SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
1
6
3
8
5

Họ tên

Dương Thị Ngọc Hoa 

Năm sinh

1966 

Địa chỉ liên lạc

49Đ2/2 Hoài Thanh , Phường 14 , Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

UBND P14 Quận8 

Số điện thoại

0978245572 

Email

 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm 1.D 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở Tôi chọn câu 2 hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học, sinh động và dễ tiếp thu Trả lời Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người . Bác Hồ đã viết : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử đân tộc ngày càng mơ hồ. Chất lượng đào tạo môn lịch sử, nhận thức và kết quả học tập của học sinh về môn lịch sử không phải bây giờ chúng ta mới đề cập mà thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, gây ra những bức xúc cho xã hội. Muốn đánh giá đúng và tìm giải pháp khắc phục, chúng ta cần nhìn nhận khách quan. Để co giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giái dục môn lịch sử, chúng ta cần nhìn nhận và có giải pháp đa chiều. Đổi mới phương pháp dạy và học. Chất lượng dạy và học môn lịch sử yếu kém có phần trách nhiệm của những giáo viên dạy sử, phương pháp và cách dạy lịch sử của các thấy cô không hiệu quả. Hầu hết học sinh khi học môn lịch sử đều cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại để hệ thống hóa vấn đề cho dễ nhớ những sự kiện điển hình, tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử. Cách giảng dạy môn lịch sử của thầy cô đa phần là thầy đọc - trò chép . Các bài kiểm tra tập trung vào việc liệt kê, điểm lại các sự kiện mà chưa coi trọng việc phân tích, tìm ra mối quan hệ của các sự kiện. Môn sử là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích vá rút ra bài học cho thực tiễn . Giáo viên nên đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa ra các chủ đề , vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Dạy lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim cũng là một phương pháp hay để dạy hiệu quả môn này. Thay vì là người truyền đạt các sự kiện, con số, người dạy hãy đổi mới để học sinh chủ động đi tìm kiến thức. Nhà trường nên đầu tư máy chiếu, các bộ phim tài liệu, bộ phim lịch sử làm công cụ dạy học lịch sử. Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường không chỉ là thay đổi phương pháp giảng dạy mà còn đồi hỏi những giải pháp từ thay đổi nhận thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa , thực hiện đãi ngộ, tuyển chọn giáo viên dạy lịch sử. Là vấn đề nhận thức chung của xã hội chứ không phải riêng của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử. Tuyển chọn , đào tạo giáo viên. Vài năm gần đây, mức độ thu hút của ngành lịch sử và các khoa liên quan đến ngành lịch sử theo xu hướng thấp dần, nguyên nhân của thực trạng này là bắt nguồn từ cuộc sống, buộc mọi người phải lo cơm áo gạo tiền. Có không ít bạn từng học cử nhân nhưng khi ra trường cũng khó tìm cho mình một việc làm thích hợp, hoặc có tìm được thì khó mà đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình. Thực trạng đó càng làm nặng nề thêm định kiến , khiến nhiều bạn có năng khiếu về môn lịch sử không còn mặn mà thi vào các trường nghiên cứu lịch sử hay sư phạm sử. Nhiều bạn sinh viên của nghành lịch sử mà còn mơ hồ về nhiều nội dung lịch sử đã học . Đó là hệ quả của cách dạy truyền thống, đến kỳ thi sinh viên hôc thuộc giáo trình còn bản chất sự kiện hay việc nắm bắt các kiến thức lịch sử có hệ thống thì rất ít sinh viên nắm vững. Để đổi mới phương pháp giảng dạy nên đổi mới từ khâu đào tạo đại học , cần trang bị cho họ những phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh thay cho cách giảng dạy một chiều. Nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, để họ thực sự yên tâm gắn bó với nghề. Cần có biện pháp quy tụ, thu hút những giáo viên giỏi, sinh viên giỏi về với bộ môn lịch sử. Thay đổi và nâng cao nhận thức Nhiều năm nay, môn lịch sử bị xem là môn phụ, là môn của người học thuộc lòng. Không chỉ phụ huynh, học sinh mà nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng có quan niệm như vậy. Vì thế, đa số học sinh ít quan tâm , giáo viên cũng mất hứng thú trong giảng dạy. Bên cạnh là sự lên ngôi của các nghành kinh tế, kỷ thuật và công nghệ trong những năm qua cũng góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử, ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc mong muốn theo học môn lịch sử. Nhà nước, các cơ quan văn hóa, giáo dục cần tăng cường công tác tuyên truyền, những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, cội nguồn dân tộc, phải thấu hiểu sâu sắc. Môn lịch sử cần được đưa vào môn thi bắt buộc mỗi kỳ thi giống như môn văn, môn toán. Về lâu dài, chúng ta cần thực hiện những biện pháp quan tâm đào tạo, chăm lo tốt hơn đời sống của giáo viên nói chung và giáo viên dạy sử nói riêng. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử. Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn lịch sử trong nhà trường và ngoài xã hội . Tổ chức những cuộc thi đố em, hái hoa dân chủ tìm hiểu lịch sử Việt nam trong hệ thống trường học phổ thông. Dạy lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng. Nghành giáo dục, nhà trường đầu tư máy chiếu, phim lịch sử, phim tư liệu, phòng trưng bày sách tranh ảnh về lịch sử Việt Nam làm công cụ dạy học. Tổ chức sinh hoạt giả ngoại , tìm hiểu chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương để các em có điều kiện gần gũi hơn, gắn bài học với thực tiễn giáo dục truyền thống văn hóa , tinh thần dân tộc , yêu quê hương đất nước, con người , tự hào với lịch sử dân tộc ./.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 15/11/2011 9:21 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:26 SA  bởi System Account