SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
6
0
6
2
6

Họ tên

Lê Thị Hồng Ngọc 

Năm sinh

1981 

Địa chỉ liên lạc

Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 

Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập

Bảo Hiểm Xã Hội Quận 8 

Số điện thoại

0934194125 

Email

 

Nội Dung Trả lời

Bài Hội thi “ Dân ta phải biết sử ta” * trả lời phần trắc nghiệm: 1. D 2. D 3. B 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. D 10. D 11. B 12. C 13. B 14. C 15. A * Câu hỏi mở Cảm nghĩ về nhân vật Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ (1194-1264), là thái sư đầu triều và người có công sáng lập triều Trần. Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Bên cạnh đó, Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa. Vợ Trần Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi đi ngang qua cung cấm thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: "...Mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh nhờn như vậy!" Trần Thủ Độ tức giận sai bắt người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trình bày nguyên do thì ông cười và nói: "Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", sau đó ban thưởng cho người này. Lại có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, vào gặp Thái Tông tâu rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói.”. Rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy. Trần Thủ Độ tuy không đỗ đạt khoa cử nhưng mưu lược hơn người, không chỉ là quyền thần nhà Lý mà là quyền thần của ngay nhà Trần. Ông giúp nhà Trần bình phục được giặc giã trong nước, làm cho Đại Việt bấy giờ được cường thịnh trở lại sau hồi suy yếu cuối thời Lý, đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được với Mông Cổ. Trần Thủ Độ là người không chỉ có mưu lược trong việc dựng nước và giữ nước mà còn là người có đầu óc tổ chức, phát triển kinh tế. Các tư liệu lịch sử về việc đổi mới kinh tế thời Trần (khi Trần Thủ Độ còn sống) không có nhiều, nhưng qua các tài liệu hiện còn lưu giữ, ta có thể thấy rằng khi thực sự nắm quyền điều hành đất nước, Trần Thủ Độ và vương triều Trần đã nhận thấy sự yếu kém về kinh tế của nhà nước Đại Việt dưới thời Lý Huệ Tông. Vì thế, ông đã cho phép chuyển công hữu thành tư hữu. Không chỉ bán ruộng cho những người nông dân không tấc đất cắm dùi mà ông còn củng cố đê điều, đắp đê ngăn nước mặn, đào sông khai thông đường thủy, bộ. Ông còn cho đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để giữ nước lụt khỏi tràn ngập. Chỗ đắp thì đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Qua các tài liệu lịch sử, các công trình thủy lợi dẫn nước, tiêu nước sản xuất nông nghiệp ở thời nhà Trần phát triển rất cao. Trần Thủ Độ huy động không chỉ sức dân mà còn lệnh cho binh lính tham gia làm thủy lợi. Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người. Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc "khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc"... vua bèn thôi". Phải chăng, Trần Thủ Độ đã sớm nhìn ra tính cách hai mặt của anh trai mình? Sự cố sau này là An Quốc đã cùng với vợ (tương truyền là một công chúa nhà Lý) nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hưng, Vụ Bản, Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán theo ý chí của mình, ít để cho người khác sai khiến. Ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán. Khi giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ "Đầu thần chưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả". Ông ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hưng Đạo (lúc đó còn trẻ) ra trận. Ngay chính cả vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng... cũng đều ra trận đánh giặc. Trần Thủ Độ là nhà chính trị, kinh tế, quân sự toàn tài. Ông quả là một công thần hiếm có của vương triều Trần và là một người anh hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với nhà nước Đại Việt.

ItemStatus

ReadCounter

 

Ngày

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 18/11/2011 3:27 CH  bởi System Account 
Được sửa tại 21/11/2011 12:45 CH  bởi System Account