SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
5
9
8
0
7

Họ tên

Nguyễn Lê Phương Trúc 

Năm sinh

1981 

Địa chỉ liên lạc

103K4/18 Nguyễn Duy, Phường 14, Quận 8, tp HCM 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

UBND Phường 14 Quận 8 

Số điện thoại

01692.007.167 

Email

trucmai260281@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

I - Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: D, Câu 2: D, Câu 3: B, Câu 4: B, Câu 5: A. Câu 6: C, Câu 7: A, Câu 8: A, Câu 9: C, Câu 10: D, Câu 11: B, Câu 12: C, Câu 13: B, Câu 14: C, Câu 15: A. II - Phần câu hỏi mở: Nguyễn Trãi – Một tài năng quân sự lỗi lạc, một cây đại thụ của văn học Việt Nam, một tấm lòng ái quốc đến trọn đời. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, ông sinh năm 1380 tại làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương, sau dời về làng Nhị Khê, Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Ông là con của cụ Nguyễn Phi Khanh và cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 6 tuổi, mẹ ông mất, ông về ở với ông ngoại tại Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương. Năm 10 tuổi thì quan Tư đồ mất, nên ông về ở với cha tại làng Nhị Khê, Thường Tín thuộc tình Hà Đông. Ông thi đỗ Thái học sinh dưới triều nhà Hồ năm 20 tuổi ( tức năm 1400). Năm 1416 ông dâng Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách, và tham gia phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông tham gia từ đầu khởi nghĩa Lam Sơn đến khi đánh đuổi xong giặc Minh và làm quan dưới triều nhà Lê. Ông làm quan dưới triều Lê Thái Tổ và được Lê Thái Tổ ban cho đổi họ Nguyễn thành họ Lê nên có tên là Lê Trãi. Đến đời Lê Thái Tông ông làm quan và giữ chức Tả gián nghị đại phu. Năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị can tội giết vua và bị tru di tam tộc. Toàn bộ các sách do ông viết đều bị đem đốt hết. Đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử các triều đại Việt Nam, và đến đời vua Lê Thánh Tông ông mới được minh oan, khôi phục tước vị và được ghi nhận những đóng góp vô cùng to lớn của ông. Phải nói Nguyễn Trãi là một nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sự 4000 năm của các triều đại xã hội Việt Nam, từ thời Lí Bí lập nước Vạn Xuân, cho đến thời đại ngày nay. Ông là người có thể nói là góp công lớn nhất cho sự nghiệp chống quân Minh xâm lược và sự thành lập, xây dựng cũng như sự hưng thịnh của triều Hậu Lê. Lớn lên trong thời loạn lạc binh đao, nhưng ông đã tìm được ánh sáng nơi khởi nghĩa Lam Sơn, và theo phò Lê Lợi, bày mưu hiến kế làm nên bao chiến thắng lẫy lừng trước quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi là một đại thi hào trong làng văn học Việt Nam, mặc dù thơ văn của ông bị đốt gần như hoàn toàn, chỉ còn lại rất ít, nhưng không thể phủ nhận tài năng cũng như những đóng góp lớn lao của ông cho làng thơ văn Việt Nam. Các tác phẩm của ông còn lại được chúng ta biết tới gồm: Bình Ngô đại cáo được ghi trong Lam Sơn thực lục, tổng kết 10 năm kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh; Quân Trung từ mệnh tập, gồm hơn 70 bức thư gửi cho các tướng lĩnh nhà Minh và quân ta; Băng Hồ di lục soạn năm 1428; Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435; Dư địa chí soạn năm 1435; về thơ thì có: Ức Trai hi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán; Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ chữ Nôm. Là một nhà quân sự lỗi lạc, một đại thi hào của lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi có một tấm lòng yêu nước bao la, chiếm trọn cả cuộc đời của ông. Từ khi theo xe tù của cha để hầu hạ cha trong những ngày xe tù về qua bên kia biên giới, rồi nghe lời cha, quệt nước mắt trở về để tìm con đường cứu nước khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, ông luôn đau đáu, trăn trở khôn nuôi. Rồi nghe tin có khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông đã tìm vào và tham gia hội thề Lũng Nhai, rồi theo phò Lê Lợi suột chặng đường 10 năm khởi nhĩa kháng chiến chống giặc Minh, ông chưa bao giờ nghĩ đến tư lợi cho riêng mình, một lòng tận trung với cuộc khởi nghĩa, những lúc nếm mật nằm gai cho đến những phút giây chiến thắng. Ông vui niềm vui của quân, của dân, buồn nỗi buồn mất nước, lầm than cơ cực. Cho đến lúc thái bình, ông vẫn một lòng tận trung với triều đại nhà Lê, đóng góp rất lớn vào sự hưng thịnh của nhà Lê lúc bấy giờ. Ông làm quan nhưng liêm khiết, thương dân, ông sống cuộc đời bình dị. Cho đến lúc Lê Thái Tổ băng hà, ông lui về Côn Sơn ở ẩn, vui với thú vui thôn dã, không mảy may mưu cầu lợi lộc cho mình. Có thể nói cả cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với chinh chiến binh đao cho đến thái bình yên vui thì ông vẫn một lòng tận trung ái quốc, cho đến cuối đời, phải chịu một nỗi oan khuất đau đớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử xã hội Việt Nam, ông vẫn cam tâm chấp nhận. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam ta, sau bản tuyên ngộc độc lập thứ nhất “ Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, được đúc kết từ tinh hoa của một nhà thơ nhà văn lỗi lạc, những câu trong bài thơ cáo vừa mạnh mẽ để cho kẻ thù kinh sợ, vừa êm ái hiền hòa để cho yên lòng quân dân. Những tuyên bố hùng hồn: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu ….. Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn” Để nói lên rằng dân tộc Việt Nam tài giỏi và không dễ dàng bị khuất phục. Đọc “ Bình Ngô đại cáo”, với giọng văn hùng hồn, như cho ta được tái hiện lại không khí sục sôi và hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm nào. Rồi Ức Trai thi tập, Quốc Âm thi tập, những bài thơ đó đã nói lên tất cả. Một con người không có tấm lòng yêu nước thiết tha, không có tài thao lược và thơ văn thì không thể nào viết nên những bài thơ như thế. “ Bui có một lòng trung với nước Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” Chỉ hai câu thơ đó, ta có thể nói Nguyễn Trãi suốt cuộc đời với một tấm lòng yêu nước không bao giờ phai mờ trong tâm trí con người Việt Nam.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 12:58 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 12:58 CH  bởi System Account