SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
3
1
6
9
2
Tin tức sự kiện 27 Tháng Sáu 2011 9:55:00 SA

Kỳ 31: Gia đình là tế bào của xã hội

Văn hóa Việt Nam được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền thống gia đình. Những giá trị tốt đẹp như kính già, yêu trẻ, hiếu thảo với ông, bà, cha mẹ, anh em hòa thuận, gia đình hạnh phúc bình đẳng tiến bộ vẫn được giữ gìn và phát huy.

Bác đã từng nói: “Gia đình cái nôi đầu tiên của mỗi con người phải chú trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức “làm người” cho con em từ tấm bé, theo truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các gia đình Việt Nam là “dạy con từ thuở còn thơ” bởi lẽ “Bé không vịn, cả gãy cành”, để giáo dục được con trẻ, bản thân các bậc ông bà cha mẹ, anh chị, cô bác phải là tấm gương đạo đức để lớp trẻ noi theo, tránh để chúng phải học, phải làm theo những gương mờ, gương xấu.”

Từ lâu vấn đề gia đình được đặc biệt quan tâm, theo sự phát triển của xã hội gia đình không còn gói gọn trong một xã hội hẹp gồm những người thân trong gia đình, gia đình còn được xem là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trong tác phẩm Đời sống mới Bác viết “Gia đình tốt về tinh thần thì phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng”. Bác cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện; Hiền dữ phải đâu là tính sẵng, phiền nhiều do giáo dục mà nên”. Vì vậy tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân nhân gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ đã nói “… rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình…”. Nếu không có những gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước, sẽ không có những bậc cha mẹ biết giáo dục con cái nên người có ích cho xã hội. Tế bào gia đình lõng lẽo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần mọi thành viên trong xã hội.

Chính vì tầm quan trọng của gia đình như thế. Ngày 28/6/2001 được Bộ Chính trị, Thủ trướng chính phủ chọn là ngày gia đình Việt Nam. Nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.  

Trong thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, từng đảng viên, cán bộ công chức và quần chúng nhân dân trong các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa nhằm củng cố mối quan hệ trong gia đình bền vững, xây dựng những “tế bào” tốt cho xã hội. Cho đến nay quận 8 có 61.751/68.472 (90.18%) gia đình đạt gia đình văn hóa, xây dựng được 99 câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, mỗi phường đều có xây dựng câu lạc bộ “Ông Bà cháu”. Thông qua các phong trào và các hội thi đã nâng cao ý thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, tạo sự gắn bó, đoàn kết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần trong mỗi gia đình. Hàng năm đều tổ chức tuyên dương gương “Gia đình văn hóa” “người con hiếu thảo”, “Gia đình hiếu học”. Năm 2010 Quận đã tuyên dương 148 gia đình tiêu biểu. Một vài gia đình mẫu mực trong việc xây dựng gia đình hành phúc như gia đình Dì Khúc Ngọc Liên, 2 vợ chồng là giáo viên hưu trí, các con đều thành đạt, hiếu thảo, cả gia đình tích cực tham gia công tác xã hội. Gia đình cô Trần Thị Bảo Hồng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc của phường 5, vợ và chồng đềulà cán bộ hưu trí, là gia đình gương mẫu, gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền của phường và quận, hay gia đình Chị Phan Thị Ánh Hoàng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, khu phố 5, phường 16, anh và chị là giáo viên, gia đình thành đạt trong cuộc sống, nuôi dạy 2 con hiếu thảo, học giỏi … các gia đình tiêu biểu trên đáng để chúng ta học tập và nhân rộng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn hiện nay mà gia đình phải đối mặt với khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn. Một số giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu thảo, thủy chung, kính trên, nhường dưới đâu đó có biểu hiện xuống cấp ... những vấn đề trên gây nên những hệ lụy cho xã hội trước mắt và sau này.

Học tập và làm theo Bác gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, mỗi gia đình cần duy trì thường xuyên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, gia đình để mỗi gia đình là mái ấm, một bến đổ bình yên hạnh phúc, luôn đầy ấp tiếng cười, là nơi vun đầy những yêu thương của mọi thành viên trong gia đình.

Ông Bà, cha mẹ cần phải là người nêu gương trong lối sống, chăm chỉ lao động cần mẫn, làm giàu chính đáng; giáo dục con cái, các cháu trong gia đình về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, nghĩa tình của dân tộc; răn dạy con cháu tránh xa những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội.

Đối với nhà trường, các giáo viên cần giáo dục các em “Tiên học lễ” sau đó mới đến “Hậu học văn”.   

Các ban ngành, đoàn thể nhất là Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn Thành niên cần tiếp tục xây dựng các phong trào hành động xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, ấm no; chống lại nạn bạo hành gia đình; nâng cao chất lượng hoạt động và thu hút hội viên tham gia Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, ông bà cháu; tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên về lối sống lành mạnh, hôn nhân gia đình và sức khỏe sinh sản …

Toàn đảng bộ và nhân dân quận 8 cùng nhau tham gia và thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Gia đình văn hóa” là thiết thực xây dựng gia đình mình hạnh phúc, ấm no và bảo vệ gia đình mình tránh được những tệ nạn xã hội.

(Trần Thị Thu Trang – Ban Tuyên Giáo QUQ8)

 


Số lượt người xem: 3248    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm