SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
9
6
9
9

Họ tên

Ngô Thị Ngọc Giàu 

Năm sinh

1984 

Địa chỉ liên lạc

Số 4, Đường 1011, Phường 5, Quận 8  

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 - Số 4, Đường 1011, Phường 5, Quận 8  

Số điện thoại

0909157340 

Email

ngongan13@gmail.com 

Nội Dung Trả lời

Câu 1: D.215 năm Câu 2: D.Từ năm 1400 đến năm 1407 Câu 3: B.12 đời vua Câu 4: D. Cả B và C đều đúng Câu 5: A. Từ năm 1418 đến năm 1427 Câu 6: C. Bộ luật hình thư, ban hành năm 1042 Câu 7: A. Nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên Câu 8: A. Triều đại Nhà Trần. Tên bộ sách đó là “Đại Việt sử ký”. Do Lê Văn Hưu biên soạn. Câu 9: D. Cả A và C đều đúng Câu 10: D. Cả Vua và Thái Thượng Hoàng Câu 11: B. Vua Lý Thái Tổ Câu 12: C. Vua Lý Thánh Tông Câu 13: B. Triều đại nhà Lý Câu 14: C. Vua Trần Thái Tông Câu 15: A. Lý Thường Kiệt Bài viết: Hãy hiến kế làm sao cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Theo kết quả khảo sát ở các trường phổ thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh, 82% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời gian khởi nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 65% HS trả lời sai về thời gian Quang Trung đại phá quân Thanh, 56,7% học sinh trả lời sai câu hỏi về thời điểm ký kết Hiệp định Giơnevơ... Còn khảo sát về phương tiện tiếp cận lịch sử cho thấy, học sinh thích học lịch sử qua phim ảnh hơn là qua sách vở hay qua những lời giảng khô khan của thầy cô. Chỉ có 36,7% học sinh có cách tiếp cận lịch sử thông qua bảo tàng. Một kết quả khảo sát khác cũng cho thấy, số học sinh học vẹt chiếm 33,6%. Giáo viên môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), Lê Quý Đôn (quận 3), Lê Minh Xuân (Bình Chánh) đều có chung ý kiến rằng, sách giáo khoa môn Lịch sử quá nhấn mạnh sự kiện, con số, ngày tháng, nhưng thiếu hình ảnh. Từ đây, ta thấy tình trạng học lịch sử ở các trường học là đáng báo động. Có nên chăng là các giáo viên dạy sử phải cải tiến phương pháp giảng dạy của mình để thu hút học sinh cũng như giúp cải thiện tình hình học môn sử - môn mà học sinh không quan tâm và xem là môn thứ yếu so với các môn như văn, toán,… Tại sao các giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy? Vì thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy trong hoạt động dạy học hiện nay như sau: - Phương pháp thông tin tái hiện: là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong dạy học lịch sử vì học lịch sử là học những sự kiện, những hiện tượng đã từng diễn ra trong quá khứ, trên cơ sở cung cấp cho học sinh những thông tin để hình thành biểu tượng và rút ra khái niệm. Thực tế hiện nay việc diễn thuyết, trình bày miệng còn nhiều nên việc hình thành biểu tượng và rút ra khái niệm còn khó khăn. Nói cách khác, học sinh mới chỉ "Biết" chứ chưa thực sự "Hiểu" lịch sử. - Phương pháp nhận thức lịch sử: là phương pháp đòi hỏi tính tư duy cao hơn, trên cơ sở thông tin, học sinh rút ra được vấn đề. Phương pháp này còn giúp học sinh khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức đã học để rút ra bài học, quy luật lịch sử và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. Mặc dù vậy,việc thực hiện phương pháp này trong thực tế còn nhiều khó khăn. Phần lớn giáo viên chỉ mới căn cứ vào mục tiêu bài học cụ thể để giảng dạy, còn nhiệm vụ "Nhận thức lịch sử " phải chờ đến những bài tổng kết, sơ kết mới thực hiện được...Nếu như vậy phương pháp này chưa phát huy hết ý nghĩa của nó. - Phương pháp tìm tòi nghiên cứu: Trong dạy học lịch sử, không phải chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh thật nhiều những sự kiện, hiện tượng lịch sử mà một trong những vấn đề quan trọng là phải phát triển các kĩ năng "tìm tòi nghiên cứu"của học sinh. Làm cho học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, thực hiện "Học" đi đôi với "Hành", lí luận gắn liền với thực tiễn. Thực trạng hiện nay những vấn đề gợi mở có tính chất nêu vấn đề mà giáo viên nêu cho học sinh còn ít nên sau khi học xong bài học, học sinh chỉ cần học thuộc lòng, không có cơ hội để tìm tòi nghiên cứu thêm. - Việc kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác: Trong các phương pháp kết hợp sử dụng trong dạy học lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan là một yếu tố hết sức quan trọng. Vì lịch sử không lặp lại, đã từng diễn ra trong quá khứ, không thể "phục chế" lại đựơc. Việc nhận thức lịch sử cũng phải theo quy luật nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Mặc dù quan trọng như vậy nhưng nhìn chung, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa tuy đã được bổ sung nhiều tài liệu gốc có giá trị thực nhưng cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần sử dụng của cả giáo viên và học sinh. Hệ thống đồ dùng trực quan do công ty thiết bị trường học cũng đã bám sát sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa nên có nhiều cải tiến. Nhưng việc sử dụng còn rất bất cập vì số lượng chưa đủ, khai thác các đồ dùng trực quan này còn rất khó khăn vì chưa có những tài liệu hướng dẫn cụ thể nên các giáo viên chỉ sử dụng một cách chủ quan, chưa thống nhất . Nhận thức được thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng và phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Đổi mới phải đúng định hướng: Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo con người có đủ tri thức khoa học đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước. Do đó việc đổi mới nhất thiết phải theo quan điểm Mác- xít, phải có tính Đảng trong đổi mới. - Đổi mới phải có tính kế thừa: Đổi mới không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn những phương pháp cũ như một cuộc cách mạng, mà phải có tính kế thừa. Những thành tựu nghiên cứu khoa học giáo dục trước đây cần phải được trân trọng. Nói cách khác, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nên theo hướng khắc phục những yếu điểm của các phương pháp cũ, thay thế nó bằng những phương pháp tiến bộ, hiện đại hơn nhưng phải có tính khả thi. - Đổi mới phải đồng bộ, thống nhất: Quá trình dạy học gồm có các yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra - đánh giá. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau. Đổi mới phương pháp giảng dạy chỉ là một bộ phận nhưng không thể được thực hiện một cách độc lập mà trên cơ sơ mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác, đặc biệt là nội dung, mục đích và các phương tiện dạy học. Đổi mới có tính đồng bộ, thống nhất còn được biểu hiện trong cách dạy của thầy và cách học của trò cho nên cần thiết phải đáp ứng đủ các phương tiện dạy học cần thiết, cơ sở vật chất, thiết bị cũng phải tương ứng được công việc đổi mới dạy học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bộ môn trên cơ sở quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: Giáo án đổi mới phải là giáo án chi tiết các khâu trong một giờ dạy có tính "mở". Trong đó giáo viên chỉ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tìm tòi nghiên cứu. Giáo án căn cứ vào mục tiêu về kiến thức, tư tưởng tình cảm và phát triển các kĩ năng cho học sinh. Câu hỏi chuẩn bị phải có tính cơ bản và tính nâng cao, ngoài những câu hỏi "Như thế nào?", cần thiết đưa vào nhiều câu hỏi "Vì sao?" lựa chọn đối tượng học sinh để hỏi, tạo cho các em có sự tự tin khi phát biểu xây dựng bài học. Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học cần đạt được để chuẩn bị đồ dùng trực quan. Một nguyên tắc khi chuẩn bị đồ dùng trực quan là phải có đủ 3 yếu tố: Tính khoa học, tính trực quan và tính thẩm mĩ giáo dục. Để giờ dạy chủ động, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các phương tiện từ những chiếc đinh treo bản đồ.....đến các đồ dùng dạy học hiện đại. Chất lượng bộ môn lịch sử trong thời gian gần đây mang tính thời sự nóng bỏng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang đi đúng hướng nhưng thực tế còn xa thực tế lý luận. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa phương pháp luận của lý luận đổi mới để vận dụng vào thực tiễn, đó là "chìa khoá" nâng cao chất lượng môn học./.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 08/11/2011 4:26 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:01 SA  bởi System Account