I/Phần trắc nghiệm:
1. C
2. D
3. B
4. B
5. A
6. C
7. A
8. A
9. C
10. D
11. B
12. C
13. B
14. C
15. A
II. Phần thi câu hỏi mở:
Câu 3: Hãy hiến kế làm sao cho việc tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả.
Bài làm:
Để việc tuyên truyền lịch sử đạt được hiệu quả, nhất là việc tuyên truyền trong nhân dân mang đến kết quả mong muốn; đưa nội dung lịch sử được hiểu đúng, xem đó là truyền thống vẻ vang, niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân như vậy mới gìn giữ được lịch sử qua bao đời, nung nấu thêm tinh thần yêu nước. Như vậy, tầm quan trọng việc tuyên truyền lịch sử là công việc phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và cụ thể. Muốn đạt được như thế, bản thân đề ra giải pháp, đó là thực hiện phương thức “3 biết”
- Một biết là biết tuyên truyền đến ai?
- Hai biết là biết cách thức tuyên truyền?
- Ba biết là biết tuyên truyền nội dung gì để người nghe nhớ?
Với phương thức “3 biết” nêu trên cần thực hiện như sau:
1/ Biết tuyên truyền đến ai?
Nhân dân bao gồm tập hợp nhiều thành phần, đại diện tôn giáo, dân tộc, theo giới (nam, nữ), lứa tuổi (già, trẻ, trung niên), trình độ… do đó khi tuyên truyền phải chú ý:
- Đối tượng tuyên truyền thuộc thành phần đại diện nào.
- Chú ý đặc trưng riêng như tôn giáo, dân tộc, trình độ mà có cách trình bày nội dung lịch sử cho phù hợp với thời gian, ngôn từ.
- Quan tâm đến tâm lý của người nghe (theo giới, người già, người trẻ…) để có phương thức tuyên truyền phù hợp.
Sự lưu ý này sẽ giúp cho việc tuyên truyền được đi sâu theo từng đối tượng. Khi tuyên truyền cũng cần phân định đối tượng tuyên truyền thì sẽ tạo cho người tuyên truyền tính chủ động trong đề ra cách tuyên truyền và nội dung tuyên truyền; người nghe sẽ dễ tiếp thu hơn.
2/ Biết cách thức tuyên truyền?
Cách thức tuyên truyền thì rất đa dạng, bản thân đề xuất 02 phương thức tuyên truyền như sau:
1/ Tuyên truyền trực tiếp: với hình thức:
- Nói chuyện chuyên đề: mời theo đối tượng để tuyên truyền, tập trung tuyên truyền theo chủ đề phù hợp với đối tượng, với thời điểm tuyên truyền.
- Họp mặt ôn truyền thống: nhân những ngày kỷ niệm, ngày lễ trong năm lồng ghép họp mặt có nội dung ôn truyền thống
- Sân khấu hóa diễn trực tiếp bằng các tiểu phẩm, cải lương, kịch, múa rối, kể chuyện lịch sử có minh họa…
- Hội thi tìm hiểu: đưa ra những nội dung thi để người thi chủ động nắm bắt lịch sử; người nghe tiếp nhận qua việc theo dõi hội thi.
- Du khảo: đi đến những địa danh thực tế để trực tiếp thấy và nghe về lịch sử.
- Gặp gỡ nhân chứng sống.
2/ Tuyên truyền gián tiếp: với hình thức:
- Phát thanh:
+ Phát thanh trên hệ thống phát thanh của địa phương.
+ Phát thanh trên hệ thống truyền thanh đại chúng như đài phát thanh (ví dụ: đài FM, AM), truyền hình (ví dụ: HTV, VTV).
- Phát hình: dựng lại những sự kiện lịch sử thành phim, kịch, cải lương, viết sách minh họa bằng hình ảnh, hoạt hình… để phát sóng trên truyền hình, phát hành đĩa.
- Phát phiếu bướm: xây dựng thành các chuyên đề lịch sử.
- Phát hành sách lịch sử, cẩm nang giới thiệu về địa danh lịch sử.
- Sáng tác các ca khúc có nội dung về lịch sử.
- Treo khẩu hiệu, pano có nội dung về lịch sử tại nơi công cộng hoặc dán vào các sản phẩm tiêu dùng thường gặp như trang bìa của tập, sách; tờ lịch; chai nước; bịch đựng đồ…
- Các trang báo cần có chuyên đề lịch sử.
Với hai phương thức trên thì đối với nhân dân tại địa phương, Đảng, chính quyền, Mặt trận – các đoàn thể phường cần chú trọng như sau:
- Tuyên truyền trực tiếp: trình diễn các tiểu phẩm để tạo tính sôi động, dễ tiếp nhận; lồng ghép họp tổ dân phố sinh hoạt chuyên đề về lịch sử với nội dung rất gọn, dễ nắm bắt; Mặt trận – đoàn thể phường tổ chức các buổi du khảo cho đoàn viên, hội viên để dễ nhớ; phát huy thật hiệu quả hoạt động của Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến và Câu lạc bộ Ông bà cháu.
- Tuyên truyền gián tiếp: soạn thảo thành phiếu bướm với nội dung thật cô đọng về lịch sử để phát đến hộ dân; dán pano trích dẫn về nhân vật lịch sử đặt nơi công cộng; có chuyên trang trong bản tin của phường; nhân dân đến phường giải quyết hồ sơ, trong thời gian chờ đợi có thể đọc các thông tin về lịch sử thông qua phiếu bướm, cẩm nang giới thiệu lịch sử.
3/ Biết tuyên truyền nội dung gì để người nghe nhớ?
Không phải tuyên truyền nhiều mà hiệu quả, quan trọng là nội dung tuyên truyền đi vào trong trí nhớ của người tuyên truyền. Do đó, khi tuyên truyền phải soạn thảo nội dung một cách cô đọng, dễ nhớ và lưu ý là quan tâm đến người nghe là ai? Ví dụ: người lớn tuổi thì cần trình bày gọn, nội dung ít.
Trước khi tuyên truyền, cần biên tập đề cương tuyên truyền để người nói chủ động sắp xếp nội dung trình bày với phương thức phù hợp với thời gian, không gian.
Khi tuyên truyền, cần chọn lựa người có khả năng trình bày, diễn đạt thì mới tăng được hiệu quả tuyên truyền, dễ thấm vào trí nhớ người nghe.
Khi lịch sử được mọi người “biết, hiểu, nhớ” thì mới tạo nền tảng tri thức về truyền thống dân tộc cho mỗi người; việc tuyên truyền lịch sử không cần quá nhiều, quá chi tiết trong một lần tuyên truyền, mà cần vạch ra nội dung tuyên truyền theo từng giai đoạn, thời điểm mới đi vào tâm trí.
Bản thân xác định “Lịch sử là nguồn tri thức quý giá; có lịch sử mới có kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết để phấn đấu tạo thành trang sử đẹp cho ngày sau dù là một hành động nhỏ nhất. Hành động đó là “khơi nguồn lịch sử để hiểu biết lịch sử”.