SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
8
1
2
0
5
2
Tin tức sự kiện 04 Tháng Tư 2012 5:10:00 CH

Luật Tố cáo năm 2011

Ngày 11/11/2011, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Tố cáo. Chủ tịch Nước đã ký Lệnh công bố Luật Tố cáo và Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2012.

Luật Tố cáo năm 2011 gồm 8 Chương và 50 Điều.

Chương I-Những quy định chung: Gồm 8 điều, từ Điều 1 đến Điều 8. Quy định về phạm vi điều chỉnh; về giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo; nguyên tắc giải quyết tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo; chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và những hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II-Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo: Có 3 điều, từ Điều 9 đến Điều 11. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo và quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo.

Chương III-Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: Gồm 19 điều, từ Điều 12 đến Điều 30, chia làm 2 mục.

Chương IV-Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: Gồm 3 điều, từ Điều 31 đến Điều 33. Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo và trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay.

Chương V-Bảo vệ người tố cáo: Có 7 điều, từ Điều 34 đến Điều 40, quy định về phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo.

Chương VI-Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo: Gồm 4 điều, từ Điều 41 đến Điều 44, quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo; trách nhiệm của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết tố cáo; Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Chương VII-Khen thưởng và xử lý vi phạm: Chương này gồm 4 điều, từ Điều 45 đến Điều 48, quy định về khen thưởng; xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo; xử lý hành vi vi phạm đối với người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và xử lý hành vi vi phạm đối với người tố cáo và những người khác có liên quan.

Chương VIII-Điều khoản thi hành: Chương này có 02 điều, từ Điều 49 đến Điều 50, quy định về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

So với quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11 thì Luật Tố cáo năm 2011 có thêm 43 Điều. Luật này đã được đăng tải trên trang website của Quốc hội tại địa chỉ http://vietlaw.gov.vn/LAWNET.

 

(Hòang Ngọc - Thanh tra Quận 8)

 

 


Số lượt người xem: 6292    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm