SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
5
1
3
3
5

Họ tên

Lê Thức Tâm 

Năm sinh

1988 

Địa chỉ liên lạc

364/7/14 Bình Đông Phường 15 Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Ủy ban nhân dân Phường 2 Quận 8 

Số điện thoại

0185132958 

Email

thanh_cat_tu_han132@yahoo.com 

Nội Dung Trả lời

Phần trắc Nghiệm 1C 2D 3C 4B 5A 6C 7A 8A 9C 10D 11B 12C 13B 14C 15A Phần tự luận Tôi chọn câu 1: Ông baà hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà ông bà mến phục hoặc yêu thích, nêu ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập từ nhân vâật đó. Trả lời: Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Tổ quốc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao nhiêu là vị tướng tài, có những vị xuất thân từ quan lại triều đình, có những vị xuất thân từ tầng lớp nông dân khởi nghĩa ..v..v mỗi vị đều có công trạng, chiến tích lẫy lừng riêng biệt. Trong số những vị ấy, có một vị không xuất thân từ tầng lớp nông dân, không xuất thân từ tần lớp võ tướng của triều đình, mà lại xuất thân từ tầng lớp hoàng tộc, với công trạng của mình, Ông đã cùng triều đình lãnh đạo quân, dân đánh tan ba lần xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông, là Anh hùng dân tộc, nhà chiến lược chính trị, thiên tài quân sự, nhà văn hóa tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh và tài năng dân tộc Việt Nam những thế kỷ phục hưng mạnh mẽ và rực rỡ của văn minh Đại Việt độc lập sau cả nghìn năm nô lệ. Khi ông mất, đã tôn ông là Đức Thánh Trần, hằng năm tổ chức ngày giỗ vào 20-8 âm lịch để tưởng nhớ công đức của Người. Ông là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn một vị tướng lỗi lạc của Vương triều Trần, một trong những Vương triều rực rở nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 mất năm 1300, con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu. Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn. Công trạng của ông, lịch sử đều có ghi rõ, thế nhưng những câu chuyện về ông vẫn là một bài học lớn đối với tôi, một người trẻ trong công việc hàng ngày. Thứ nhất ông là tấm gương của thiên hạ về việc tân trung báo quốc, dĩ công vi thượng, một lòng phụng sự đất nước, tấm gương về sự liêm chính, không ham quyền đoạt chức. Vốn là tôn thất của nhà Trần, rất gần gũi với nhà vua, lại là một tướng lĩnh thống lĩnh ba quân (cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước), chuyện nhà vốn có xung khắc ( Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu - trước đây vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh. Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em).), mang lòng oán hận nên lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải bởi một lòng ông lấy trung hiếu làm đầu, không mảy may nghĩ đến việc trả thù, một lòng phò vua giúp nước. Điều này đã được lịch sử ghi lại hai câu chuyện như sau: Có lần Ông vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?" Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ." Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng." Qua việc này cho thấy Ông không chỉ không có ý cướp ngôi vì hận riên mà còn giáo dục con cháu của mình phải tân trung, không được vì hận nhà mà trở thành nghịch tử. Câu chuyện thứ hai: vào Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc. Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, Trần Quốc Tuấn theo hầu vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. có nhiều người nghi ngại Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương nên dễ sinh lòng bất trắc. Biết mối nghi ngại của mọi người, Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Rõ ràng, chính Trần Quốc Tuấn biết rõ sự nghi ngại của mọi người về mình vì hiềm khích xưa, dư luận đều không an, Ông cũng biết rõ nếu quần thần không an thí khác sẽ gièm pha đến tai vua, vua ắt sẽ nghi ngại, điều đó dẫn đến mỗi nguy triều đình không yên, khó mà chống được giặc nên bản thân ông đã chủ động xóa tan niềm nghi ngại đó, chẳng những thế ông còn rất khéo léo xử sự giải quyết một sự xung khắc khác trong nội bộ tôn thất nhà Trần. Ông và Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải vốn xung khắc nhưng vì đại cuộc, đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh. Sử cũ có ghi: Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho." Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Ngay cả đến thời hiện đại, việc bỏ thù riêng, vì lợi ích chung không phải ai cũng làm được nhưng ở Hưng đạo đại vương ông đã thực hiện việc ấy vô cùng khéo léo, tế nhị. Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong nội bộ hoàng tộc đã được ông thực hiện một cách hết sức có hiệu quả. Chuyện còn kể rằng có lần Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Trần Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc." Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn." Ông là con cháu dòng trưởng, Quang Khải là con cháu ngành thứ thế nhưng trong cuộc đời phụng sự đất nước, phục vụ triều đình, chưa bao giờ ông mảy may ý nghĩ ham quyền đoạt chức. Nếu so với hiện nay thì chắc chắc Ông là tấm gương sáng cho muôn người làm theo. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy." Thứ hai: là tư tưởng lấy dân làm gốc xuyên suốt trong cuộc đời binh nghiệp của mình dù bản thân ông là hoàng tộc, xuất thân là giai cấp phong kiến thống trị. Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Như vậy, qua con người, cuộc đời binh nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời sau nói chung và cá nhân tôi nói riêng ít nhất hai bài học quý. Đó là bài học Tận trung báo quốc mà theo chủ tịch Hồ Chí Minh đó là “ Trung với nước, hiếu với dân” dĩ công vi thượng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm bằng cái tâm, không để chủ nghĩa cá nhân, không để lợi ích riêng tư làm ảnh hưởng đến việc chung của tập thể, của tổ chức.Đó là bài học lấy dân làm gốc, mà theo Chủ tịch Hồ Hồ Chí Minh là “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, mọi công việc làm đều phải nghĩ đến dân, đều phải xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của người dân, “ việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” Từ chuyện xưa, học tập Trần Quốc Tuấn, đến chuyện nay, thấm nhuần tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi tự thấy phải luôn luôn học tập, rèn luyện đạo đức tác phong lề lối làm việc để thực sự trở thành người đầy tớ trung thành của nhân dân.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 22/11/2011 4:24 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 22/11/2011 5:14 CH  bởi System Account