SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
6
0
0
1
2

Họ tên

Trần Thị Kim Huệ 

Năm sinh

1983 

Địa chỉ liên lạc

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Số điện thoại

62607899 - 0909608114 

Email

qtdchanhhung@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: TRẦN HƯNG ĐẠO – MỘT VỊ TƯỚNG VĨ ĐẠI, MỘT ANH HÙNG DÂN TỘC, MỘT DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM – MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG CHO MỌI THẾ HỆ Đất nước nào, dân tộc nào cũng có những anh hùng mà sự nghiệp lừng lẫy đã sống mãi trong lịch sử của nhân loại. Có những anh hùng đã cử binh đi chinh phục các quốc gia khác để tạo dựng một đế quốc thống trị thiên hạ. Có anh hùng phò vua, giúp nước, diệt bạo trừ gian, dựng lên cả một triều đại. Lại cũng có những anh hùng chống ngoại xâm, dành độc lập, thống lĩnh ba quân, trọng đầy quyền thế nhưng lại có lối sống trung can nghĩa khí, lúc sống được vua quan trọng vọng, khi chết được dân gian thờ phụng chẳng khác gì một vị thần linh. Trong số này phải kể Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một. Hưng Đạo Đại Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông có hiệu là Hưng Đạo, là một danh tướng lỗi lạc của Việt Nam dưới đời nhà Trần. Sự nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc Việt Nam, với 3 lần đại phá quân Nguyên Mông. Ông được triều đình phong tước Đại Vương nên thường được dân gian gọi là Hưng Đạo Đại Vương. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Điều này đã được chứng minh rõ trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của ông. Và qua ông, chúng ta còn học hỏi được nhiều điều, rút ra được nhiều bài học quý trong cuộc sống và công việc. Cảo thơm lần giở trước đèn Anh hùng bất khuất còn truyền sử xanh. Trước hết, ta thấy ở Trần Hưng Đạo, một vị tướng đầy nghĩa khí. Sách sử ghi lại, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh Vương Trần Liễu; Trần Liễu vốn có hận thù với Trần Cảnh – vua Trần Thái Tôn, là em ruột của mình. Ngay từ nhỏ, ông Trần Liễu hy vọng và ký thác vào con mình hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng. Trong đời mình, Trần Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn. Nhưng Ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước, luôn biết đặt lợi ích đất nước lên trên mối thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa dòng tộc họ Trần, tạo cho đất nước ở đỉnh cao ngàn trượng nhằm đủ sức đè bẹp mọi quân thù xâm lược. Trong lần quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Ông đã thấy rõ, nếu ngành trưởng và ngành thứ xung khắc, giữa Ông và Trần Quang Khải (con Trần Cảnh) không đồng tâm chung sức chung lòng chỉ làm hại cho đất nước và làm lợi cho kẻ thù xâm lược. Nên Ông đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh. Sách xưa kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Trần Quang Khải sang thuyền mình chơi cờ, trò chuyện và sai người nấu nước thơm và tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, từ đó xoá đi nỗi hiềm khích nghi ngờ giữa hai người đầu mối của hai chi nhánh họ Trần. Mấy ai làm được như thế?! Vì đất nước mà dẹp mối thù nhà, hạ mình tắm cho con của kẻ thù. Thật đáng khâm phục! Trong vòng ba mươi năm (1257-1288), Đế quốc Mông Cổ khổng lồ đã ba lần ào ạt cho quân tràn xuống xâm lược đất nước ta. Lần sau, lực lượng to lớn hơn lần trước, chuẩn bị công phu hơn, và quyết tâm càng cao hơn, khiến cho thử thách lịch sử đối với quân dân Đại Việt càng trở nên quyết liệt hơn. Tính ra cứ khoảng 6 người dân Đại Việt (kể cả người già, con trẻ...) phải chống chọi với một tên giặc Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo và thiện chiến; Lịch sử kim cổ đông tây, đây quả thật là cuộc đối đầu hiếm có sự không cân sức to lớn như vậy. Trước tình hình đó, để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, vấn đề bức thiết hàng đầu đặt ra đối với triều đình nhà Trần là không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. Đây vừa là cơ sở quyết định sự thành bại của sự nghiệp giữ nước, vừa là nhân tố quyết định thường xuyên sự tồn vong của chính bản thân triều đại nhà Trần cũng như sự tồn vong của đất nước Đại Việt. Nhưng cũng lúc bấy giờ, mọi hành vi và cử chỉ của Trần Hưng Đạo lại có ảnh hưởng to lớn nhất đối với khối đoàn kết chung đó. Trước hết, Trần Hưng Đạo đã khôn khéo, chủ động hàn gắn những vết rạn nứt trong đội ngũ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp của triều đình nhà Trần. Mọi nghi ngờ và xích mích giữa nhánh trưởng và nhánh thứ, cháu nội của Trần Thừa (tức giữa người con Trần Liễu và con Trần Cảnh) mọi quan hệ thân thiện dần dần được xác lập, quý tộc và tướng lĩnh cao cấp được hoan hỷ để có thể sát cánh cùng nhau bàn chuyện quốc gia đại sự. Tiếp theo đó, bằng tất cả trí tuệ, đức độ và uy tín của mình, Trần Quốc Tuấn đã tác động một cách tích cực và có hiệu quả đối với triều đình nhà Trần: Triệu tập và sự thành công của hội nghị Bình Than (năm 1282). Đây là hội nghị của những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước và chỉ bàn hai vấn đề thiết yếu nhất: đó là xác định phương hướng chiến lược chống xâm lăng và tổ chức bộ máy chỉ huy chống xâm lăng, cũng có nghĩa là phát động và lãnh đạo một cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược; về bộ máy chỉ huy chống xâm lăng, tháng 10 năm Quý Mùi (1283) Vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho Trần Quốc Tuấn: “tấn phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế, thống lĩnh quân sĩ cả nước... Tiếp theo hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng được triệu tập vào cuối năm 1284 ở Kinh thành Thăng Long - đây là cuộc hội nghị của các bậc phụ lão, đại diện cho nhân dân trong cả nước. Hội nghị này không bàn đến chiến lược, chiến thuật chống xâm lăng mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà với giặc. Sử cũ chép lại rằng: “các cụ phụ lão đều hô quyết đánh, vạn người như một, tiếng vang như cùng bật ra từ một cửa miệng vậy”. Chính hội nghị Diên Hồng là một sự kiện độc đáo và là đỉnh cao của nghệ thuật tập họp và đoàn kết mọi lực lượng trong cả nước để chống lại quân ngoại xâm. Thắng lợi của hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng vừa có giá trị thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp kháng chiến chống quân xâm lăng Mông Cổ thời Trần, vừa để lại cho hậu thế những bài học kinh nghiệm vô giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và quan trọng là nó thể hiện được tính dân chủ trong quyết sách của vua quan nhà Trần thời đó. Một điều mà chúng ta cần phải tiếp thu và học hỏi trong thực tiễn ngày nay. Trong một tập thể, muốn đạt được một kết quả chung thì mọi cá nhân phải có sự thống nhất, đoàn kết, dẹp qua mọi cái riêng. Do đó, muốn thắng được giặc ngoại xâm thì phải có một sự đoàn kết, nhất trí trong toàn quân, toàn dân. Hiểu được như thế, bên cạnh hai cuộc hội nghị, Trần Hưng Đạo cũng đã nhanh chóng tìm mọi cách kích động mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc của tướng sĩ và của toàn dân, tạo ra khí thế quật cường tưng bừng khắp cả nước, đó là áng văn “Hịch Tướng Sĩ”; Chính Hịch Tướng Sĩ lúc bấy giờ khiến cho binh sĩ đã cảm kích trước lời đanh thép của Trần Hương Đạo và đã tự khắc vào cánh tay mình hai chữ “sát thác” (có nghĩa kiên quyết giết quân ngoại xâm của giặc Thác – tức là giặc Nguyên Mông). Hịch Tướng Sĩ văn không những là một văn kiện quân sự mà còn thật sự là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử văn học của nước nhà. Chính nhờ sức mạnh đoàn kết nội bộ, đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với sức mạnh tổng hợp của toàn quân và dân nhà Trần mà nước Đại Việt đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên Mông gây ra, một đế quốc với một đạo quân xâm lược mạnh nhất, hung bạo nhất thế giới thời bấy giờ, một đạo quân đã tung hoành khắp các lục địa từ Á sang Âu. Ta cũng có thể thấy ở Trần Hưng Đạo, một vị tướng của nhân dân, gần gũi với dân. Chính vì không quan liêu, không xa rời quần chúng nhân dân, và tin dân nên ông đã đích thân đi thị sát, đã gặp được bà hàng nước, người đã cho biết giờ thủy triều lên xuống để danh tướng nhà Trần liệu kế đánh giặc. Và có một điều thú vị là bà hàng nước sau này được lập đền thờ, được người dân suy tôn là Vua Bà, và đền thờ của bà được đặt bên cạnh đền thờ của bậc vương gia Trần Hưng Đạo được suy tôn là Thánh. Đây là một điều mà tôi nhận thấy là mỗi Đảng viên, mỗi vị lãnh đạo rất cần phải học tập theo trong thời đại hiện nay, cần phải lắng nghe ý dân và học hỏi ý hay từ nhân dân, quần chúng. Trần Hưng Đạo còn là một vị tướng đầy bản lĩnh. Bản lĩnh của ông được thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Bên cạnh sự bản lĩnh, Trần Hưng Đạo còn là một vị tướng tài. Tài năng của ông biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Ông là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, ông chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều bình thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Hưng Đạo không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng. Từ lời hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến của ông đã được khẳng định. Và qua những lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chống xâm lược, cùng với việc nghiên cứu kỹ lưỡng binh pháp cổ Trung Hoa và phép dùng binh của Đại Việt từ thời Tiền Lê đến thời Lý, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam, quan trọng nhất trong số đó là hai bô binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng; Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa của nông dân, trong chiến tranh giữ nước. Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng" dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ngài quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với Ngài, đội quân phụ tử của Ngài đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi, đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng. Riêng trong thực tiễn hiện nay, ở Ông, ta còn có thể thấy được những phẩm chất cần có của doanh nhân là Nhân, Nghĩa, Dũng, Trí, Tín. Trong đó, chữ Dũng là một sản phẩm vô giá về tinh thần vượt khó tiến công. Riêng về tinh thần tiến công của Đức Thánh Trần, mãi mãi là tấm gương và là động lực thôi thúc doanh nhân Việt Nam tiến lên trong cuộc cạnh tranh, xóa suy nghĩ tự ti bé nhỏ. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng cuộc đời, chiến công, tư tưởng và ý chí của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là những bài học vô song và động lực thôi thúc không bao giờ cạn cho những ai có ý chí vượt qua khó khăn để thành công. Tấm gương và bài học đó rất phù hợp với công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực, mưu trí, tinh thần kiên trì và tiến công của giới doanh nhân. Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc Ðại nguyên soái" Hưng Ðạo Ðại Vương qua đời. Theo lời Ngài dặn, thi hài Ngài được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua Trần Anh Tông truy tặng Ngài: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương. Nhân dân ta lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Ðạo Ðại Vương và suy tôn Ngài là Ðức Thánh Trần. Vương triều Trần, một triều đại "võ công, văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với 175 năm trị vì đất nước, Vương triều Trần đã làm nên những chiến công lừng lẫy, chiến thắng giặc Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều Trần đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nền văn minh Ðại Việt, để lại cho đời sau biết bao bài học quý báu. Vương triều Trần mà tiêu biểu nhất là Anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Hưng Ðạo đã đi vào lịch sử, đi vào thế giới huyền thoại, đi vào thế giới tâm linh, trở thành vị "Thánh" được toàn thể nhân dân ta thờ phụng. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử "bằng xương bằng thịt" đã trở thành vị thánh thiêng liêng được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các vị thần Việt Nam. Qua cuộc đời và sự nghiệp của ông, ta có thể thấy Trần Hưng Đạo quả là một bật kỳ tài quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam, một danh nhân văn hóa. Từ ông mọi người đều có thể tự rút ra cho mình những bài học quý báu. Trên đây chỉ là một phần nhỏ những bài học mà tôi đúc kết được qua nghiên cứu các tài liệu nhưng nếu mỗi người tự phân tích tìm hiểu thêm con người ông thì tôi tin chắc là sẽ có được nhiều bài học quý báu, hữu ích hơn nữa. Trần Hưng Đạo quả thật xứng đáng được vinh danh là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất trên thế giới.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 4:08 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 22/11/2011 10:17 SA  bởi System Account