SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
1
4
4
6
2

Họ tên

Mai Lý Thùy Trinh 

Năm sinh

1986 

Địa chỉ liên lạc

52 Vĩnh Nam phường 11 Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

UBND phường 14 Quận 8 

Số điện thoại

0906488866 

Email

cauvong1511@yahoo.com 

Nội Dung Trả lời

1-D 2-D 3-B 4-B 5-A 6-C 7-A 8-A 9-C 10-D 11-B 12-C 13-B 14-C 15-A Tôi xin trả lời câu hỏi số 3: Người Việt Nam luôn tự hào về lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc với hình ảnh "lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa" - biểu tượng của sức mạnh văn hóa bất diệt. Từ buổi hồng hoang dựng nước, đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc, đến những năm tháng hào hùng chống Pháp, đuổi Mỹ, xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn chứng tỏ bản lĩnh vững vàng và khí phách anh hùng, bất khuất. Có được bản lĩnh đó là do chúng ta đã biết dựa vào lịch sử và văn hóa. Tìm về cội nguồn dân tộc, để hiểu và yêu hơn đất nước, con người Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân con Rồng cháu Tiên. Lịch sử của dân tộc Việt nam không chỉ là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước mà còn là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, của sự đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo,… mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của dân tộc ta. Chính nó là lời đáp cho câu hỏi tại sao trải qua hơn ngàn năm đô hộ, bọn phong kiến phương Bắc không tài nào đồng hóa nổi con người Việt Nam? Tại sao đứng trước một sức mạnh bạo cường của các đế quốc, dân tộc ta vẫn trường tồn, phát triển? Tổng thống Nga V.Putin từng nói: "Kẻ nào quên quá khứ thì kẻ đó không có trái tim". Chính lịch sử đã hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Học lịch sử Việt Nam thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người Việt Nam, mới yêu quý và trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia. Cũng chính vì thế, người Việt Nam mới có thể nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ xây đắp nên và vĩnh viễn trở thành một tài sản vô giá. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nếu không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị hòa tan, nhấn chìm. Một dân tộc không biết dựa vào lịch sử, xem nhẹ lịch sử thì không thể định hướng và càng không thể tìm đâu là điểm tựa cho mình. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, dần trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, song đất nước muốn "hóa rồng" phải có điểm tựa văn hóa và lịch sử. Chính lịch sử và văn hóa là kết cấu vững chắc, trở thành nội lực cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Phải thấy, phải biết, phải thấu hiểu được những giá trị của lịch sử thì dân tộc đó mới xây dựng được một chiến lược phát triển trong tương lai. Lịch sử là môn học dạy người ta nhân cách, dạy người ta biết yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống cha ông, ứng dụng những bài học trong quá khứ cho hiện tại, tương lai. Tuy nhiên hiện nay không ít người nhớ, biết được lịch sử nước nhà, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tôi xin đóng góp một số ý kiến về tuyên truyền lịch sử rộng rãi trong nhân dân được hiệu quả như sau: - Giới trẻ hiện nay hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước bằng con đường duy nhất là các bài giảng khô khan của thầy cô trong nhà trường và qua sách giáo khoa. Giáo dục lịch sử có hiệu quả thường không phải cứ dừng ở các bài giảng trong nhà trường mà phải kết hợp với rất nhiều hình thức bổ trợ khác, đặc biệt là tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng và xem phim lịch sử. Tại đây người xem được sống lại trong khung cảnh của lịch sử. Thông qua các hiện vật họ như cảm nhận được quá khứ một cách trực tiếp. - Phim lịch sử (gồm cả phim truyện và phim tài liệu) cũng là một hình thức giáo dục lịch sử có hiệu quả rất cao. Cần xây dựng những bộ phim lịch sử dài tập được dàn dựng công phu và hấp dẫn chắc chắn sẽ lôi cuốn thanh thiếu niên, nhân dân xem và qua đó người ta có thể nói được rất nhiều điều mà không cần tới bất kỳ một phân tích gò ép nào. - Cần có những kịch bản hay về lịch sử dân tộc trong các loại hình nghệ thuật như: cải lương, chèo, hát bội, kịch nói… - Tăng cường các cổ động trực quan về các nhân vật lịch sử, các chiến thắng lịch sử của dân tộc qua các giai đoạn trên các tuyến đường, các nơi công cộng, các phương tiện công cộng. - Tăng cường, duy trì công tác tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của phường (mỗi ngày dành một thời lượng phát thanh về lịch sử, nhân vật của dân tộc). - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc phù hợp với các đối tượng và bằng nhiều hình thức phong phú: viết bài cảm nhận, làm tiểu phẩm, ô chữ lịch sử… - Xây dựng các game trực tuyến về lịch sử dân tộc. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục, cái mới sẽ ra đời trên mảnh đất truyền thống. Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việc học và truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Vì vậy mỗi con người Việt Nam phải nhớ về nguồn cội, tự hào về lịch sử dựng nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc và học tập, phát huy những truyền thống vẻ vang mà thế hệ đi trước đã để lại.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 17/11/2011 9:48 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:49 SA  bởi System Account