SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
0
0
7
8
5

Họ tên

Hồ Thanh Hương 

Năm sinh

1970 

Địa chỉ liên lạc

90 đường 1011,  Phạm Thế Hiển Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 

Số điện thoại

38506104  

Email

vominhson64@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Họ và tên: Hồ Thanh Hương Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Các biện pháp giúp cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học ,sinh động và dễ tiếp thu: - Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Để nâng cao chất lượng môn học lịch sử cần giải pháp đa chiều Trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhận thức của người dân ngày một nâng cao, nhưng hiểu biết của học sinh ngày nay về lịch sử dân tộc ngày càng mơ hồ đến mức đáng báo động. Chất lượng đào tạo môn lịch sử, nhận thức và kết quả học tập của học sinh về môn lịch sử không phải bây giờ chúng ta mới đề cập. Mà thực trạng này đã diễn ra trong ngành giáo dục 5 - 7 năm nay. Nhưng muốn đánh giá đúng và tìm giải pháp khắc phục, chúng ta cần nhìn nhận khách quan và tránh đổ lỗi hoàn toàn cho ngành giáo dục về thực trạng yếu kém này. Để có một giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử ở bậc học phổ thông, chúng ta cần nhìn nhận đa chiều và có những giải pháp đa chiều. 1. Phải nâng cao nhận thức của xã hội Trong nhiều năm nay, môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, và là môn của những người học “thuộc lòng”. Tôi dám chắc rằng, không chỉ phụ huynh, học sinh mà ngay cả nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng đều có quan niệm như vậy. Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế, thầy giáo cũng mất hứng thú sáng tạo trong giảng dạy sao cho tốt. Bộ Giáo dục Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền, không chỉ coi lịch sử đơn thuần là môn học mà là những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, cội nguồn dân tộc mà mỗi người dân cần phải thấu hiểu sâu sắc. Môn lịch sử cần được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa vào môn thi bắt buộc trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp các cấp giống như môn Toán và môn Văn, thay vì là một môn lựa chọn như hiện nay. 2.Chuẩn hóa tuyển chọn và đào tạo giáo viên Để đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Bộ giáo dục Đào tạo nên đổi mới từ chính khâu đào tạo đại học. Cần thay đổi phương pháp đào tạo những cử nhân và giáo viên Lịch sử từ những “cỗ máy đọc thuộc”, sang những giáo viên dạy môn Lịch sử một cách sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Cần trang bị cho họ những phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh hơn là phương pháp truyền đạt một chiều. Song song với quá trình đó, nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho những giáo viên nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng để họ thực sự yên tâm với nghề 3.Đổi mới phương pháp dạy và học Môn Lịch sử là môn học dựng lại quá khứ thông qua các sự kiện, con số để phân tích và rút ra bài học sinh động cho thực tiễn ngày nay. Để giúp học sinh dựng lại quá khứ, nếu chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh qua các sự kiên khô khan thì không hiệu quả - Bản thân giáo viên Lịch sử nên đổi mới phương pháp dạy học qua việc đưa ra các chủ đề, vấn đề lịch sử để học sinh tự tìm tài liệu, phân tích và đánh giá. Dạy Lịch sử qua các hình ảnh, bộ phim, các tình huống mô phỏng cũng là một phương pháp hay để dạy hiệu quả môn này. Nhà trường nên đầu tư máy chiếu, các bộ phìm tài liệu, bộ phim lịch sử làm công cụ dạy học lịch sử có hiệu quả. Nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông, không chỉ đơn thuần là thay đổi phương pháp giảng dạy. Để thay đổi thực trạng yếu kém của môn học này hiện nay đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ thay đổi nhận thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa cũng như thực hiện đãi ngộ, tuyển chọn giáo viên dạy Lịch sử và cuối cùng mới là thay đổi phương pháp giảng dạy. Đó là vấn đề về nhận thức chung của xã hội, chứ không phải chỉ của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 16/11/2011 10:01 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:35 SA  bởi System Account