SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
1
7
4
0
2

Họ tên

TRẦN THỊ NỞ 

Năm sinh

1954 

Địa chỉ liên lạc

290/10 Dương Bá Trạc  .P1.Q8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

290/10 Dương Bá Trạc  .P1.Q8 

Số điện thoại

01268723201 

Email

 

Nội Dung Trả lời

TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1:D;2:D;3:B;4:D;5:A;6:C;7:C;8:A;9:C;10:D;11:B;12:C;13:B;14:C;15:A. TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ: TRƯƠNG ĐỊNH (1820 - 1864) Thủ lĩnh nghĩa binh kháng Pháp ở Nam kỳ, sinh năm 1820, mất năm 1864, chánh quán làng Tư Cung Nam (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Khi đã trưởng thành, Trương Định theo cha là Trương Cầm vào lập nghiệp ở Tân An (thuộc tỉnh Long An ngày nay) chiêu mộ người, vừa khai khẩn, vừa phiên chế thành quân dự bị, được bổ làm Quản cơ nên thượng gọi là Quản Định. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Quản Định đưa quân đồn điền của mình phối hợp với binh của Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Kỳ Hoà. Đại đồn thất thủ, ông lưu về Gò Công hợp cùng Lưu Tiến Thiện. Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ được vùng gia định - Định Tường, được triều đình phong làm phó lãnh binh. Trương Định tổ chức lực lượng, triển khai kế hoạch tác chiến cả vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười kéo dài đến biên giới Cao Miên (Campuchia). Quân số của Trương Định lên đến 10.800 người. Đầu năm 1862, Pháp đánh chiếm Biên Hoà, nhưng gặp phong trào đấu tranh chống Pháp phát triển, tướng Bonard phải lui ở nhiều điểm chiếm đóng. Tuy vậy triều đình Huế đã ký điều ước Nhâm Tuất 1862 cắt ba tỉnh miền đông Nam kỳ cho Pháp, thăng Trương Định chức Lãnh binh và ra lệnh bãi binh. Nghĩa quân yêu cầu Trương Định ở lại chỉ huy cuộc kháng chiến, suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên Soái, lấy Gò Công làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến. Ông thẳng thừng từ chối thư dụ hàng của Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào. Bonard xin thêm viện binh từ Pháp và từ Trung Quốc chuẩn bị đánh úp Trương Định thì ngày 16/12/1863, Trương Định đã ra lệnh công kích vào các vị trí quân Pháp ở ba tỉnh miền Đông, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2/1862, nhờ có viện binh, Pháp phản công Biên Hoà, Chợ Lớn bao vây Gò Công. Sau khi kháng cự quyết liệt, ngày 28/2/1863, Trương Định lui quân về Phước Lộc, Biên Hoà và vùng cửa sông Xoài Rạp. Tháng 9 năm 1863, Lagandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tuỳ tùng của Trương Định, song Trương Định vẫn không nao núng. Ngày 19/8/1864, quân Pháp do tên nội phản Huỳnh Công Tấn dẫn đường tấn công vào Sở chỉ huy Trương Định. Ông quyết tử chiến. Bị thương, ông rút gươm tự sát để khỏi rơi vào tay giặc. Sự hy sinh của Trương Định đã để lại trong lòng nhân dân và các sĩ phu yêu nước vô vàn niềm tiếc thương và kính trọng. Con ông là Trương Quyền kế nghiệp cha, lên vùng Châu Đốc phối hợp với nghĩa quân Campuchia do Pu Côm Pô lãnh đạo, cùng chiến đấu chống Pháp, đặt nền tảng cho liên minh chiến đấu chống Pháp của hai dân tộc Việt- Miên.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 17/11/2011 2:45 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 11:02 SA  bởi System Account