SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
4
8
4
8
4
9
9
VHTT - Tài liệu tuyên truyền 16 Tháng Chín 2015 9:35:00 SA

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ "VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM"

Kính thưa đồng bào và các bạn!

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ.

An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở các tỉnh thành, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta.

Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

-                      Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

-                      Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

-                      Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

-                      Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

-                      Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

-                      Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

-                      Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Về một số giải pháp:

-                      Phải đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại về chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến.

-                      Về phía người tiêu dùng: Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :

+ Thương hiệu

+ Thời hạn sử dụng

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

-                      Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù chúng ta đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Phòng VHTT Q8  (Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT) 


Số lượt người xem: 2176    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Thực hiện kết luận số 69-KL/TW ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
Thực hiện kết luận số 69-KL/TW ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
THÔNG TƯ 07/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
THÔNG TƯ 07/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
THÔNG TƯ 06/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
THÔNG TƯ 06/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 QUY ĐỊNH VIỆC LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ THANH TRA, HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NAI, HỒ SƠ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng có hiệu lực từ 1/8/2024
Ngày 29/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh ...
NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024
NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 1) NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 2) NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 3)
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người khuyết tật và Người cao tuổi khó khăn về tài chính trên địa bàn Phường 14  (31/05)
  Hội nghị tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Phòng cháy, chữa cháy  (29/05)
  Một số điểm nổi bật trong Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023  (24/05)
  Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014  (09/05)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG NĂM 2023  (06/05)
  NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CĂN CƯỚC 2023  (06/05)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023  (06/05)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm