Bật chế độ truy cập dễ dàng hơn
Bỏ qua nội dung chính
Tắt chế độ truy cập dễ dàng hơn
UBND QUẬN 8
Đăng nhập
UBND QUẬN 8
/Lists/Hoithidantabietsuta/DispForm.aspx
Trang chủ
SƠ ĐỒ SITE
Liên hệ
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
*
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024
*
Kế Hoạch Tổ chức Hội thi Ảnh nghệ thuật lần thứ 12 năm 2025 với chủ đề: Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền”
*
UBND QUẬN 8
>
Hoithidantabietsuta
>
Phạm Thị Thùy Trang
Hoithidantabietsuta
: Phạm Thị Thùy Trang
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
5
2
7
6
0
4
6
4
Họ tên
Phạm Thị Thùy Trang
Năm sinh
1981
Địa chỉ liên lạc
Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8,Tp.HCM
Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập
Văn phòng UBND Quận 8 (Số 4 đường 1011, Phường 5, Quận 8,Tp.HCM)
Số điện thoại
0983070124
Email
pttthuytrang2003@yahoo.com
Nội Dung Trả lời
Phần trắc nghiệm: 1.C 2.D 3.B 4.B 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D 11.B 12.C 13.B 14.C 15.A Phần câu hỏi mở: Tôi chọn câu 2: Hiến kế để cho việc học tập lịch sử của học sinh trong trường học sinh động và dễ tiếp thu. Trả lời: Nhiều tiết dạy sử hiện nay vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau. Đây là một điểm yếu cần được khắc phục. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Qua đó, học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về đổi mới dạy - học môn Lịch sử ở các trường. Những kinh nghiệm này cần tiếp tục được tập hợp, phổ biến và nhân rộng như: Tiếp tục sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học Lịch sử, đảm bảo đặc trưng bộ môn và gây hứng thú cho học sinh; Gây xúc cảm và giáo dục tư tưởng cho học sinh qua từng tiết học Lịch sử; Đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc thiết kế các hoạt động nhận thức độc lập của học sinh. Tiếp tục phấn đấu theo hướng giảm phần thuyết trình của giáo viên để học sinh được hoạt động nhiều hơn.Chẳng hạn, chúng ta có thể tổ chức các trò chơi lịch sử để học sinh tham gia. Trong mỗi trò chơi, học sinh hoạt động và nhớ được tên nhân vật lịch sử cũng như những câu nói nổi tiếng của họ. Hay tổ chức cho các em tham gia các vở kịch ngắn dài khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ khiến mối quan hệ thầy - trò trong nhà trường có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa truyền thống và sẽ bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Giáo viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Vì vậy, các trường cần khuyến khích mọi học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, sáng tạo của học sinh. Chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu chuẩn phù hợp với nhận thức của học sinh để cung cấp cho các em như: Giáo viên thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin, những số liệu sự kiện Lịch sử qua các phương tiện thông tin (sách, báo phim ảnh...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng thú cho học sinh. Qua đó hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức. Do đó để giúp học sinh có thể hiểu, nắm được nội dung bài học một cách tích cực, giáo viên cần có cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm chuẩn bị cho bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng thiết bị, phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả. Ngoài giờ học chính khóa nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn.
ItemStatus
0
ReadCounter
Ngày
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 21/11/2011 3:57 CH bởi System Account
Được sửa tại 21/11/2011 4:19 CH bởi System Account
Sử dụng trang này để thêm tệp tin đính kèm vào khoản mục.
Tên
©
Bản quyền trang Web: UBND Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 04 đường Dương Quang Đông, Phường 5, Quận 8
Tel: 1900 7208 Fax: (84-8)-54311388 Email: q8@tphcm.gov.vn