SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
9
0
7
8
0
Tin Đời sống - Y tế - Môi trường - Văn minh đô thị 20 Tháng Tư 2023 9:15:00 SA

Bảo vệ cấp bách các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục CITES

Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Australia-Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên.

Theo Chỉ thị số 04/CT-TTg, Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 07 vùng chim đặc hữu; các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.

Đến nay, nhiều loài chim hoang dã, di cư đã được đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật như loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa…

Bên cạnh đó, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) lần thứ 19 được tổ chức tại Thành phố Panama nước Cộng hòa Panama thông qua những sửa đổi Phụ lục CITES và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 02 năm 2023. Các quy định này có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam.

Do vậy để thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-TTg và tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Ủy ban nhân dân Quận 8 đề nghị thủ trưởng các đơn vị quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị:

- Không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật; vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư; không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về vai trò, tầm quan trọng của đa dạng sinh học; vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Tuyên truyền, triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, người lao động và người dân trên địa bàn Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.

(Quét mã QR để tải tài liệu)

 

 

Phòng Tài Nguyên – Môi trường Quận 8


Số lượt người xem: 716    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm