SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
9
5
5
6
6
Tin tức sự kiện 08 Tháng Tám 2013 11:00:00 SA

Nội dung cơ bản Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định có 4 Chương với 35 Điều. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:

1.          Quy định về mức phạt tiền tối đa: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15; các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 16 và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 20 của Nghị định.Mức phạt tiền quy định tại Nghị định là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định.

2.               Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán như: Buôn bán hàng đóng gói sẵn không ghi lượng trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; ghi, khắc đơn vị đo không đúng đơn vị đo lường pháp định; Buôn bán hàng đóng gói sẵn có lượng không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố… với mức phạt tiền thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 40.000.000 đồng và phạt tiền đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.

3.               Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Nghị định để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp chuẩn trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp quy trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Nghị định để xử phạt hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.

4.               Vi phạm về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa như: Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa; Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa; Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi… với mức phạt tiền thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất là 40.000.000 đồng, và phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả; Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa; Vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, đồ chơi trẻ em.

5.               Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

6.               Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: Các chức danh nêu tại Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Nghị định và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

7.               Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.

8.               Điều khoản chuyển tiếp: Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm./.

 

(Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8)

 


Số lượt người xem: 5703    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm