SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
1
7
2
6
1

Họ tên

Nguyễn Thị Phương Thảo 

Năm sinh

1981 

Địa chỉ liên lạc

Bảo hiểm xã hội Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo hiểm xã hội Quận 8 

Số điện thoại

22195013 

Email

thunqdq8@yahoo.com.vn 

Nội Dung Trả lời

I.Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: D Câu 10: D Câu 11: B Câu 12:C Câu 13:B Câu 14:C Câu 15:A II. Câu hỏi tư luận: Ông/bà hãy viết cảm nhận về một nhân vật lịch sử mà anh chị mến phục hoặc yêu thích, nêu sự ảnh hưởng của nhân vật đó đến lịch sử nước ta hoặc bài học mà anh chị học tập được từ nhân vật lịch sử đó. Tô Hiến Thành quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý. Là bậc trung thần, Tô Hiến Thành đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước. Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị. Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bầy vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa có vui gì đâu”. Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi: “Khi ông chết ai là người đáng thay ông?”. Tô Hiến Thành không do dự mà trả lời người đáng thay ông là Trần Trung Tá, Thái hậu thắc mắc nói là Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử? Ông trả lời, Thái hậu hỏi là người thay thế tôi chứ không hỏi là người hầu hạ nên chỉ có Trần Trung Tá là người có thể thay ông được. Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại. Người đạo đức, yêu nước bao giờ cũng đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích cá nhân của mình, lại càng không vì tình cảm riêng tư hay thân bằng quyến thuộc mà đề cử, sử dụng người không đúng với trình độ khả năng chuyên môn của người đó. Thế mà mấy ai đã làm được như thế. Do đó, việc đánh giá và sử dụng nhân tài bất cứ ở triều đại nào, thời đại nào cũng phải được công tâm, dựa trên cơ sở tài và đức của người đó. Như trong thời đại của chúng ta, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thì yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lí, hiệu quả. Với Bác, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ với lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ, mà không xây được cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu biết công việc của mình, biết quản lí Nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng thì mới có thể làm tốt được.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 18/11/2011 1:35 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 12:43 CH  bởi System Account