SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
8
1
3
0
7
4
Tin tức sự kiện 08 Tháng Ba 2012 3:45:00 SA

Tài liệu phục vụ “Năm An toàn giao thông – 2012”

 

HIỂU LUẬT ĐỂ SỐNG ĐÚNG

Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ

 

Tốc độ: Lái xe nhanh hơn tốc độ trung bình khiến người lái vừa dễ bị đâm xe, vừa có thể bị tai nạn nghiêm trọng. Người đi bộ có tới 90% cơ hội sống sót khi va phải ô tô chạy tốc độ 30 km/h, trong khi cơ hội này là dưới 50% khi đụng phải ô tô chạy từ 45 km/h trở lên. Tốc độ ô tô khoảng 30 km/h có thể giảm nguy cơ va chạm, do đó được khuyến cáo cho lái xe khi đi qua khu vực có nhiều người đi bộ (như khu dân cư hay gần trường học). Ngoài việc làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, tốc độ giao thông trung bình thấp hơn có thể có lợi cho sức khỏe (ví dụ như giảm các vấn đề về hô hấp liên quan đến lượng khí thải động cơ).

Uống rượu khi lái xe: Uống rượu và lái xe làm tăng cả nguy cơ bị đâm xe lẫn nguy cơ tử vong hoặc thương tích nặng. Các nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể khi nồng độ cồn trong máu (BAC) >0,04 g/dL. Do đó, luật qui định BAC ≤0,05g/dL là đủ làm giảm số ca tai nạn liên quan đến rượu bia. Việc bố trí các trạm kiểm soát nồng độ cồn trong máu và kiểm tra hơi thở của lái xe một cách ngẫu nhiên có thể làm giảm khoảng 20% các vụ tai nạn ​​liên quan đến rượu, bia và đã chứng tỏ là chi phí hiệu quả.

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy: Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe máy có thể làm giảm gần 40% nguy cơ tử vong và trên 70% nguy cơ thương tích nặng. Theo quy định của pháp luật việc đội mũ bảo hiểm xe máy được thực thi hiệu quả, thì có thể có tới hơn 90% người lái xe máy đội mũ bảo hiểm. Điều quan trọng là phải mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo mũ làm giảm tác động của va chạm vào đầu trong trường hợp gặp tai nạn.

Thắt dây an toàn và dùng ghế nôi giữ trẻ nhỏ khi ngồi trên ô tô: Thắt dây an toàn giúp làm giảm 40-50% nguy cơ tử vong của người ngồi ghế trước và 25-75% nguy cơ tử vong của người ngồi ghế sau. Nhưng không phải mọi người ngồi trên ô tô đều chú ý đến điều này, nên cần thực thi pháp luật bắt buộc thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô. Bên cạnh đó, ghế nôi xách tay nếu được xếp đặt và sử dụng đúng cách trên ô tô sẽ làm giảm 54% đến 80% nguy cơ tử vong cho trẻ nhỏ khi tai nạn xảy ra.

Mất tập trung khi lái xe: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc mất tập trung khi lái xe, nhưng gần đây có một xu hướng chung là việc các lái xe sử dụng điện thoại di động gia tăng rõ rệt, gây lo ngại ngày càng nhiều về an toàn đường bộ. Mất tập trung do sử dụng điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến việc lái xe theo nhiều cách, ví dụ như thời gian phản ứng dài hơn (đặc biệt là thời gian phản ứng phanh xe, cũng như phản ứng với tín hiệu giao thông), làm giảm khả năng đi đúng làn đường và dễ rút ngắn cự ly cho phép.

Thanh niên hay có thói quen nhắn tin điện thoại trong khi lái xe, nên thường có nguy cơ cao bị phân tâm. Những lái xe sử dụng điện thoại di động dễ bị tai nạn gấp 4 lần so với người không sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Nghe điện thoại qua tai nghe cũng không hề an toàn nhiều hơn so với cầm nghe điện thoại.

Trong khi lái xe, mỗi cá nhân chúng ta phải tự nâng cao ý thức cộng đồng và có nghiên cứu kỹ hơn về sự phân tâm khi lái xe để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề này.

 Lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè: lòng, lề đường, vỉa hẻ là lối đi của mọi công dân, do đó mỗi cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè vào mục đích riêng hoặc đưa phương tiện giao thông đi vào lề đường, vỉa hè làm ảnh hưởng đến lối đi bộ của công dân và dễ gây ra tai nạn giao thông.

Trước tình trạng tai nạn giao thông đường bộ có chiều hướng gia tăng, để thiết thực hưởng ứng “Năm An toàn giao thông – 2012” nhằm góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật trong nhân dân nói chung; phấn đấu kéo giảm 10% số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 mặt: số vụ, số người bị thương, số người chết trên địa bàn; mỗi chúng ta là công dân hãy luôn sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật, hãy “Hành động vì An toàn đường bộ”, mhằm mục tiêu hướng tới là cứu sống hàng triệu sinh mạng con người, bằng cách góp phần cải thiện an toàn phương tiện giao thông và thay đổi hành vi của người tham gia giao thông. Mỗi chúng ta phải tìm hiểu kỹ  nội dung các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, để tự chúng ta tránh xa nó nhằm đảm bảo một cách an tòan khi tham gia giao thông./.

 

(Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8)

 

 

 


Số lượt người xem: 5559    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm