SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
9
4
6
8
1

Họ tên

Huỳnh Thị Sự 

Năm sinh

1983 

Địa chỉ liên lạc

Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Văn phòng UBND Quận 8 (Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM) 

Số điện thoại

0907551183 

Email

nhombanthandonal@yahoo.com 

Nội Dung Trả lời

Phần trắc nghiệm: 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2: Hiến kế để việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Lịch sử là một trong những môn học “khó nuốt” nhất đối với thế hệ trẻ bây giờ. Vậy thì làm thế nào để môn học này trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn trong mắt học sinh trên toàn quốc?. Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm trong nhiều năm qua. Đặc biệt là Bộ Giáo dục và những người trực tiếp giảng dạy môn học này. Có lẽ, hầu hết học sinh đều coi Sử là môn học khô khan, khó thuộc nhất trong số tất cả các môn học. Nhưng đâu phải vì thế mà chúng ta có thể lơ là môn học này. Nếu một ngày nào đó có một du nước ngoài muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và muốn mình kể cho họ nghe về lịch sử, về những vị anh hùng dân tộc thì chúng ta sẽ làm gì khi kiến thức về lịch sử của mình rỗng tuếch, có phải mình cảm thấy lúng túng và xấu hổ vô cùng khi chính bản thân mình cũng không biết một chút nào về lịch sử của dân tộc? Thật đáng sợ khi tâm lý chung của giới trẻ hiện nay rất ngại đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách lịch sử với nội dung không mấy hấp dẫn, thêm vào đó là rất nhiều mốc thời gian khiến các bạn không sao có thể nhớ hết, chính vì lý do đó mà giới trẻ ngày càng xa rời với lịch sử và tiếp cận gần hơn với sự phát triển vượt bậc của xã hội. Từ thực tế chứng minh, mỗi năm cứ đến kỳ thi tốt nghiệp, chúng ta lại phải đau lòng khi chứng kiến không ít bài thi môn lịch sử của các em chỉ đạt điểm một, hai, thậm chí những bài thi đại học khối C không đạt điểm nào. Vậy mà bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử không kiếm được việc làm, đây mới là cái họa khôn lường. Vậy làm cách nào để các em thêm yêu thích và tiếp thu môn Lịch sử dễ dàng hơn? Đó là nỗi băn khoăn nhức nhối hiện nay. Vậy thì, ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và hãy hiến kế làm sao để thế hệ mai sau cảm thấy hứng thú yêu thích môn lịch sử hơn. Ví như câu nói của Bác Hồ. “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Với cách giảng dạy và học truyền thống như từ trước đến nay là “nghiền ngẫm suốt ngày” khiến học sinh cảm thất mệt mỏi nên thay vào đó là thuyết giảng và thảo luận để học sinh được bộc lộ khả năng tự tìm tòi, tự khám phá, tự đánh giá, nhận xét và rút ra bài học từ việc học tập lịch sử. Để từ đó cảm nhận lịch sử thật sự gắn liền với cuộc sống, để các em thật sự có cảm xúc với lịch sử. Từ đó việc học tập lịch sử càng trở nên dễ tiếp thu hơn. Cũng có thể kết hợp sự kiện sách giáo khoa với một câu chuyện về sự kiện đó hay một nhân vật lịch sử; ví dụ khi phản ánh về Triều Nguyễn giáo viên có thể thêm vào các câu ca dao, tục ngữ, các tác phẩm văn học thời kỳ đã phản ánh về xã hội cuối Triều Nguyễn chẳng hạn. “Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Học như vậy làm cho không khí thỏa mái, học sinh dễ nhớ, tiết học với sự tiếp thu của học sinh được hiệu quả. Hay nói về thời kỳ nhân dân ta kháng chiến chống Pháp ở Nam kỳ có trận đánh nổi tiếng của nguyên soái Nguyễn Trung Trực. Qua đây ta có thể kể cho học sinh nghe về nhân vật này giúp học sinh ghi nhớ về nhân vật này qua câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Kết hợp thuyết giảng với cách giảng dạy hiện đại là giáo án điện tử trên máy chiếu. Qua đó ta có thể đưa vào tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, sự kiện lịch sử một cách rất sống động và thật như ta được trực tiếp chứng kiến thời kỳ gian khổ đó vậy. Vừa học, vừa hình dung về “quá khứ lịch sử” được thể hiện trên màn hình máy chiếu đó là cách gây ấn tượng dễ nhớ nhất, là hình thức kết hợp nghe nhìn. Cùng với đó có thể dùng trực quan như sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh trên giấy khổ lớn, hoặc phác họa bài giảng theo sơ đồ lên bảng, từ đó giúp học sinh nắm bài một cách xúc tích và dễ ghi nhớ điểm nào là quan trọng. Những sự kiện trong sách giáo khoa có thể kết hợp để đưa ra các dạng câu hỏi cho học sinh ngồi theo tổ, nhóm để thảo luận, cho học sinh chơi các trò chơi liên quan đến lịch sử, để các em tự động tích cực khám phá và chủ động đón nhận kiến thức, những lần thảo luận, ít nhiều đã giúp các em chủ động trang bị ít kiến thức cho mình thật tốt để bước vào lớp Ngoài ra, còn phải có biện pháp khen, chê, thưởng, phạt kịp thời để học sinh tích cực hơn. Nên giảng dạy đi đôi với thực tế lịch sử, tổ chức tham quan bảo tàng, nơi có chứng tích lịch sử như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho học sinh đi dã ngoại địa đạo của chi, hoạt động nơi bảo tồn lịch sử ... Mỗi tỉnh thành, địa phương ở nước ta, hầu hết điều có các di tích lịch sử điển hình như ở Kiên Giang có nhà tù Côn Đảo – Phú Quốc, nơi đó tái hiện sự chiến đấu, hy sinh gan dạ của lớp lớp thế hệ cha anh, những trận đòn tra tấn dã man của bọn thực dân, nhìn những hình ảnh bị tra tấn dã man như vậy mà các anh vẫn giữ trọn lời thề cùng non nước có như vậy mới thấu hiểu được rằng biết bao đau thương gian khổ mà cha ông đã dành lại sự bình yên cho mình ngày hôm nay, ở Quảng Ngãi thì có Chứng tích Sơn Mỹ, nơi thảm sát hơn năm trăm người dân vô tội vào một buổi sáng của bọn Mỹ Lai, rồi có Bệnh xá Đặng Thùy Trâm, đến đó ta mới hiểu được sự hy sinh cao cả của người con gái Hà Thành phải rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ, gia đình và người thân theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc lên đường vào Nam để chăm sóc cho thương bệnh binh, khi chiến trường Miền nam thời đó thật khốc liệt, bao nhiêu thiếu thốn về dụng cụ y tế vậy mà người con gái tuổi hai sáu, hai bảy ấy đã vượt qua số phận vận dụng hết những gì có thể để cứu chữa lành vết thương bôm đạn, động viên tinh thần để các anh yên lòng chiến đấu, bảo vệ đất nước…Không ai khỏi chạnh lòng khi hiểu và chứng kiến những điều thực tế ấy đã từng xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, thử hỏi làm sao chúng ta thờ ơ với việc học, thờ ơ với lịch sử, với bao mất mác, hy sinh mà cha ông ta đã đổi lấy để dành sự bình yên ngày hôm nay? Đó có phải đã giúp các em hiểu hơn về lịch sử về quy luật phát triển của xã hội, về vai trò của bản thân phải có trách nhiệm với đất nước hàng nghìn năm văn hiến. Thêm vào đó nên đưa môn lịch sử làm môn thi tốt nghiệp cấp hàng năm, vì vốn dĩ môn học này rất nhiều sự kiện và “khô” theo cách hiểu của một số người, nếu cứ năm thi năm không thi thì học sinh dễ rất thụ động đối phó với việc học môn lịch sử. Mà chúng ta thừa biết yêu lịch sử dân tộc chính là yêu nước và vận mệnh dân tộc thì luôn do thế hệ trẻ quyết định, nên việc để học sinh hiểu về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới để giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước là vô cùng cần thiết. Việc phải thi tốt nghiệp hàng năm sẽ giúp học sinh có tâm lý chủ động việc học tập nắm vững kiến thức. Đội ngũ giáo viên, giáo dục phải không ngừng nổ lực để hoàn thiện môn dạy này thật tốt. Nhà nước ta nên có chính sách đối với đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp “truyền lửa” tiếp sức lịch sử Việt Nam cho lớp lớp thế hệ trẻ, mầm móng tương lai cho đất nước, để đội ngũ giáo viên an tâm công tác nơi bục giảng. Nếu chúng ta đồng tâm, đồng sức thực hiện được những điều ấy, tôi tin rằng lịch sử sẽ thuộc nằm lòng trong mỗi người dân đất Việt chúng ta. Hãy luôn coi trọng việc học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người./.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 9:41 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 12:54 CH  bởi System Account