1-b; 2-d; 3-b; 4-b; 5-a;
6-b; 7-a; 8-a; 9-d; 10-d;
11-b; 12-c; 13-b; 14-c; 15-a
Bài viết (câu 1)
Trong suốt chiều dàn lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam, chúng ta rất tự hào vì đất nước của chúng ta có rất nhiều nhân vật tài giỏi đánh giặc để giữ gìn bảo vệ quê hương bờ cỏi, có nhiều anh hùng được thế giới công nhận là một trong các vị tướng xuất sắc mọi thời đại như Hưng đạo Vương trần Quốc Tuấn đánh đuổi quận Nguyên nỗi tiến với “Hịch tướng sĩ”, hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp văn võ song toàn chỉ huy quân đội Việt Nam đại thắng quân xâm lượt Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ gây chấn động toàn cầu! v.v…..nhiều, rất nhiều vị tướng tài giỏi của nước ta trong lịch sử mà không thể kể hết trong một thời gian ngắn.
Hôm nay, tôi xin kể về một trong những nhân vật lịch sử của tân tộc mà tôi vô cùng mên phục đó là anh hùng Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (hiệu Ức trai) sinh năm 1380 tại làng Nhị Khê, nay thuộc Hà Nội, ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Ông cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam.
Sau khi từ quan triều nhà Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi trốn về vùng rừng núi Lam Sơn để ra mắt Lê Lợi, ông đã trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công tức là đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng.
Tháng 6 năm 1423, Bình Định Vương cử sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hoà. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, Tổng binh nhà Minh lúc bấy giờ là Trần Trí chấp thuận ngay. Từ đây, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn và quân Minh cũng như văn thư đều do một tay Nguyễn Trãi soạn thảo.
Nguyễn Trãi cũng đề xuất một diệu kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn. Ông dùng nước cơm trộn mật viết vào lá cây tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi, thế nhưng sau đó có tướng là Đinh Liệt đã đề nghị Nguyễn Trãi đổi lại thành Lê Lợi vi quân, bách tính vi nghĩa là Lê Lợi làm vua, trăm họ làm tôi. Thế là tin Lam Sơn khởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vào tương lai của nghĩa quân.
Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Mạnh Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê.
Một trong những tư tưởng của ông là tư tưởng nhân nghĩa, đó là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu trước lo trừ bạo…”
Hay “….lấy đại nghĩa thắng hung tàng…”
Công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học.
Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. 22 năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông và có bài thơ tâng ông để ghi nhớ công lao to lớn của ông trong sự nghiệp “khai quốc” của triều hậu Lê.
Cao Đế anh hùng dễ mấy ai
Văn Hoàng trí dũng kế ngôi trời
Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng
Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy
Mười Trịnh vang lừng nền phú quý
Hai Thân sáng rạng vẻ cân đai
Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn nước
Cơ nghiệp Thành Chu vận nước dài
Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược./.
ĐẶNG HOÀNG MINH