SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
5
9
8
7
1

Họ tên

Dương Thị Xuân Đào 

Năm sinh

1982 

Địa chỉ liên lạc

Số 12 Đường 46 - P10, Q6 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo Hiểm Xã Hội Q8 

Số điện thoại

22195013 

Email

 

Nội Dung Trả lời

Họ và tên: Dương Thị Xuân Đào Đơn vị: Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Câu hỏi mở: Việc học sử của con em chúng ta ngày nay, tôi cảm nhận rằng chúng không mấy hứng thú với việc học sử bởi vì tiết học khô khan, khó tiếp thu, do đó những bài học sử trở nên tẻ nhạt, thầy đọc trò chép, trò học bài cốt để trả bài thầy cô, sao cho xong tiết học. Thế nên thời gian trôi đi chúng cũng trả lại thầy cô những tiết học khô khan đó. Tôi nghĩ Để cho con cháu chúng ta sau này biết được quá trình phát triển đất nước, cũng như qua bao cuộc đấu tranh giành giữ độc lập của cha ông ta từ ngày xưa, vậy nên việc học sử cũng cần phải xem xét lại, và tôi nghĩ một số hiến kế trong trường học để giúp các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả: 1. tiết học sử của các em trong trường phải có thêm sự hợp tác của các em, nghĩa là chúng ta cần một số nhân vật tiêu biểu để thể hiện, chúng ta cần một vài em tham gia đóng vai vào nhân vật để tiết học sử thêm sinh động, thầy cô không phải đọc cho học sinh chép cho qua tiết học nữa. 2. thầy cô sẽ cho học sinh học sử theo nhóm, có thể chia thành 4, 5 nhóm để thảo luận, tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bài giảng, về nhân vật chuẩn bị học để các em thi tìm hiểu, đố lẫn nhau, từ đó sẽ có sự tìm tòi, tranh cãi, thảo luận và có sự đóng góp của thầy cô thì bài giảng sẽ trở nên sinh động và các em sẽ thấy thích thú và bài học sẽ dễ dàng được tiếp thu hơn. Đến cuối giờ thì thầy cô cần chốt lại những nội dung cốt lõi để các em nắm được những ý chính. 3. thầy cô có thể sắp xếp cho học sinh chơi trò chơi hái hoa dân chủ và kèm theo đó là những điểm số thật hấp dẫn, để tiết học được hiệu quả các em phải chuẩn bị bài vở từ trước đó, và có sự hướng dẫn từ ban đầu, gợi ý của giáo viên để các em chuẩn bị các câu hỏi. 4. nhà trường cần tổ chức các buổi thi văn nghệ vào các dịp lễ, trong đó có những tiết mục xen kẽ các chương trình biểu diễn mang tính lịch sử, thể hiện nhân vật lịch sử để các em hiểu hơn về nhân vật lịch sử, những sự kiện xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. 5. ngày nay, trong nhà sách tôi có thấy một số truyện tranh về những nhân vật lịch sử với hình vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc rất đẹp dành cho những em học sinh nhỏ vừa đọc vừa biết thêm về nhân vật lịch sử. Những quyển truyện như thế cần thiết được trang bị theo thể loại và theo độ tuổi trong thư viện cho các em tìm đọc. Khuyến khích các em vào thư viện tìm đọc để hiểu thêm về nhân vật lịch sử. Thế nên việc hướng dẫn các em vào thư viện đọc sách cũng phải xem lại, chúng ta cần có thục tục mượn sách đơn giản, dễ mượn, dễ trả. 6. cần có một nơi giải trí giữa giờ cho các em, nơi đó có mở đĩa về các phim hoạt hình về lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử để các em có thể xem hoặc nghe và nhớ được những nhân vật lịch sử. 7. bên cạnh đó thầy cô cũng hướng dẫn các em về trao đổi với phụ huynh các em về những nhân vật lịch sử đã học trong lớp, qua đó cha mẹ có thể trao đổi, đóng góp với giáo viên về tình hình tiếp thu bài học sử, sự cảm nhận của các em về buổi học có hiệu quả không. Thế nên cha mẹ cần có thái độ quan tâm đến con nhiều hơn, cha mẹ cùng con ôn lại những nhân vật lịch sử đã học.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 16/11/2011 8:15 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 10:26 SA  bởi System Account