SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
8
1
4
1
5
5
Tin tức sự kiện 05 Tháng Ba 2012 3:35:00 SA

Phòng, chống bệnh tay, chân, miệng và sốt xuất huyết (5)

Phòng, chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, do các bệnh này hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng đầu năm 2012 vừa qua, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận đã có nhiều hướng dẫn, chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp thực hiện phòng chống bệnh có hiệu quả.

Tuần vừa qua, Quận đã thành lập đoàn kiểm tra phòng chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các trường mần non, công lập tư thục trên địa bàn Quận 8; đồng thời tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và đối với một số phường, khu phố trọng đểm chưa xử lý bệnh hiệu quả, thường có người mắc bệnh.

+ Từ đầu năm đến nay tại quận 8, số ca được xác định mắc bệnh tay, chân, miệng là 48 ca, trong tuần có 05 ca nhiễm, chưa có trường hợp tử vong;

+ Số ca được xác định mắc bệnh sốt xuất huyết là 42 ca, trong tuần có 05 ca nhiễm, chưa có trường hợp tử vong.

Trong tình hình thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển và nguy cơ gây bệnh cao, rất cần sự đồng thuận của người dân, cùng với chính quyền địa phương thực hiện việc phòng, chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có hiệu quả nhất. Trong nhân dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, trong đó cần chú ý một số biện pháp sau:

 

I/ Phòng bệnh tay, chân, miệng:

1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm, tráng bằng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn hoặc ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Vệ sinh cho trẻ nhỏ sau khi đi tiêu, tiểu: Thường xuyên lau chùi, giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ; phân, chất thải của trẻ phải được lau sạch, xử lý kỹ; vệ sinh kỹ cơ thể trẻ, giữ trẻ luôn sạch sẽ, ăn mặc hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe, quan sát trẻ có các biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện, nhanh chống thực hiện các biện pháp điều trị đối với các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp hay tiếp xúc với các trẻ khác.

 

II/ Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết:

+ Diệt lăng quăng, diệt muỗi, đậy kín các vật dụng chứa nước, tiêu hủy các phế thải đọng nước, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khai thông cống rãnh, ao hồ, chú ý các lọ, hủ, bình bông để nước lâu ngày sẽ có lăng quăng…

+ Khi phát bệnh sốt xuất huyết (sốt cao, nổi chấm đỏ trên cơ thể) phải đưa người bệnh đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

 

III/ Phòng bệnh não mô cầu:

“Bệnh não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây viêm não, màng não hoặc nhiễm trùng huyết nặng. Mầm bệnh là vi trùng não mô cầu có trong mũi, hầu, họng của người bệnh và người lành mang vi trùng. Mầm bệnh bị phát tán khi ho, hắt hơi và lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi chúng ta tiếp xúc gần với người bệnh, người lành mang vi trùng hoặc bàn tay của chúng ta bị nhiễm mầm bệnh. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh não mô cầu.”

- Trong nhân dân cần nắm các cách phòng tránh như sau:

+ Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh;

+ Làm tốt vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn mũi họng;

+ Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tạo không gian thông thoáng, sạch sẻ;

+ Hạn chế các tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người; thường xuyên tập thể dục, có chế đệ ăn uống phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể…

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY 


Số lượt người xem: 4540    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm