SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
3
8
2
9
6

Họ tên

Nguyễn Thị Nhung  

Năm sinh

1977 

Địa chỉ liên lạc

97/2 Hồng Lạc, P10, Tân Bình  

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 

Số điện thoại

38500750 

Email

thunqdq8@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * Trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc ở thời Hậu Lê. Ông được người cha Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp theo khuôn khổ Nho giáo. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Năm 1407, đất nước ta rơi vào sự cai trị của nhà Minh, cha ông bị bắt sang Trung Quốc. Có sách sử kể lại rằng, ông đi theo cha tỏ ý muốn hầu hạ nhưng cha ông không đồng ý, bảo ông trở về giúp nước. Ông đã theo lời cha, gạt nước mắt quay trở về. Đây chính là sự hiếu nghĩa của ông. Khi giã biệt cha trở về, Nguyễn Trãi trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm đi khắp nơi đằng đẳng 10 năm trời, ông chứng kiến bao cảnh hãi hùng, thê lương mà quân Minh áp đảo đầy đọa nhân dân, bao nhiêu đền đài miếu mạo bị phá hủy, bao nhiêu sách vở văn hóa bị đốt sạch. Bên cạnh đó, ông đi khắp nơi tìm hiểu tình hình địch, phân tích tâm lý từng tên quan Minh cai trị, tìm hiểu từng nhóm kháng chiến, cơ sở cũng như các cấp lãnh đạo kháng Minh để biết rõ ưu và khuyết điểm của ta và địch. Cuối cùng ông đúc kết nên tập "Bình Ngô Sách". Năm 1418, Lê Lợi phát cờ khởi nghĩa lãnh đạo nhận dân chống lại ách độ của nhà Minh. Nguyễn Trãi ra mắt Lê Lợi, Ông đã trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách; người mà ông tin tưởng có thể thực hiện được. Trong đó, Ông đã đề ra chính sách vừa tâm lý vừa quân sự, khi cương khi nhu, tùy nơi tùy lúc. Trên cơ sở đó, Ông đã vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng. Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân. Từ đó, Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Ông luôn luôn hành động sáng tạo để đưa nghĩa quân từ thế yếu thành thế mạnh, từ hoàn cảnh hiểm nghèo ra thế xung kích địch. Khi kháng chiến đă thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đă viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân: - Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc. Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trăi) Với Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành. Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng. Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc, ngày nay được gọi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. - Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm. - Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 9:15 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 12:49 CH  bởi System Account