SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
0
8
0
3
1

Họ tên

Lê Tấn Lực 

Năm sinh

1965 

Địa chỉ liên lạc

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

1118 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 

Số điện thoại

62607997 - 0909992907 

Email

qtdchanhhung@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

Trả lời phần trắc nghiệm 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. A 9. A 10. B 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A Phần câu hỏi mở: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, có rất nhiều tấm gương anh hùng dân tộc không tiếc máu xương sẵn sàng hy sinh thân mình để giành lại độc lập tự do cho đất nước, trong đó có anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Ông là một nhà quân sự, một nhà chính trị thiên tài, có rất nhiều cống hiến trong công cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trần Hưng Đạo là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1231 là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống nhà Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước. Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý (Hưng Long thứ 8), Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày ông mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ). Tấm gương sống, học tập và chiến đấu của người xưa nhất là tấm gương Hưng Đạo Vương đáng để chúng ta noi theo học tập. Học tập tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, học tập tấm gương hết lòng vì dân vì nước, không ham danh lợi mặt dù Ông có công to với đất nước nhưng Ông luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên, quên thù riêng lo nợ Nước, vì Ông biết rằng nội bộ không đoàn kết thì không chống được giặc ngoại xâm. Trước đây, ông tuy một là Quốc công tiết chế, Trần Quang Khải là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của cha Hưng Đạo Vương để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Hưng Đạo Vương tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống nhà Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Hưng Đạo Vương chưa bao giờ phong tước cho một người nào, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi. Mặt dù làm quan to, có đủ mọi quyền hành trong tay nhưng Hưng Đạo Vương vẫn một lòng giữ gìn trung nghĩa, không lạm dụng quyền hạn, khẳn khái hiên ngang sẳn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Tấm lòng yêu nước của Ông, đức tính khiêm tốn của Ông đáng để chúng ta kính trọng học hỏi. Học hỏi lòng yêu nước, học hỏi đức tính chí công vô tư, học hỏi tầm nhìn chiến lược của một anh hùng dân tộc biết lấy dân làm gốc “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc ”, một lòng lo cho dân cho nước, luôn trọng hiền tài, đào tạo kẻ sỹ cho đất nước. Hưng Đạo Vương từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ để dạy các tỳ tướng. Học tập tấm gương người xưa nhìn lại thế hệ chúng ta ngày nay sống trong hoàn cảnh mới của đất nước, một vấn đề đã và đang được đặt ra là: Cùng với sự tuyệt đối trung thành với lý tưởng và đường lối của Đảng lực lượng đảng viên trẻ phải thường xuyên trao dồi những phẩm chất đạo đức cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng gia tăng, kinh tế tri thức đã hình thành và đang phát triển nhanh chóng, đây là lúc rất cần những đảng viên trẻ đầy sức sống có năng lực để tu dưỡng, rèn luyện thành nguồn nhân lực chất lượng cao mà đất nước đang trông đợi. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng như Bác Hồ đã dạy, trước hết là lòng trung thành với đất nước với nhân dân, người đảng viên còn trung thành với tổ chức, với lý tưởng của Đảng, đó cũng chính là lòng trung thành với đường lối đổi mới và hội nhập, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày xưa chúng ta tự hào về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta, tự hào về những anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương, ngày nay chúng ta tự hào về Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành tuyệt đối với quyền lợi của nhân dân, dẫn dắt dân tộc ta vượt qua vô vàng gian nan thử thách giành được độc lập dân tộc và vững vàng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác dạy./. Miếu thờ Hưng Đạo Vương tại thành phố Hồ Chí Minh

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 11:37 SA  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 4:06 CH  bởi System Account