SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
0
6
8
6
7

Họ tên

Võ Thị Mỹ Dung 

Năm sinh

1953 

Địa chỉ liên lạc

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Số điện thoại

0908583204 

Email

qtdchanhhung@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Đề: Hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà anh chị mến phục hoặc yêu thích, nêu sự ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập được từ nhân vật lịch sử đó. Bài viết: Nguyễn Trãi là con Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng chài Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) sinh cơ lập nghiệp ở Nhị Khê đã mấy đời. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, hiệu là Ức Trai người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). Nguyễn Trãi đậu tiến sĩ năm 1400 và làm quan dưới thời nhà Hồ. Năm 1418 Nguyễn Trãi vào Thanh Hóa và theo phò Bình Định Vương Lê Lợi, ông là người vạch ra nhiều mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, chuyên thảo các lời tuyên cáo, thư từ, phụ trách việc điều chỉnh giảng hòa với quân Minh. Mọi phương sách ông đặt ra đều kỳ diệu, cuối cùng đuổi được giặc Minh, giành lại được độc lập và thống nhất tổ quốc cứu vớt muôn dân. Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt được Nguyễn Trãi viết năm 1428 (năm Thuận thiên thứ nhất). Năm 1433 Lê Lợi mất, ông thảo bài viết bia Vĩnh Lăng ghi công nghiệp của vua và sự nghiệp kháng chiến chống quân Minh. Bia này còn ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Sau khi Lê Lợi mất ông bị bọn quyền thần ghen ghét, gièm pha, bị triều đình đối xử tệ bạc bởi tính tình ông cương trực. Năm 1437 – 1438 ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1439 ông được vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc triều chính, Ông thuận tình về triều giúp vua. Năm 1442 xảy ra vụ án “Lệ Chi Viên”, năm ấy vua Lê Thái Tông 20 tuổi là một vị vua giỏi, tính tình khoan dung, trọng đạo sùng nho nhưng có nhược điểm đắm say tửu sắc. Vua đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Khi xa giá trở về tới vườn vải thuộc huyện Gia Định (nay là Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh) vua vốn mến mộ Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi), một người đàn bà đẹp lại giỏi văn chương, đêm ấy vua chuyện trò cùng Thị Lộ rồi mắc bạo bệnh mà chết. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị qui vào tội giết vua mà Nguyễn Trãi là kẻ chủ mưu. Triều đình quyết án “Tru di tam tộc” giết Nguyễn Trãi, giết Thị Lộ và ba họ (thực ra đây chỉ là âm mưu của bọn quyền thần nhằm hãm hại Nguyễn Trãi). Nguyễn Trãi là bậc hào kiệt lỗi lạc của dân tộc ta trong thế kỷ XV là văn hào – thi hào thuộc hàng đầu trong nền văn hóa dân tộc, ông là cây đại thụ về văn chương, tỏa bóng rợp ngàn năm cho hậu thế. Ông là một trong những người có công lớn sáng tạo ra ngôn ngữ văn học thành văn của dân tộc (quốc âm). Ông dùng kho ngôn ngữ ấy viết nên những tác phẩm văn chương đích thực, bất hủ. Thơ Nguyễn Trãi là di sản quí báu nhất thuộc thời kỳ sơ khai của nền văn học dân tộc, đưa chúng ta về phía cội nguồn của tiếng nói nước nhà, thơ nôm của Nguyễn Trãi có sức sống vĩnh cửu, thơ Hán và Hán văn cũng rất điêu luyện không thua kém các thi nhân đời Đường, đời Tống. “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là một áng “thiên cổ hùng văn” làm phấn chấn tâm hồn người Việt Nam ta hơn 5 thế kỷ qua. “Quân trung từ mệnh tập” gồm những bức thông điệp gởi cho bọn tướng giặc Minh làm cho chúng hồn phí phách tán, được viết bằng một giọng văn nghị luận sắc bén và hào hùng, thể hiện một trí tuệ phi thường. Sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Trãi được thực thi ở các phương diện căn bản nhất của một dân tộc, một quốc gia. Đối với nền chính trị quốc gia: Sau khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Trãi tiếp tục làm cận thần cho Lê Lợi, chỉnh đốn việc triều chính, thực hiện việc “chăm dân” với tinh thần trách nhiệm cao, xứng đáng là một anh hùng dân tộc. Đối với nền đạo đức và văn hóa của dân tộc: Suốt đời Nguyễn Trãi đã vận dụng và khuyếch trương yếu tố ưu việt nhất của Nho giáo – tư tưởng Nhân Nghĩa để làm căn bản cho đạo lý Đại Việt. Bởi lẽ nhân nghĩa là tư tưởng nhân bản cao quí nhất của loài người. Nền chính trị được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, lấy sự thái bình thịnh trị của quốc gia và hạnh phúc của muôn dân làm mục đích. Tư tưởng nhân nghĩa được vận dụng nhuần nhuyễn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đã hạn chế đến mức tối đa xương máu của nhân dân, đã mở ra một chương mới cho sự hòa hiếu lâu dài giữa hai nước Đại Việt – Trung Hoa, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo” – Tư tưởng nhân nghĩa cũng là yếu tố căn bản giúp triều đại nhà Hậu Lê – đặc sắc nhất là thời trị vì của Lê Thánh Tông đạt tới cực thịnh. Đối với sự tồn tại của bản thân dân tộc và quốc gia: Nguyễn Trãi phò vua Lê Lợi với đường lối chính trị đúng đắn, với tư tưởng tiến bộ và khoa học của ông được Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn dùng làm kim chỉ nam trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cuối cùng nhân dân ta đã thu lại được giang sơn Đại Việt. Cái chết của Nguyễn Trãi và cái thảm họa “tru di tam tộc” được nhìn nhận là cái chết của một vị anh hùng dân dộc, đó là sự tổn thất, sự hy sinh không tránh khỏi trong cuộc sống đấu tranh quyết liệt giữa chính và tà, giữa cao thượng và thấp hèn. Cái chết của Nguyễn Trãi đã để lại nỗi thương tiếc ngàn đời cho hậu thế. Ông đi vào cõi vĩnh hằng với phong độ như Khuất Nguyên xưa: Thánh hiền xưa cũng như ta Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong. Sự nghiệp và phẩm cách cao cả của Nguyễn Trãi hơn bao giờ hết được toàn thể dân tộc ta xác nhận, yêu quí và kính trọng. Nguyễn Trãi đã trở thành danh nhân văn hóa của nhân loại. Di sản văn học ông để lại cho chúng ta ngày nay chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ trước tác đồ sộ của ông (sau vụ án “Lệ Chi viên” toàn bộ thơ văn của ông đã bị triều đình ra lệnh tiêu hủy). Tất cả chúng ta hãy để tâm hồn lắng lại mà thưởng thức những áng văn thơ tuyệt vời, cũng là tưởng niệm một vĩ nhân của dân tộc ta. Thơ văn Nguyễn Trãi có thể so sánh với những trước tác vĩ đại của các bậc thánh hiền như Khổng Tử, Lão Tử, hoàn toàn xứng đáng là bộ kinh của người Việt. Hãy chăm chú đọc thơ văn Nguyễn Trãi để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chính con người mình./.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 4:11 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 22/11/2011 10:19 SA  bởi System Account