SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
3
1
7
0
9
3
Bầu cử Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu HDND 16 Tháng Ba 2016 3:35:00 CH

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (tiếp theo) Kỳ 4 “ Danh sách những người ứng cử”

Ngày 25 tháng 6 năm 2015 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.

Để phục vụ cho công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định về “Danh sách những người ứng cử” của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đối với danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số; có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ.(Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân)

Đối với danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. (Điều 9 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...(Khoản 5 Điều 57 và Khoản 2 Điều 58 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

“Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người…” (Trích Khoản 6 Điều 57 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

“ Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người; nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người…” (Trích Khoản 3 Điều 58 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

Riêng trong trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu Quốc hội vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định; đồng thời hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì lý do bất khả kháng.

Và Luật lần này cũng đã quy định rõ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu tại mỗi đơn vị bầu cử, cụ thể như sau:

Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.(Khoản 4 Điều 10 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân)./.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN 8 


Số lượt người xem: 1502    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm