu hiến kế làm nên bao chiến thắng lẫy lừng trước quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi là một đại thi hào trong làng văn học Việt Nam, mặc dù thơ văn của ông bị đốt gần như hoàn toàn, chỉ còn lại rất ít, nhưng không thể phủ nhận tài năng cũng như những đóng góp lớn lao của ông cho làng thơ văn Việt Nam. Các tác phẩm của ông còn lại được chúng ta biết tới gồm: Bình Ngô đại cáo được ghi trong Lam Sơn thực lục, tổng kết 10 năm kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh; Quân Trung từ mệnh tập, gồm hơn 70 bức thư gửi cho các tướng lĩnh nhà Minh và quân ta; Băng Hồ di lục soạn năm 1428; Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435; Dư địa chí soạn năm 1435; về thơ thì có: Ức Trai hi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán; Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ chữ Nôm. Là một nhà quân sự lỗi lạc, một đại thi hào của lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi có một tấm lòng yêu nước bao la, chiếm trọn cả cuộc đời của ông. Từ khi theo xe tù của cha để hầu hạ cha trong những ngày xe tù về qua bên kia biên giới, rồi nghe lời cha, quệt nước mắt trở về để tìm con đường cứu nước khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, ông luôn đau đáu, trăn trở khôn nuôi. Rồi nghe tin có khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông đã tìm vào và tham gia hội thề Lũng Nhai, rồi theo phò Lê Lợi suột chặng đường 10 năm khởi nhĩa kháng chiến chống giặc Minh, ông chưa bao giờ nghĩ đến tư lợi cho riêng mình, một lòng tận trung với cuộc khởi nghĩa, những lúc nếm mật nằm gai cho đến những phút giây chiến thắng. Ông vui niềm vui của quân, của dân, buồn nỗi buồn mất nước, lầm than cơ cực. Cho đến lúc thái bình, ông vẫn một lòng tận trung với triều đại nhà Lê, đóng góp rất lớn vào sự hưng thịnh của nhà Lê lúc bấy giờ. Ông làm quan nhưng liêm khiết, thương dân, ông sống cuộc đời bình dị. Cho đến lúc Lê Thái Tổ băng hà, ông lui về Côn Sơn ở ẩn, vui với thú vui thôn dã, không mảy may mưu cầu lợi lộc cho mình. Có thể nói cả cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với chinh chiến binh đao cho đến thái bình yên vui thì ông vẫn một lòng tận trung ái quốc, cho đến cuối đời, phải chịu một nỗi oan khuất đau đớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử xã hội Việt Nam, ông vẫn cam tâm chấp nhận. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam ta, sau bản tuyên ngộc độc lập thứ nhất “ Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, được đúc kết từ tinh hoa của một nhà thơ nhà văn lỗi lạc, những câu trong bài thơ cáo vừa mạnh mẽ để cho kẻ thù kinh sợ, vừa êm ái hiền hòa để cho yên lòng quân dân. Những tuyên bố hùng hồn: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu ….. Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn” Để nói lên rằng dân tộc Việt Nam tài giỏi và không dễ dàng bị khuất phục. Đọc “ Bình Ngô đại cáo”, với giọng văn hùng hồn, như cho ta được tái hiện lại không khí sục sôi và hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm nào. Rồi Ức Trai thi tập, Quốc Âm thi tập, những bài thơ đó đã nói lên tất cả. Một con người không có tấm lòng yêu nước thiết tha, không có tài thao lược và thơ văn thì không thể nào viết nên những bài thơ như thế. “ Bui có một lòng trung với nước Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” Chỉ hai câu thơ đó, ta có thể nói Nguyễn Trãi suốt cuộc đời với một tấm lòng yêu nước không bao giờ phai mờ trong tâm trí con người Việt Nam.
Nguyễn Lê Phương TrúcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981103K4/18 Nguyễn Duy, Phường 14, Quận 8, tp HCMUBND Phường 14 Quận 801692.007.167trucmai260281@yahoo.com.vn
I - Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: D, Câu 2: D, Câu 3: B, Câu 4: B, Câu 5: A. Câu 6: C, Câu 7: A, Câu 8: A, Câu 9: C, Câu 10: D, Câu 11: B, Câu 12: C, Câu 13: B, Câu 14: C, Câu 15: A. II - Phần câu hỏi mở: Nguyễn Trãi – Một tài năng quân sự lỗi lạc, một cây đại thụ của văn học Việt Nam, một tấm lòng ái quốc đến trọn đời. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, ông sinh năm 1380 tại làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương, sau dời về làng Nhị Khê, Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Ông là con của cụ Nguyễn Phi Khanh và cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 6 tuổi, mẹ ông mất, ông về ở với ông ngoại tại Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Năm 10 tuổi thì quan Tư đồ mất, nên ông về ở với cha tại làng Nhị Khê, Thường Tín thuộc tình Hà Đông. Ông thi đỗ Thái học sinh dưới triều nhà Hồ năm 20 tuổi ( tức năm 1400). Năm 1416 ông dâng Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách, và tham gia phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông tham gia từ đầu khởi nghĩa Lam Sơn đến khi đánh đuổi xong giặc Minh và làm quan dưới triều nhà Lê. Ông làm quan dưới triều Lê Thái Tổ và được Lê Thái Tổ ban cho đổi họ Nguyễn thành họ Lê nên có tên là Lê Trãi. Đến đời Lê Thái Tông ông làm quan và giữ chức Tả gián nghị đại phu. Năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị can tội giết vua và bị tru di tam tộc. Toàn bộ các sách do ông viết đều bị đem đốt hết. Đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử các triều đại Việt Nam, và đến đời vua Lê Thánh Tông ông mới được minh oan, khôi phục tước vị và được ghi nhận những đóng góp vô cùng to lớn của ông. Phải nói Nguyễn Trãi là một nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sự 4000 năm của các triều đại xã hội Việt Nam, từ thời Lí Bí lập nước Vạn Xuân, cho đến thời đại ngày nay. Ông là người có thể nói là góp công lớn nhất cho sự nghiệp chống quân Minh xâm lược và sự thành lập, xây dựng cũng như sự hưng thịnh của triều Hậu Lê. Lớn lên trong thời loạn lạc binh đao, nhưng ông đã tìm được ánh sáng nơi khởi nghĩa Lam Sơn, và theo phò Lê Lợi, bày mưu hiến kế làm nên bao chiến thắng lẫy lừng trước quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi là một đại thi hào trong làng văn học Việt Nam, mặc dù thơ văn của ông bị đốt gần như hoàn toàn, chỉ còn lại rất ít, nhưng không thể phủ nhận tài năng cũng như những đóng góp lớn lao của ông cho làng thơ văn Việt Nam. Các tác phẩm của ông còn lại được chúng ta biết tới gồm: Bình Ngô đại cáo được ghi trong Lam Sơn thực lục, tổng kết 10 năm kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh; Quân Trung từ mệnh tập, gồm hơn 70 bức thư gửi cho các tướng lĩnh nhà Minh và quân ta; Băng Hồ di lục soạn năm 1428; Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435; Dư địa chí soạn năm 1435; về thơ thì có: Ức Trai hi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán; Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ chữ Nôm. Là một nhà quân sự lỗi lạc, một đại thi hào của lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi có một tấm lòng yêu nước bao la, chiếm trọn cả cuộc đời của ông. Từ khi theo xe tù của cha để hầu hạ cha trong những ngày xe tù về qua bên kia biên giới, rồi nghe lời cha, quệt nước mắt trở về để tìm con đường cứu nước khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, ông luôn đau đáu, trăn trở khôn nuôi. Rồi nghe tin có khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông đã tìm vào và tham gia hội thề Lũng Nhai, rồi theo phò Lê Lợi suột chặng đường 10 năm khởi nhĩa kháng chiến chống giặc Minh, ông chưa bao giờ nghĩ đến tư lợi cho riêng mình, một lòng tận trung với cuộc khởi nghĩa, những lúc nếm mật nằm gai cho đến những phút giây chiến thắng. Ông vui niềm vui của quân, của dân, buồn nỗi buồn mất nước, lầm than cơ cực. Cho đến lúc thái bình, ông vẫn một lòng tận trung với triều đại nhà Lê, đóng góp rất lớn vào sự hưng thịnh của nhà Lê lúc bấy giờ. Ông làm quan nhưng liêm khiết, thương dân, ông sống cuộc đời bình dị. Cho đến lúc Lê Thái Tổ băng hà, ông lui về Côn Sơn ở ẩn, vui với thú vui thôn dã, không mảy may mưu cầu lợi lộc cho mình. Có thể nói cả cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với chinh chiến binh đao cho đến thái bình yên vui thì ông vẫn một lòng tận trung ái quốc, cho đến cuối đời, phải chịu một nỗi oan khuất đau đớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử xã hội Việt Nam, ông vẫn cam tâm chấp nhận. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam ta, sau bản tuyên ngộc độc lập thứ nhất “ Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, được đúc kết từ tinh hoa của một nhà thơ nhà văn lỗi lạc, những câu trong bài thơ cáo vừa mạnh mẽ để cho kẻ thù kinh sợ, vừa êm ái hiền hòa để cho yên lòng quân dân. Những tuyên bố hùng hồn: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu ….. Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn” Để nói lên rằng dân tộc Việt Nam tài giỏi và không dễ dàng bị khuất phục. Đọc “ Bình Ngô đại cáo”, với giọng văn hùng hồn, như cho ta được tái hiện lại không khí sục sôi và hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm nào. Rồi Ức Trai thi tập, Quốc Âm thi tập, những bài thơ đó đã nói lên tất cả. Một con người không có tấm lòng yêu nước thiết tha, không có tài thao lược và thơ văn thì không thể nào viết nên những bài thơ như thế. “ Bui có một lòng trung với nước Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” Chỉ hai câu thơ đó, ta có thể nói Nguyễn Trãi suốt cuộc đời với một tấm lòng yêu nước không bao giờ phai mờ trong tâm trí con người Việt Nam.
Lê Anh ThuyDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1975Số 04 Đường 1011, Phường 5, Quận 8Số 04 Đường 1011, Phường 5, Quận 808.22195012
I/ Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: D. Câu 2: D. Câu 3: B. Câu 4: D. Câu 5: A. Câu 6: C. Câu 7: A. Câu 8: A. Câu 10: D. Câu 11: B. Câu 12: C. Câu 13: B. Câu 14: C. Câu 15: A. II/ Phần câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2 : Làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Môn Sử giúp học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về những vị anh hùng dân tộc, những địa danh... Từ chỗ hiểu rồi các em mới thêm yêu đất nước. Tuy có vai trò quan trọng, nhưng hiện nay ở trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Sử chưa được nhìn nhận đúng tầm. Trong thời gian qua ta thấy học sinh học kém hay không thích học môn lịch sử là điều đáng báo động. Qua sự việc này thấy rằng chúng ta cần có sự thay đổi trong cách giảng dạy, học tập, có chiến lược giáo dục lịch sử cho học sinh. Trước thực tế như vậy theo tôi nghĩ để các em học tốt hơn môn học này thì cần phải : Những câu chuyện lịch sử khô khan được truyền tải dưới dạng những bức tranh sinh động trong các truyện tranh lich sử đó là hình thức gián tiếp giáo dục lich sử cho các em. Chi tết các em đọc trong truyện nhiều khi còn động lại trong trí nhớ lâu hơn bài học phải thuộc lòng trên lớp, làm cho học sinh tiếp thu lịch sử tốt hơn. Cách dạy và học phổ thông phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, cần phải cải cách phương pháp giản dạy. Thay vì dạy chay học chay, giáo viên cần phải sử dụng thật nhiều các phhương tiện hiện đai như đầu máy tivi máy tính, phương tiện máy chiếu làm cho bài giảng trở nên sinh động thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh , hình ảnh,màu sắc của nhân vật lich sử. Chiếu các phim ảnh tư liệu về lịch sử để học sinh xem và ghi nhớ. Học sử cũng nên học bằng cách giã ngoại, tham quan ngoại khóa về nguồn tham quan di tích bảo tàng lịch sử, học để sinh ghi chép nghiêm túc, mắt thấy tai ghe thì người học dễ tiếp nhận hơn Tạp chí và truyền hình truyền tải những kiến thức lich sử dân tộc, tổ chức cuộc thi đố , kích thích sự quan tâm và tham dự cuộc chơI cho học sinh với nhiều giả thưởng cao. Vào những dịp lễ, nhà trường tổ chức hội thi văn nghệ, kể chuyện về nhân vật lich sử , tạo cơ hội cho các em sắm vai tái hiện lại sự việc đã diễn ra . Trong thư viện nhà trường phải có nhiều sách về lịch sử dân tộc ta. Khai thác môi trường học tập của các em, nơi các em ở vui chơi học tập : một cái tên đường , một áp phích tuyên truyền , một địa danh lich sử ,.. đây là nguồn tư liệu tư liệu về lịch sử, giáo viên sẽ là người giúp các em hình thành thói quen quan sát cuộc sống xung quanh mình Hình thành kiến thức lịch sử thông qua thu thập tư liệu và trình bày hiểu biết của mình qua trò chơi lớp học nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực vốn có của học sinh. Trong mỗi bài dạy xây dưng một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, giáo viên lựa chọn phương pháp thảo luận theo cá nhân hay nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh chỉ học tốt khi giữa thầy và trũ cú sự gần gũi, trao đổi cởi mở trong tiết học qua đú thầy truyền đạt được những kiến thức lịch sử cần thiết cho học trũ và học trũ cũng nhận lấy kiến thức đú một cỏch dễ dàng hơn. Khi truyền đạt lich sử, giáo viên cần chú ý cách diễn đạt giọng kể sao cho phù hợp hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc Mỗi bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập , có mong muốn nhu cầu học tập. Giáo dục lich sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh để các em thấy mỗi ngày đến trường mỗi một bài học lich sử dều có ích.
Lâm Quang LộcDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1975141/20 Nguyễn Duy Phường 14 Quận 8 Tp HCM50 Hoàng Sỹ Khải Phường 14 Quận 80913811733loctochuc@yahoo.com
1-D 2-D 3-B 4-B 5-A 6-C 7-A 8-A 9-C 10-D 11-B 12-C 13-B 14-C 15-A Qua tìm hiểu học tập lịch sử dân tộc, tôi có một số ý kiến như sau về câu hỏi mở số 2 : Hiện nay môn học lịch Sử trong trường học, học sinh yếu nhất là nắm vấn đề và cách trình bày. Do vậy phải nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa nhưng đặc biệt không nên học thuộc lòng mà nên học theo vấn đề để hiểu vấn đề. Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, tháng, năm nào. Người học sinh phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thổi hồn vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày một cách khô khan, vô nghĩa. Các học sinh khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh. Học Sử, ta nên chia từng thời kỳ và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử (ví dụ như Thời đại nhà Trần thì có Trần Hưng Đạo gắn với chiến thắng lẫy lừng ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông hay Thời nhà Lý có Lý Thường Kiệt dám đem quân đánh chiếm Thành Ung Châu của Trung Quốc thời bấy giờ …) chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Tuy các tri thức được cung cấp đầy đủ trong SGK nhưng người học phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu câu hỏi đưa ra. Ngoài ra các trường cấn tổ chức tham quan, thảo luận những vấn đề có liên quan đến Lịch sử hoặc tổ chức các đợt thi đua viết về những nhân vật lịch sử của từng thời kỳ ( ví dụ mỗi tuần một nhân vật Lịch sử) để tạo cho người học sử linh hoạt, chủ động tìm tòi các nhân vật và sự kiện gắn liền với nhân vật đó và có khả năng trình bày hay kể lại cho mọi người và tạo sự hiểu biết nhất định về kiến thức lịch sử của mình. Và đừng xem Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để nắm vững then chốt của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm. Hãy xem sử như bữa ăn tinh thần hàng ngày, mỗi ngày khi chúng ta đi trên đường đến trường hay đến nơi làm việc thì trên mỗi con đường đều mang tên những nhân vật lịch sử hay những sự kiện lịch sử, đó chính là một trong những yếu tố giúp ta học sử.
Phạm Thị Thùy TrangDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8,Tp.HCMVăn phòng UBND Quận 8 (Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8,Tp.HCM)0983070124pttthuytrang2003@yahoo.com
Phần trắc nghiệm: 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2: Hiến kế để cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Trả lời: Nhiều tiết dạy sử hiện nay vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau. Đây là một điểm yếu cần được khắc phục. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Qua đó, học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về đổi mới dạy - học môn Lịch sử ở các trường. Những kinh nghiệm này cần tiếp tục được tập hợp, phổ biến và nhân rộng như: Tiếp tục sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học Lịch sử, đảm bảo đặc trưng bộ môn và gây hứng thú cho học sinh; Gây xúc cảm và giáo dục tư tưởng cho học sinh qua từng tiết học Lịch sử; Đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc thiết kế các hoạt động nhận thức độc lập của học sinh. Tiếp tục phấn đấu theo hướng giảm phần thuyết trình của giáo viên để học sinh được hoạt động nhiều hơn.Chẳng hạn, chúng ta có thể tổ chức các trò chơi lịch sử để học sinh tham gia. Trong mỗi trò chơi, học sinh hoạt động và nhớ được tên nhân vật lịch sử cũng như những câu nói nổi tiếng của họ. Hay tổ chức cho các em tham gia các vở kịch ngắn dài khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ khiến mối quan hệ thầy - trò trong nhà trường có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa truyền thống và sẽ bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Giáo viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Vì vậy, các trường cần khuyến khích mọi học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, sáng tạo của học sinh. Chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu chuẩn phù hợp với nhận thức của học sinh để cung cấp cho các em như: Giáo viên thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin, những số liệu sự kiện Lịch sử qua các phương tiện thông tin (sách, báo phim ảnh...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng thú cho học sinh. Qua đó hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức. Do đó để giúp học sinh có thể hiểu, nắm được nội dung bài học một cách tích cực, giáo viên cần có cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm chuẩn bị cho bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị, phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả. Ngoài giờ học chính khóa nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn.
Huỳnh Thị Minh XuânDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
19781118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 81118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 862607898 - 0903136630qtdchanhhung@yahoo.com.vn
Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Cảm nhận về nhân vật lịch sử: Lê Lợi - trong giai đoạn thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV. Trong thời kỳ lịch sử nước ta giai đoạn thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV có rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên giải phóng đất nước thoát khỏi cảnh đàn áp của bọn giặc ngoại xâm và từ đó đã hình thành nên những vương triều qua từng thời kỳ lịch sử. Trong giai đoạn đó có vị anh hùng Lê Lợi, Ông cũng chính là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lê. Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (đời nhà Trần) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ. Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh Việt , bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến dân Việt rất uất ức và căm giận. Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Ông đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,… tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước. Ông chính là linh hồn, là vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ lúc mở đầu cho tới kết thúc đã thắng lợi vẻ vang (tháng 12-1427). Qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật cuộc khởi nghĩa đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại chỉ thấy ở những vị lãnh tụ mở đường, khai sang cho một đất nước. Ông là người khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh và bắt đầu cho một kỷ nguyên xây dựng mới cho đất nước. Nếu không có Lê Lợi, thì không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Trong thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy.Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh, quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Ngoài ra Ông có lối chỉ đạo mới mẻ và đặc sắc cho cuộc kháng chiến chống quân minh Minh là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, chúng ta có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, đây là đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống quân Minh trước đó. Lê Lợi đã dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá. Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: "Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự thời bấy giờ. Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê trở thành vua Lê Thái Tổ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Ông đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Ông cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Sau khi lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Ông đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Ông còn sai văn thần Nguyễn Trãi viết "Chiếu cầu hiền tài", nội dung có đoạn: "Trẫm nghĩ: Việc thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi... Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tùy tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế. Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng. Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được!..". Sau khi đất nước được giải phóng nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử: • Thứ nhất, Ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. • Thứ hai, Ông đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số phiến quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn: Đất hiểm trở từ nay không còn, Núi sông đã vào chung một bản đồ. Đề thơ khắc vào núi đá Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta. Lê Lợi trong 5 năm làm vua, bên cạnh những công lao to lớn, có phạm một số sai lầm mà sử sách đương thời cũng thẳng thắn phê phán. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém".
Trần Thị Kim HuệDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
19831118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 81118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 862607899 - 0909608114qtdchanhhung@yahoo.com.vn
Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: TRẦN HƯNG ĐẠO – MỘT VỊ TƯỚNG VĨ ĐẠI, MỘT ANH HÙNG DÂN TỘC, MỘT DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM – MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG CHO MỌI THẾ HỆ Đất nước nào, dân tộc nào cũng có những anh hùng mà sự nghiệp lừng lẫy đã sống mãi trong lịch sử của nhân loại. Có những anh hùng đã cử binh đi chinh phục các quốc gia khác để tạo dựng một đế quốc thống trị thiên hạ. Có anh hùng phò vua, giúp nước, diệt bạo trừ gian, dựng lên cả một triều đại. Lại cũng có những anh hùng chống ngoại xâm, dành độc lập, thống lĩnh ba quân, trọng đầy quyền thế nhưng lại có lối sống trung can nghĩa khí, lúc sống được vua quan trọng vọng, khi chết được dân gian thờ phụng chẳng khác gì một vị thần linh. Trong số này phải kể Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một. Hưng Đạo Đại Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông có hiệu là Hưng Đạo, là một danh tướng lỗi lạc của Việt Nam dưới đời nhà Trần. Sự nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc Việt Nam, với 3 lần đại phá quân Nguyên Mông. Ông được triều đình phong tước Đại Vương nên thường được dân gian gọi là Hưng Đạo Đại Vương. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Điều này đã được chứng minh rõ trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của ông. Và qua ông, chúng ta còn học hỏi được nhiều điều, rút ra được nhiều bài học quý trong cuộc sống và công việc. Cảo thơm lần giở trước đèn Anh hùng bất khuất còn truyền sử xanh. Trước hết, ta thấy ở Trần Hưng Đạo, một vị tướng đầy nghĩa khí. Sách sử ghi lại, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh Vương Trần Liễu; Trần Liễu vốn có hận thù với Trần Cảnh – vua Trần Thái Tôn, là em ruột của mình. Ngay từ nhỏ, ông Trần Liễu hy vọng và ký thác vào con mình hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng. Trong đời mình, Trần Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn. Nhưng Ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước, luôn biết đặt lợi ích đất nước lên trên mối thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa dòng tộc họ Trần, tạo cho đất nước ở đỉnh cao ngàn trượng nhằm đủ sức đè bẹp mọi quân thù xâm lược. Trong lần quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Ông đã thấy rõ, nếu ngành trưởng và ngành thứ xung khắc, giữa Ông và Trần Quang Khải (con Trần Cảnh) không đồng tâm chung sức chung lòng chỉ làm hại cho đất nước và làm lợi cho kẻ thù xâm lược. Nên Ông đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh. Sách xưa kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Trần Quang Khải sang thuyền mình chơi cờ, trò chuyện và sai người nấu nước thơm và tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, từ đó xoá đi nỗi hiềm khích nghi ngờ giữa hai người đầu mối của hai chi nhánh họ Trần. Mấy ai làm được như thế?! Vì đất nước mà dẹp mối thù nhà, hạ mình tắm cho con của kẻ thù. Thật đáng khâm phục! Trong vòng ba mươi năm (1257-1288), Đế quốc Mông Cổ khổng lồ đã ba lần ào ạt cho quân tràn xuống xâm lược đất nước ta. Lần sau, lực lượng to lớn hơn lần trước, chuẩn bị công phu hơn, và quyết tâm càng cao hơn, khiến cho thử thách lịch sử đối với quân dân Đại Việt càng trở nên quyết liệt hơn. Tính ra cứ khoảng 6 người dân Đại Việt (kể cả người già, con trẻ...) phải chống chọi với một tên giặc Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo và thiện chiến; Lịch sử kim cổ đông tây, đây quả thật là cuộc đối đầu hiếm có sự không cân sức to lớn như vậy. Trước tình hình đó, để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, vấn đề bức thiết hàng đầu đặt ra đối với triều đình nhà Trần là không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Đây vừa là cơ sở quyết định sự thành bại của sự nghiệp giữ nước, vừa là nhân tố quyết định thường xuyên sự tồn vong của chính bản thân triều đại nhà Trần cũng như sự tồn vong của đất nước Đại Việt. Nhưng cũng lúc bấy giờ, mọi hành vi và cử chỉ của Trần Hưng Đạo lại có ảnh hưởng to lớn nhất đối với khối đoàn kết chung đó. Trước hết, Trần Hưng Đạo đã khôn khéo, chủ động hàn gắn những vết rạn nứt trong đội ngũ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp của triều đình nhà Trần. Mọi nghi ngờ và xích mích giữa nhánh trưởng và nhánh thứ, cháu nội của Trần Thừa (tức giữa người con Trần Liễu và con Trần Cảnh) mọi quan hệ thân thiện dần dần được xác lập, quý tộc và tướng lĩnh cao cấp được hoan hỷ để có thể sát cánh cùng nhau bàn chuyện quốc gia đại sự. Tiếp theo đó, bằng tất cả trí tuệ, đức độ và uy tín của mình, Trần Quốc Tuấn đã tác động một cách tích cực và có hiệu quả đối với triều đình nhà Trần: Triệu tập và sự thành công của hội nghị Bình Than (năm 1282). Đây là hội nghị của những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước và chỉ bàn hai vấn đề thiết yếu nhất: đó là xác định phương hướng chiến lược chống xâm lăng và tổ chức bộ máy chỉ huy chống xâm lăng, cũng có nghĩa là phát động và lãnh đạo một cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược; về bộ máy chỉ huy chống xâm lăng, tháng 10 năm Quý Mùi (1283) Vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho Trần Quốc Tuấn: “tấn phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế, thống lĩnh quân sĩ cả nước... Tiếp theo hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng được triệu tập vào cuối năm 1284 ở Kinh thành Thăng Long - đây là cuộc hội nghị của các bậc phụ lão, đại diện cho nhân dân trong cả nước. Hội nghị này không bàn đến chiến lược, chiến thuật chống xâm lăng mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà với giặc. Sử cũ chép lại rằng: “các cụ phụ lão đều hô quyết đánh, vạn người như một, tiếng vang như cùng bật ra từ một cửa miệng vậy”. Chính hội nghị Diên Hồng là một sự kiện độc đáo và là đỉnh cao của nghệ thuật tập họp và đoàn kết mọi lực lượng trong cả nước để chống lại quân ngoại xâm. Thắng lợi của hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng vừa có giá trị thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp kháng chiến chống quân xâm lăng Mông Cổ thời Trần, vừa để lại cho hậu thế những bài học kinh nghiệm vô giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và quan trọng là nó thể hiện được tính dân chủ trong quyết sách của vua quan nhà Trần thời đó. Một điều mà chúng ta cần phải tiếp thu và học hỏi trong thực tiễn ngày nay. Trong một tập thể, muốn đạt được một kết quả chung thì mọi cá nhân phải có sự thống nhất, đoàn kết, dẹp qua mọi cái riêng. Do đó, muốn thắng được giặc ngoại xâm thì phải có một sự đoàn kết, nhất trí trong toàn quân, toàn dân. Hiểu được như thế, bên cạnh hai cuộc hội nghị, Trần Hưng Đạo cũng đã nhanh chóng tìm mọi cách kích động mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc của tướng sĩ và của toàn dân, tạo ra khí thế quật cường tưng bừng khắp cả nước, đó là áng văn “Hịch Tướng Sĩ”; Chính Hịch Tướng Sĩ lúc bấy giờ khiến cho binh sĩ đã cảm kích trước lời đanh thép của Trần Hương Đạo và đã tự khắc vào cánh tay mình hai chữ “sát thác” (có nghĩa kiên quyết giết quân ngoại xâm của giặc Thác – tức là giặc Nguyên Mông). Hịch Tướng Sĩ văn không những là một văn kiện quân sự mà còn thật sự là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử văn học của nước nhà. Chính nhờ sức mạnh đoàn kết nội bộ, đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với sức mạnh tổng hợp của toàn quân và dân nhà Trần mà nước Đại Việt đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên Mông gây ra, một đế quốc với một đạo quân xâm lược mạnh nhất, hung bạo nhất thế giới thời bấy giờ, một đạo quân đã tung hoành khắp các lục địa từ Á sang Âu. Ta cũng có thể thấy ở Trần Hưng Đạo, một vị tướng của nhân dân, gần gũi với dân. Chính vì không quan liêu, không xa rời quần chúng nhân dân, và tin dân nên ông đã đích thân đi thị sát, đã gặp được bà hàng nước, người đã cho biết giờ thủy triều lên xuống để danh tướng nhà Trần liệu kế đánh giặc. Và có một điều thú vị là bà hàng nước sau này được lập đền thờ, được người dân suy tôn là Vua Bà, và đền thờ của bà được đặt bên cạnh đền thờ của bậc vương gia Trần Hưng Đạo được suy tôn là Thánh. Đây là một điều mà tôi nhận thấy là mỗi Đảng viên, mỗi vị lãnh đạo rất cần phải học tập theo trong thời đại hiện nay, cần phải lắng nghe ý dân và học hỏi ý hay từ nhân dân, quần chúng. Trần Hưng Đạo còn là một vị tướng đầy bản lĩnh. Bản lĩnh của ông được thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Bên cạnh sự bản lĩnh, Trần Hưng Đạo còn là một vị tướng tài. Tài năng của ông biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Ông là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, ông chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều bình thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Hưng Đạo không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng. Từ lời hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến của ông đã được khẳng định. Và qua những lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chống xâm lược, cùng với việc nghiên cứu kỹ lưỡng binh pháp cổ Trung Hoa và phép dùng binh của Đại Việt từ thời Tiền Lê đến thời Lý, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam, quan trọng nhất trong số đó là hai bô binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng; Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa của nông dân, trong chiến tranh giữ nước. Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng" dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ngài quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với Ngài, đội quân phụ tử của Ngài đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi, đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng. Riêng trong thực tiễn hiện nay, ở Ông, ta còn có thể thấy được những phẩm chất cần có của doanh nhân là Nhân, Nghĩa, Dũng, Trí, Tín. Trong đó, chữ Dũng là một sản phẩm vô giá về tinh thần vượt khó tiến công. Riêng về tinh thần tiến công của Đức Thánh Trần, mãi mãi là tấm gương và là động lực thôi thúc doanh nhân Việt Nam tiến lên trong cuộc cạnh tranh, xóa suy nghĩ tự ti bé nhỏ. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng cuộc đời, chiến công, tư tưởng và ý chí của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là những bài học vô song và động lực thôi thúc không bao giờ cạn cho những ai có ý chí vượt qua khó khăn để thành công. Tấm gương và bài học đó rất phù hợp với công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, mưu trí, tinh thần kiên trì và tiến công của giới doanh nhân. Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc Ðại nguyên soái" Hưng Ðạo Ðại Vương qua đời. Theo lời Ngài dặn, thi hài Ngài được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua Trần Anh Tông truy tặng Ngài: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương. Nhân dân ta lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Ðạo Ðại Vương và suy tôn Ngài là Ðức Thánh Trần. Vương triều Trần, một triều đại "võ công, văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với 175 năm trị vì đất nước, Vương triều Trần đã làm nên những chiến công lừng lẫy, chiến thắng giặc Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều Trần đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nền văn minh Ðại Việt, để lại cho đời sau biết bao bài học quý báu. Vương triều Trần mà tiêu biểu nhất là Anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Hưng Ðạo đã đi vào lịch sử, đi vào thế giới huyền thoại, đi vào thế giới tâm linh, trở thành vị "Thánh" được toàn thể nhân dân ta thờ phụng. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử "bằng xương bằng thịt" đã trở thành vị thánh thiêng liêng được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các vị thần Việt Nam. Qua cuộc đời và sự nghiệp của ông, ta có thể thấy Trần Hưng Đạo quả là một bật kỳ tài quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam, một danh nhân văn hóa. Từ ông mọi người đều có thể tự rút ra cho mình những bài học quý báu. Trên đây chỉ là một phần nhỏ những bài học mà tôi đúc kết được qua nghiên cứu các tài liệu nhưng nếu mỗi người tự phân tích tìm hiểu thêm con người ông thì tôi tin chắc là sẽ có được nhiều bài học quý báu, hữu ích hơn nữa. Trần Hưng Đạo quả thật xứng đáng được vinh danh là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất trên thế giới.
Võ Thị Mỹ DungDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
19531118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 81118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 80908583204qtdchanhhung@yahoo.com.vn
Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Đề: Hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà anh chị mến phục hoặc yêu thích, nêu sự ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập được từ nhân vật lịch sử đó. Bài viết: Nguyễn Trãi là con Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng chài Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) sinh cơ lập nghiệp ở Nhị Khê đã mấy đời. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, hiệu là Ức Trai người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). Nguyễn Trãi đậu tiến sĩ năm 1400 và làm quan dưới thời nhà Hồ. Năm 1418 Nguyễn Trãi vào Thanh Hóa và theo phò Bình Định Vương Lê Lợi, ông là người vạch ra nhiều mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, chuyên thảo các lời tuyên cáo, thư từ, phụ trách việc điều chỉnh giảng hòa với quân Minh. Mọi phương sách ông đặt ra đều kỳ diệu, cuối cùng đuổi được giặc Minh, giành lại được độc lập và thống nhất tổ quốc cứu vớt muôn dân. Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt được Nguyễn Trãi viết năm 1428 (năm Thuận thiên thứ nhất). Năm 1433 Lê Lợi mất, ông thảo bài viết bia Vĩnh Lăng ghi công nghiệp của vua và sự nghiệp kháng chiến chống quân Minh. Bia này còn ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Sau khi Lê Lợi mất ông bị bọn quyền thần ghen ghét, gièm pha, bị triều đình đối xử tệ bạc bởi tính tình ông cương trực. Năm 1437 – 1438 ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1439 ông được vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc triều chính, Ông thuận tình về triều giúp vua. Năm 1442 xảy ra vụ án “Lệ Chi Viên”, năm ấy vua Lê Thái Tông 20 tuổi là một vị vua giỏi, tính tình khoan dung, trọng đạo sùng nho nhưng có nhược điểm đắm say tửu sắc. Vua đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Khi xa giá trở về tới vườn vải thuộc huyện Gia Định (nay là Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh) vua vốn mến mộ Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi), một người đàn bà đẹp lại giỏi văn chương, đêm ấy vua chuyện trò cùng Thị Lộ rồi mắc bạo bệnh mà chết. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị qui vào tội giết vua mà Nguyễn Trãi là kẻ chủ mưu. Triều đình quyết án “Tru di tam tộc” giết Nguyễn Trãi, giết Thị Lộ và ba họ (thực ra đây chỉ là âm mưu của bọn quyền thần nhằm hãm hại Nguyễn Trãi). Nguyễn Trãi là bậc hào kiệt lỗi lạc của dân tộc ta trong thế kỷ XV là văn hào – thi hào thuộc hàng đầu trong nền văn hóa dân tộc, ông là cây đại thụ về văn chương, tỏa bóng rợp ngàn năm cho hậu thế. Ông là một trong những người có công lớn sáng tạo ra ngôn ngữ văn học thành văn của dân tộc (quốc âm). Ông dùng kho ngôn ngữ ấy viết nên những tác phẩm văn chương đích thực, bất hủ. Thơ Nguyễn Trãi là di sản quí báu nhất thuộc thời kỳ sơ khai của nền văn học dân tộc, đưa chúng ta về phía cội nguồn của tiếng nói nước nhà, thơ nôm của Nguyễn Trãi có sức sống vĩnh cửu, thơ Hán và Hán văn cũng rất điêu luyện không thua kém các thi nhân đời Đường, đời Tống. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là một áng “thiên cổ hùng văn” làm phấn chấn tâm hồn người Việt Nam ta hơn 5 thế kỷ qua. “Quân trung từ mệnh tập” gồm những bức thông điệp gởi cho bọn tướng giặc Minh làm cho chúng hồn phí phách tán, được viết bằng một giọng văn nghị luận sắc bén và hào hùng, thể hiện một trí tuệ phi thường. Sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Trãi được thực thi ở các phương diện căn bản nhất của một dân tộc, một quốc gia. Đối với nền chính trị quốc gia: Sau khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Trãi tiếp tục làm cận thần cho Lê Lợi, chỉnh đốn việc triều chính, thực hiện việc “chăm dân” với tinh thần trách nhiệm cao, xứng đáng là một anh hùng dân tộc. Đối với nền đạo đức và văn hóa của dân tộc: Suốt đời Nguyễn Trãi đã vận dụng và khuyếch trương yếu tố ưu việt nhất của Nho giáo – tư tưởng Nhân Nghĩa để làm căn bản cho đạo lý Đại Việt. Bởi lẽ nhân nghĩa là tư tưởng nhân bản cao quí nhất của loài người. Nền chính trị được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, lấy sự thái bình thịnh trị của quốc gia và hạnh phúc của muôn dân làm mục đích. Tư tưởng nhân nghĩa được vận dụng nhuần nhuyễn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đã hạn chế đến mức tối đa xương máu của nhân dân, đã mở ra một chương mới cho sự hòa hiếu lâu dài giữa hai nước Đại Việt – Trung Hoa, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo” – Tư tưởng nhân nghĩa cũng là yếu tố căn bản giúp triều đại nhà Hậu Lê – đặc sắc nhất là thời trị vì của Lê Thánh Tông đạt tới cực thịnh. Đối với sự tồn tại của bản thân dân tộc và quốc gia: Nguyễn Trãi phò vua Lê Lợi với đường lối chính trị đúng đắn, với tư tưởng tiến bộ và khoa học của ông được Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn dùng làm kim chỉ nam trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cuối cùng nhân dân ta đã thu lại được giang sơn Đại Việt. Cái chết của Nguyễn Trãi và cái thảm họa “tru di tam tộc” được nhìn nhận là cái chết của một vị anh hùng dân dộc, đó là sự tổn thất, sự hy sinh không tránh khỏi trong cuộc sống đấu tranh quyết liệt giữa chính và tà, giữa cao thượng và thấp hèn. Cái chết của Nguyễn Trãi đã để lại nỗi thương tiếc ngàn đời cho hậu thế. Ông đi vào cõi vĩnh hằng với phong độ như Khuất Nguyên xưa: Thánh hiền xưa cũng như ta Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong. Sự nghiệp và phẩm cách cao cả của Nguyễn Trãi hơn bao giờ hết được toàn thể dân tộc ta xác nhận, yêu quí và kính trọng. Nguyễn Trãi đã trở thành danh nhân văn hóa của nhân loại. Di sản văn học ông để lại cho chúng ta ngày nay chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ trước tác đồ sộ của ông (sau vụ án “Lệ Chi viên” toàn bộ thơ văn của ông đã bị triều đình ra lệnh tiêu hủy). Tất cả chúng ta hãy để tâm hồn lắng lại mà thưởng thức những áng văn thơ tuyệt vời, cũng là tưởng niệm một vĩ nhân của dân tộc ta. Thơ văn Nguyễn Trãi có thể so sánh với những trước tác vĩ đại của các bậc thánh hiền như Khổng Tử, Lão Tử, hoàn toàn xứng đáng là bộ kinh của người Việt. Hãy chăm chú đọc thơ văn Nguyễn Trãi để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chính con người mình./.
Bùi Thị Hồng ThúyDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1977115 Bùi Minh Trực phường 5 quận 8Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 80935575653bhongthuy@yahoo.com
Bài dự thi "Dân ta phải biết sử ta"
Lê Thức TâmDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1988364/7/14 Bình Đông Phường 15 Quận 8Ủy ban nhân dân Phường 2 Quận 80185132958thanh_cat_tu_han132@yahoo.com
Phần trắc Nghiệm 1C 2D 3C 4B 5A 6C 7A 8A 9C 10D 11B 12C 13B 14C 15A Phần tự luận Tôi chọn câu 1: Ông baà hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà ông bà mến phục hoặc yêu thích, nêu ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập từ nhân vâật đó. Trả lời: Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Tổ quốc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao nhiêu là vị tướng tài, có những vị xuất thân từ quan lại triều đình, có những vị xuất thân từ tầng lớp nông dân khởi nghĩa ..v..v mỗi vị đều có công trạng, chiến tích lẫy lừng riêng biệt. Trong số những vị ấy, có một vị không xuất thân từ tầng lớp nông dân, không xuất thân từ tần lớp võ tướng của triều đình, mà lại xuất thân từ tầng lớp hoàng tộc, với công trạng của mình, Ông đã cùng triều đình lãnh đạo quân, dân đánh tan ba lần xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông, là Anh hùng dân tộc, nhà chiến lược chính trị, thiên tài quân sự, nhà văn hóa tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh và tài năng dân tộc Việt Nam những thế kỷ phục hưng mạnh mẽ và rực rỡ của văn minh Đại Việt độc lập sau cả nghìn năm nô lệ. Khi ông mất, đã tôn ông là Đức Thánh Trần, hằng năm tổ chức ngày giỗ vào 20-8 âm lịch để tưởng nhớ công đức của Người. Ông là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn một vị tướng lỗi lạc của Vương triều Trần, một trong những Vương triều rực rở nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 mất năm 1300, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn. Công trạng của ông, lịch sử đều có ghi rõ, thế nhưng những câu chuyện về ông vẫn là một bài học lớn đối với tôi, một người trẻ trong công việc hàng ngày. Thứ nhất ông là tấm gương của thiên hạ về việc tân trung báo quốc, dĩ công vi thượng, một lòng phụng sự đất nước, tấm gương về sự liêm chính, không ham quyền đoạt chức. Vốn là tôn thất của nhà Trần, rất gần gũi với nhà vua, lại là một tướng lĩnh thống lĩnh ba quân (cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước), chuyện nhà vốn có xung khắc ( Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu - trước đây vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh. Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em).), mang lòng oán hận nên lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải bởi một lòng ông lấy trung hiếu làm đầu, không mảy may nghĩ đến việc trả thù, một lòng phò vua giúp nước. Điều này đã được lịch sử ghi lại hai câu chuyện như sau: Có lần Ông vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?" Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ." Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng." Qua việc này cho thấy Ông không chỉ không có ý cướp ngôi vì hận riên mà còn giáo dục con cháu của mình phải tân trung, không được vì hận nhà mà trở thành nghịch tử. Câu chuyện thứ hai: vào Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc. Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, Trần Quốc Tuấn theo hầu vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. có nhiều người nghi ngại Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương nên dễ sinh lòng bất trắc. Biết mối nghi ngại của mọi người, Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Rõ ràng, chính Trần Quốc Tuấn biết rõ sự nghi ngại của mọi người về mình vì hiềm khích xưa, dư luận đều không an, Ông cũng biết rõ nếu quần thần không an thí khác sẽ gièm pha đến tai vua, vua ắt sẽ nghi ngại, điều đó dẫn đến mỗi nguy triều đình không yên, khó mà chống được giặc nên bản thân ông đã chủ động xóa tan niềm nghi ngại đó, chẳng những thế ông còn rất khéo léo xử sự giải quyết một sự xung khắc khác trong nội bộ tôn thất nhà Trần. Ông và Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải vốn xung khắc nhưng vì đại cuộc, đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh. Sử cũ có ghi: Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho." Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Ngay cả đến thời hiện đại, việc bỏ thù riêng, vì lợi ích chung không phải ai cũng làm được nhưng ở Hưng đạo đại vương ông đã thực hiện việc ấy vô cùng khéo léo, tế nhị. Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong nội bộ hoàng tộc đã được ông thực hiện một cách hết sức có hiệu quả. Chuyện còn kể rằng có lần Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Trần Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc." Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn." Ông là con cháu dòng trưởng, Quang Khải là con cháu ngành thứ thế nhưng trong cuộc đời phụng sự đất nước, phục vụ triều đình, chưa bao giờ ông mảy may ý nghĩ ham quyền đoạt chức. Nếu so với hiện nay thì chắc chắc Ông là tấm gương sáng cho muôn người làm theo. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy." Thứ hai: là tư tưởng lấy dân làm gốc xuyên suốt trong cuộc đời binh nghiệp của mình dù bản thân ông là hoàng tộc, xuất thân là giai cấp phong kiến thống trị. Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Như vậy, qua con người, cuộc đời binh nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời sau nói chung và cá nhân tôi nói riêng ít nhất hai bài học quý. Đó là bài học Tận trung báo quốc mà theo chủ tịch Hồ Chí Minh đó là “ Trung với nước, hiếu với dân” dĩ công vi thượng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm bằng cái tâm, không để chủ nghĩa cá nhân, không để lợi ích riêng tư làm ảnh hưởng đến việc chung của tập thể, của tổ chức.Đó là bài học lấy dân làm gốc, mà theo Chủ tịch Hồ Hồ Chí Minh là “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, mọi công việc làm đều phải nghĩ đến dân, đều phải xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của người dân, “ việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” Từ chuyện xưa, học tập Trần Quốc Tuấn, đến chuyện nay, thấm nhuần tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi tự thấy phải luôn luôn học tập, rèn luyện đạo đức tác phong lề lối làm việc để thực sự trở thành người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Lê Thức TâmDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1988364/7/14 Bình Đông Phường 15 Quận 8Ủy ban nhân dân Phường 2 Quận 80185132958thanh_cat_tu_han132@yahoo.com
Phần trắc Nghiệm 1C 2D 3C 4B 5A 6C 7A 8A 9C 10D 11B 12C 13B 14C 15A Phần tự luận Tôi chọn câu 1: Ông baà hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà ông bà mến phục hoặc yêu thích, nêu ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập từ nhân vâật đó. Trả lời: Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Tổ quốc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao nhiêu là vị tướng tài, có những vị xuất thân từ quan lại triều đình, có những vị xuất thân từ tầng lớp nông dân khởi nghĩa ..v..v mỗi vị đều có công trạng, chiến tích lẫy lừng riêng biệt. Trong số những vị ấy, có một vị không xuất thân từ tầng lớp nông dân, không xuất thân từ tần lớp võ tướng của triều đình, mà lại xuất thân từ tầng lớp hoàng tộc, với công trạng của mình, Ông đã cùng triều đình lãnh đạo quân, dân đánh tan ba lần xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông, là Anh hùng dân tộc, nhà chiến lược chính trị, thiên tài quân sự, nhà văn hóa tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh và tài năng dân tộc Việt Nam những thế kỷ phục hưng mạnh mẽ và rực rỡ của văn minh Đại Việt độc lập sau cả nghìn năm nô lệ. Khi ông mất, đã tôn ông là Đức Thánh Trần, hằng năm tổ chức ngày giỗ vào 20-8 âm lịch để tưởng nhớ công đức của Người. Ông là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn một vị tướng lỗi lạc của Vương triều Trần, một trong những Vương triều rực rở nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 mất năm 1300, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn. Công trạng của ông, lịch sử đều có ghi rõ, thế nhưng những câu chuyện về ông vẫn là một bài học lớn đối với tôi, một người trẻ trong công việc hàng ngày. Thứ nhất ông là tấm gương của thiên hạ về việc tân trung báo quốc, dĩ công vi thượng, một lòng phụng sự đất nước, tấm gương về sự liêm chính, không ham quyền đoạt chức. Vốn là tôn thất của nhà Trần, rất gần gũi với nhà vua, lại là một tướng lĩnh thống lĩnh ba quân (cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước), chuyện nhà vốn có xung khắc ( Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu - trước đây vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh. Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em).), mang lòng oán hận nên lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải bởi một lòng ông lấy trung hiếu làm đầu, không mảy may nghĩ đến việc trả thù, một lòng phò vua giúp nước. Điều này đã được lịch sử ghi lại hai câu chuyện như sau: Có lần Ông vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?" Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ." Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng." Qua việc này cho thấy Ông không chỉ không có ý cướp ngôi vì hận riên mà còn giáo dục con cháu của mình phải tân trung, không được vì hận nhà mà trở thành nghịch tử. Câu chuyện thứ hai: vào Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc. Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, Trần Quốc Tuấn theo hầu vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. có nhiều người nghi ngại Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương nên dễ sinh lòng bất trắc. Biết mối nghi ngại của mọi người, Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Rõ ràng, chính Trần Quốc Tuấn biết rõ sự nghi ngại của mọi người về mình vì hiềm khích xưa, dư luận đều không an, Ông cũng biết rõ nếu quần thần không an thí khác sẽ gièm pha đến tai vua, vua ắt sẽ nghi ngại, điều đó dẫn đến mỗi nguy triều đình không yên, khó mà chống được giặc nên bản thân ông đã chủ động xóa tan niềm nghi ngại đó, chẳng những thế ông còn rất khéo léo xử sự giải quyết một sự xung khắc khác trong nội bộ tôn thất nhà Trần. Ông và Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải vốn xung khắc nhưng vì đại cuộc, đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh. Sử cũ có ghi: Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho." Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Ngay cả đến thời hiện đại, việc bỏ thù riêng, vì lợi ích chung không phải ai cũng làm được nhưng ở Hưng đạo đại vương ông đã thực hiện việc ấy vô cùng khéo léo, tế nhị. Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong nội bộ hoàng tộc đã được ông thực hiện một cách hết sức có hiệu quả. Chuyện còn kể rằng có lần Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Trần Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc." Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn." Ông là con cháu dòng trưởng, Quang Khải là con cháu ngành thứ thế nhưng trong cuộc đời phụng sự đất nước, phục vụ triều đình, chưa bao giờ ông mảy may ý nghĩ ham quyền đoạt chức. Nếu so với hiện nay thì chắc chắc Ông là tấm gương sáng cho muôn người làm theo. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy." Thứ hai: là tư tưởng lấy dân làm gốc xuyên suốt trong cuộc đời binh nghiệp của mình dù bản thân ông là hoàng tộc, xuất thân là giai cấp phong kiến thống trị. Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Như vậy, qua con người, cuộc đời binh nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời sau nói chung và cá nhân tôi nói riêng ít nhất hai bài học quý. Đó là bài học Tận trung báo quốc mà theo chủ tịch Hồ Chí Minh đó là “ Trung với nước, hiếu với dân” dĩ công vi thượng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm bằng cái tâm, không để chủ nghĩa cá nhân, không để lợi ích riêng tư làm ảnh hưởng đến việc chung của tập thể, của tổ chức.Đó là bài học lấy dân làm gốc, mà theo Chủ tịch Hồ Hồ Chí Minh là “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, mọi công việc làm đều phải nghĩ đến dân, đều phải xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của người dân, “ việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” Từ chuyện xưa, học tập Trần Quốc Tuấn, đến chuyện nay, thấm nhuần tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi tự thấy phải luôn luôn học tập, rèn luyện đạo đức tác phong lề lối làm việc để thực sự trở thành người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Vũ Thị Thúy HàDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1979166/2 Tùng Thiện Vương, P11 Q8Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 838504847thuyha911@yahoo.com
1. C 2. D 3. B 4. D 5. D 6. C 7. A 8. A 9. A 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Đề câu hỏi mở: Tôi chọn câu số 2: hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Trong những năm gần đây, môn học lịch sử đối với học sinh là môn học thuộc lòng, không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng nghĩ như vậy. Ngày càng ít học sinh tìm hiểu về môn lịch sử và cũng không có sự đam mê khi nghiên cứu về bộ môn này. Học sinh đến lớp thì nghe giảng nhàm chán, khô khan, giáo viên dạy chủ yếu cho xong tiết học chủ yếu học nguyên như trong sách nên rất dễ gây ra hiện tượng “râu ông này cắm cằm bà kia”, vì thế rất khó nhớ chính xác được ngày tháng năm diễn ra những sự kiện quan trọng trong lịch sử. Tuy nhiên chúng ta không thể trách nhà trường, mà nên nhìn nhận thấy một vấn đề thực tại trong xã hội là hầu như đa số người dân Việt Nam hiện nay rất mu mờ về lịch sử dân tộc. Giáo viên thay vì dạy chay cần phải sử dụng thật nhiều các phương tiện giảng dạy hiện đại như chiếu các phim ảnh tư liệu lịch sử để học sinh xem và ghi nhớ. Chen vào các bài giảng nên có những câu chuyện lịch sử để giờ học thêm sinh động, sẽ cuốn hút học sinh hơn. Học sử cũng nên học bằng cách dã ngoại, mắt thấy tai nghe thì người học dễ tiếp nhận hơn. Ví dụ học về chiến thắng Điện Biên Phủ, giáo viên cần có sa bàn, chiếu phim tài liệu, nên cho các em đến các viện bảo tàng vừa tham quan vừa nghe giảng. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn chiếu và bình luận những phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc... vì vậy mà người dân Việt Nam bây giờ rành lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Hiện nay, hình thức thi môn lịch sử đang áp dụng thi trắc nghiệm, câu hỏi thi nên cô đọng vào các sự kiện, các biến cố lịch sử. Trong xu thế hiện nay ngày càng phát triển, dung lượng kiến thức ngày càng nhiều mà bộ não của học sinh thì không thể dung nạp hết tất cả kiến thức một cách chi tiết, tỉ mỉ. Khi giảng thì giáo viên nên nói nhiều, nhưng sau đó cần cô đọng kiến thức, chốt lại những điểm trọng tâm. Tôi có một số ý kiến với mong muốn làm sao nhanh chóng tìm ra một giải pháp tốt nhất để cứu vãn tình trạnh hổng hụt kiến thức lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay.
DANG VAN UYDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1962CONG AN PHUONG 14cong an phuong 140908408292van uy 12@yaho,com
PHAN TRAC NGHIEM 1:D, 2:D, 3:B, 4:B, 5:A, 6:C, 7:A, 8:A, 9:C, 10:D, 11B, 12:C, 13:B, 14:C, 15:A PHAN CAU HOI MO: TOI CHON CAU 3:LAM SAO CHO VIEC TUYEN TRUYEN LICH SU RONG RAI TRONG NHAN DAN DUOC HIEU QUA? TRA LOI:lich su khong bao gio phai mo, voi thoi gian, nhat la nhung nam gan day lich su nuoc ta chua that su di vao long nguoi do rat nhieu nguyen nhan, trong do viec tuyen truyen rong rai trong moi tang lop nhan dan chua quan tam dung muc va de nhan dan that su quan tam den lich su nuoc nha thi ngoai nhung phuong pap chu yeu dang lam, toi xin co mot so y kien nho nhu sau: + Dau tu cua nha nuoc vao viec tuyen truyen trong nhan dan khong tinh den loi nhuan hay khong loi nhuan nhu: tuyen truyen bang truyen thong dai chung nhu radio: trong muc ke truyen phan bo thoi gian thich hop, tuc gio nghi cua dai da so tu 21 den 22 gio hang ngay voi nguoi ke truyen vao thoi diem nay co chat giong de nghe, truyen cam. tren ti vi:tao ra nhung bo phim mang tinh nghe thuat cao,tu dien vien den trang phuc phu hop voi tung thoi gian, thoi diem, den ky sao lam phim, den thoi gian chieu phim linh hoat de moi nguoi lam ngay, lam dem cung co the coi duoc. rieng voi thieu nhi tao ra nhung the loai phim hoat hinh vui nhon co tinh huyen bi vao thoi gian tu 17 den 19 gio cac ngay, dong thoi quang ba voi noi dung ngan gon xuc tich, thuong xuyen hon. - VAN HOA- VAN NGHE: Nghe thuat mua roi: can dau tu nhieu noi voi gia ve phu hop voi moi tang lop, nhat la nguoi lao dong,sinh vien va hoc sinh vi doi song cua nhung nguoi co muc song trung binh trong xa hoi hien nay chiem so rat lon. Dua lich su vao am nhac do la am nhac su ca vi su ca la nhung bai hat bang loi, hat len de ton vinh, tu hao, on lai truyen thong oanh liet hao hung ve vang cua cha ong, to tien, dan toc ta, de keu goi chung ta song co trach nhiem voi dat nuoc va cung de nhac nho cho cac the he ke tiep hieu va tran trong nhung gia tri lich su truyen thong cua dan toc ta. Truyen tich: trang bia tao len canh hap dan phu hop voi noi dung truyen, chong nhung tranh anh, phan van hoa, phan tham my. ten truyen phu hop voi hoan canh va nhan vat lich su. noi dung truyen viet duoc toan canh trong tung gia doan, thoi diem cua lich su cua ca hai phia, tung thoi dai tren moi lanh vuc, han che ghi chep qua nhieu so lieu giong nhu liet ke, khi viet ve mot lanh vuc nao do co hu cau de loi keo nguoi doc. voi truyen danh cho thieu nhi doc thi tung trang can co hinh anh ro rang sinh dong, phu hop voi lua tuoi. Hien nay viec truy cap tren mang rat da dang, nen can dau tu dao tao ra nhung nha an ninh mang de quan ly tot cac trang mang lich su, de phong nhung trang mang phan cam ve lich su dan toc. dong thoi daU TU BAO TON va phat huy cac di san van hoa vat the va phi vat the cua dat nuoc lien quan den lich su. Phong ngua nhung tieu cuc lam ton hai den di tich lich su do. - Tuyen truyen mieng: tao ra duoc doi ngu am hieu lich su, thich va yeu men lich su thi moi truyen cam den nguoi nghe. Truoc mat cac to chuc chinh tri, ban nganh doan the, nhat la nhung nguoi dung dau to chuc nay phai la nhung nguoi tan tam, yeu cong viec de truyen dat trong hoi vien cua minh voi mot y thuc cao, khi tung hoi vien da hieu, hanh dien va tu hao ve lich su cua dan toc thi chinh nhung hoi vien nay se la nhung tuyen truyen vien trong tung gia dinh va se la cap so nhan ngoai cong dong sau rong hon. Viec tuyen truyen lich su nhu nhung cach thuc tren chung ta khong the lam mot ngay, hai ngay la duoc, ma chung ta phai lam thuong xuyen khong giong nhu mot phong trao xong la thoi, ma chung ta phai thuong xuyen duy tri, bo sung, linh hoat, hap dan hon, co the rat dai thoi gian, voi thoi gian lien tuc ngay nay qua ngay khac, nam nay qua nam khac...thi may ra moi co hieu qua.
PHAN KIỀU THANH HƯƠNGDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
1981110 TÙNG THIỆN VƯƠNG P11 Q8103/48A ĐẶNG CHẤT P2 Q80983334553pkth1781@yahoo.com.vn
I/Phần trắc nghiệm: 1. C 2. D 3. B 4. B 5. A 6. C 7. A 8. A 9. C 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A II. Phần thi câu hỏi mở: Câu 3: Hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả. Bài làm: Để việc tuyên truyền lịch sử đạt được hiệu quả, nhất là việc tuyên truyền trong nhân dân mang đến kết quả mong muốn; đưa nội dung lịch sử được hiểu đúng, xem đó là truyền thống vẻ vang, niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân như vậy mới gìn giữ được lịch sử qua bao đời, nung nấu thêm tinh thần yêu nước. Như vậy, tầm quan trọng việc tuyên truyền lịch sử là công việc phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và cụ thể. Muốn đạt được như thế, bản thân đề ra giải pháp, đó là thực hiện phương thức “3 biết” - Một biết là biết tuyên truyền đến ai? - Hai biết là biết cách thức tuyên truyền? - Ba biết là biết tuyên truyền nội dung gì để người nghe nhớ? Với phương thức “3 biết” nêu trên cần thực hiện như sau: 1/ Biết tuyên truyền đến ai? Nhân dân bao gồm tập hợp nhiều thành phần, đại diện tôn giáo, dân tộc, theo giới (nam, nữ), lứa tuổi (già, trẻ, trung niên), trình độ… do đó khi tuyên truyền phải chú ý: - Đối tượng tuyên truyền thuộc thành phần đại diện nào. - Chú ý đặc trưng riêng như tôn giáo, dân tộc, trình độ mà có cách trình bày nội dung lịch sử cho phù hợp với thời gian, ngôn từ. - Quan tâm đến tâm lý của người nghe (theo giới, người già, người trẻ…) để có phương thức tuyên truyền phù hợp. Sự lưu ý này sẽ giúp cho việc tuyên truyền được đi sâu theo từng đối tượng. Khi tuyên truyền cũng cần phân định đối tượng tuyên truyền thì sẽ tạo cho người tuyên truyền tính chủ động trong đề ra cách tuyên truyền và nội dung tuyên truyền; người nghe sẽ dễ tiếp thu hơn. 2/ Biết cách thức tuyên truyền? Cách thức tuyên truyền thì rất đa dạng, bản thân đề xuất 02 phương thức tuyên truyền như sau: 1/ Tuyên truyền trực tiếp: với hình thức: - Nói chuyện chuyên đề: mời theo đối tượng để tuyên truyền, tập trung tuyên truyền theo chủ đề phù hợp với đối tượng, với thời điểm tuyên truyền. - Họp mặt ôn truyền thống: nhân những ngày kỷ niệm, ngày lễ trong năm lồng ghép họp mặt có nội dung ôn truyền thống - Sân khấu hóa diễn trực tiếp bằng các tiểu phẩm, cải lương, kịch, múa rối, kể chuyện lịch sử có minh họa… - Hội thi tìm hiểu: đưa ra những nội dung thi để người thi chủ động nắm bắt lịch sử; người nghe tiếp nhận qua việc theo dõi hội thi. - Du khảo: đi đến những địa danh thực tế để trực tiếp thấy và nghe về lịch sử. - Gặp gỡ nhân chứng sống. 2/ Tuyên truyền gián tiếp: với hình thức: - Phát thanh: + Phát thanh trên hệ thống phát thanh của địa phương. + Phát thanh trên hệ thống truyền thanh đại chúng như đài phát thanh (ví dụ: đài FM, AM), truyền hình (ví dụ: HTV, VTV). - Phát hình: dựng lại những sự kiện lịch sử thành phim, kịch, cải lương, viết sách minh họa bằng hình ảnh, hoạt hình… để phát sóng trên truyền hình, phát hành đĩa. - Phát phiếu bướm: xây dựng thành các chuyên đề lịch sử. - Phát hành sách lịch sử, cẩm nang giới thiệu về địa danh lịch sử. - Sáng tác các ca khúc có nội dung về lịch sử. - Treo khẩu hiệu, pano có nội dung về lịch sử tại nơi công cộng hoặc dán vào các sản phẩm tiêu dùng thường gặp như trang bìa của tập, sách; tờ lịch; chai nước; bịch đựng đồ… - Các trang báo cần có chuyên đề lịch sử. Với hai phương thức trên thì đối với nhân dân tại địa phương, Đảng, chính quyền, Mặt trận – các đoàn thể phường cần chú trọng như sau: - Tuyên truyền trực tiếp: trình diễn các tiểu phẩm để tạo tính sôi động, dễ tiếp nhận; lồng ghép họp tổ dân phố sinh hoạt chuyên đề về lịch sử với nội dung rất gọn, dễ nắm bắt; Mặt trận – đoàn thể phường tổ chức các buổi du khảo cho đoàn viên, hội viên để dễ nhớ; phát huy thật hiệu quả hoạt động của Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến và Câu lạc bộ Ông bà cháu. - Tuyên truyền gián tiếp: soạn thảo thành phiếu bướm với nội dung thật cô đọng về lịch sử để phát đến hộ dân; dán pano trích dẫn về nhân vật lịch sử đặt nơi công cộng; có chuyên trang trong bản tin của phường; nhân dân đến phường giải quyết hồ sơ, trong thời gian chờ đợi có thể đọc các thông tin về lịch sử thông qua phiếu bướm, cẩm nang giới thiệu lịch sử. 3/ Biết tuyên truyền nội dung gì để người nghe nhớ? Không phải tuyên truyền nhiều mà hiệu quả, quan trọng là nội dung tuyên truyền đi vào trong trí nhớ của người tuyên truyền. Do đó, khi tuyên truyền phải soạn thảo nội dung một cách cô đọng, dễ nhớ và lưu ý là quan tâm đến người nghe là ai? Ví dụ: người lớn tuổi thì cần trình bày gọn, nội dung ít. Trước khi tuyên truyền, cần biên tập đề cương tuyên truyền để người nói chủ động sắp xếp nội dung trình bày với phương thức phù hợp với thời gian, không gian. Khi tuyên truyền, cần chọn lựa người có khả năng trình bày, diễn đạt thì mới tăng được hiệu quả tuyên truyền, dễ thấm vào trí nhớ người nghe. Khi lịch sử được mọi người “biết, hiểu, nhớ” thì mới tạo nền tảng tri thức về truyền thống dân tộc cho mỗi người; việc tuyên truyền lịch sử không cần quá nhiều, quá chi tiết trong một lần tuyên truyền, mà cần vạch ra nội dung tuyên truyền theo từng giai đoạn, thời điểm mới đi vào tâm trí. Bản thân xác định “Lịch sử là nguồn tri thức quý giá; có lịch sử mới có kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết để phấn đấu tạo thành trang sử đẹp cho ngày sau dù là một hành động nhỏ nhất. Hành động đó là “khơi nguồn lịch sử để hiểu biết lịch sử”.
Đặng Hoàng MinhDùng phím SHIFT+ENTER để mở menu (cửa sổ mới).
07-4-1974302 Phạm Hùng p5 Q8302 Phạm Hùng p5 Q8090 3390052danghoangminh35@yahoo.com.vn
1-b; 2-d; 3-b; 4-b; 5-a; 6-b; 7-a; 8-a; 9-d; 10-d; 11-b; 12-c; 13-b; 14-c; 15-a Bài viết (câu 1) Trong suốt chiều dàn lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam, chúng ta rất tự hào vì đất nước của chúng ta có rất nhiều nhân vật tài giỏi đánh giặc để giữ gìn bảo vệ quê hương bờ cỏi, có nhiều anh hùng được thế giới công nhận là một trong các vị tướng xuất sắc mọi thời đại như Hưng đạo Vương trần Quốc Tuấn đánh đuổi quận Nguyên nỗi tiến với “Hịch tướng sĩ”, hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp văn võ song toàn chỉ huy quân đội Việt Nam đại thắng quân xâm lượt Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ gây chấn động toàn cầu! v.v…..nhiều, rất nhiều vị tướng tài giỏi của nước ta trong lịch sử mà không thể kể hết trong một thời gian ngắn. Hôm nay, tôi xin kể về một trong những nhân vật lịch sử của tân tộc mà tôi vô cùng mên phục đó là anh hùng Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi (hiệu Ức trai) sinh năm 1380 tại làng Nhị Khê, nay thuộc Hà Nội, ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Ông cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam. Sau khi từ quan triều nhà Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi trốn về vùng rừng núi Lam Sơn để ra mắt Lê Lợi, ông đã trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công tức là đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng. Tháng 6 năm 1423, Bình Định Vương cử sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hoà. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, Tổng binh nhà Minh lúc bấy giờ là Trần Trí chấp thuận ngay. Từ đây, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn và quân Minh cũng như văn thư đều do một tay Nguyễn Trãi soạn thảo. Nguyễn Trãi cũng đề xuất một diệu kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn. Ông dùng nước cơm trộn mật viết vào lá cây tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi, thế nhưng sau đó có tướng là Đinh Liệt đã đề nghị Nguyễn Trãi đổi lại thành Lê Lợi vi quân, bách tính vi nghĩa là Lê Lợi làm vua, trăm họ làm tôi. Thế là tin Lam Sơn khởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vào tương lai của nghĩa quân. Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Mạnh Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê. Một trong những tư tưởng của ông là tư tưởng nhân nghĩa, đó là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu trước lo trừ bạo…” Hay “….lấy đại nghĩa thắng hung tàng…” Công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. 22 năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông và có bài thơ tâng ông để ghi nhớ công lao to lớn của ông trong sự nghiệp “khai quốc” của triều hậu Lê. Cao Đế anh hùng dễ mấy ai Văn Hoàng trí dũng kế ngôi trời Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy Mười Trịnh vang lừng nền phú quý Hai Thân sáng rạng vẻ cân đai Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn nước Cơ nghiệp Thành Chu vận nước dài Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược./. ĐẶNG HOÀNG MINH
Tìm kiếm