SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
8
1
4
2
0
3
Tin tức sự kiện 27 Tháng Hai 2012 9:35:00 SA

Phòng, chống bệnh tay, chân, miệng và sốt xuất huyết (4)

Các tuần vừa qua, tại địa bàn Quận 8 tình hình bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết vẫn duy trì tỷ lệ người mắc bệnh, tuy không có chiều hướng tăng đột biến hay bất thường, nhưng theo dự báo thời gian tới là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh này phát triển trên diện rộng. Trước tình hình đó, rất cần sự đồng thuận của người dân, cùng với chính quyền địa phương thực hiện việc phòng, chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có hiệu quả nhất. Trong nhân dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, trong đó cần chú ý một số biện pháp sau:

I. Phòng bệnh Tay chân miệng:

1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm, tráng bằng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn hoặc ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Vệ sinh cho trẻ nhỏ sau khi đi tiêu, tiểu: Thường xuyên lau chùi, giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ; phân, chất thải của trẻ phải được lau sạch, xử lý kỹ; Vệ sinh kỹ cơ thể trẻ, giữ trẻ luôn sạch sẽ, ăn mặc hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe, quan sát trẻ có các biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện, nhanh chống thực hiện các biện pháp điều trị đối với các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp hay tiếp xúc với các trẻ khác.

II/ Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết:

+ Diệt lăng quăng, diệt muỗi, đậy kín các vật dụng chứa nước, tiêu hủy các phế thải đọng nước, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khai thông cống rãnh, ao hồ, chú ý các lọ, hủ, bình bông để nước lâu ngày sẽ có lăng quăng…

+ Khi phát bệnh sốt xuất huyết (sốt cao, nổi chấm đỏ trên cơ thể) phải đưa người bệnh đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

 


Số lượt người xem: 3219    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm