SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
5
1
8
7
7
Tin tức sự kiện 22 Tháng Sáu 2011 10:10:00 SA

Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được Quốc hội khóa XII  kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-3-2011. Luật này có hiệu lực từ 01-01-2012.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự lần này tại khoản 3, điều 1 đã quy định: “Viện KSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Viện KSND tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với những vụ việc dân sự, các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần; Viện KSND tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”.

Về thời hiệu, khoản 22, điều 1 của Luật lần này đã sửa đổi điều 159, thành: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu , tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Tranh chấp không thuộc các trường hợp trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích pháp của mình bị xâm phạm. “Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu”.

Xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thêm về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức; về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; những quy định cụ thể về hòa giải. Về thủ tục giám đốc thẩm, Luật quy định giữ nguyên thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền là 3 năm. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị 3 năm được kéo dài thêm 2 năm với các điều kiện: đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 điều 284 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước…Về việc xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, điều 30a, 30b đã quy định cụ thể về việc yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thủ tục và thẩm quyền xem xét (Quy định hiện nay thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất). Đó là khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng, mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó…

(Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8)

 


Số lượt người xem: 2984    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm