SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
3
7
3
9
1
1
3
Tin tức 13 Tháng Giêng 2025 10:45:00 SA

Suy diễn chủ quan, phiến diện - mảnh đất màu mỡ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Suy diễn chủ quan, phiến diện - mảnh đất màu mỡ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

 

Ở cơ quan, đơn vị hay trong đời sống, chúng ta có thể bắt gặp những người chuyên chắp nối các sự việc, hiện tượng riêng lẻ mà họ nắm bắt được để từ đó suy diễn, hình thành nên câu chuyện mang màu sắc của “thuyết âm mưu”. Suy diễn như vậy luôn tạo ra sự ngờ vực, mất đoàn kết, mất niềm tin, là mảnh đất màu mỡ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Suy diễn là suy ra điều này, điều nọ một cách chủ quan”. Nghĩa là trước một vấn đề, một sự kiện nào đó nổi cộm hoặc liên quan đến quyền lợi của một người, họ sẽ nhìn nhận, suy đoán, phán xét, hướng lái vấn đề theo quan điểm cá nhân. Như vậy, các vấn đề, sự kiện, nội dung suy diễn sẽ bị chi phối bởi lợi ích và trình độ nhận thức của người suy diễn.

Tiếp cận theo góc độ đó thì suy diễn là hoạt động tâm lý âm thầm diễn ra trong tư tưởng của một con người. Sau một quá trình suy diễn, họ thường có xu hướng tìm những người đồng cảm, nhóm đồng cảm, nhóm chung để chia sẻ, cùng bình luận về vấn đề đang được bản thân họ “mổ xẻ”. Như vậy, suy diễn có thể diễn ra trong suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của một cá nhân; cũng có thể diễn ra trong nhóm chung, trong nhóm người cùng sở thích, trong câu lạc bộ với nhau để thể hiện ý kiến, thái độ, bình luận, chia sẻ của mình đối với những vấn đề mà cá nhân và nhóm đang quan tâm.

Mỗi ngày, con người thường chịu tác động của nhiều thông tin trong công việc, cuộc sống, vì vậy có hàng nghìn suy nghĩ về nhiều vấn đề. Do đó, những vấn đề mà con người có thể suy diễn cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, thường con người hay suy diễn tập trung vào những vấn đề mang tính nổi cộm trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền lợi của bản thân.

Những vụ việc “nổi cộm”, “chấn động” thường thu hút sự chú ý và suy diễn, như vấn đề cán bộ giữ các trọng trách ở Trung ương, địa phương bị kỷ luật, bị xử lý hình sự vì tham nhũng, tiêu cực, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống; chính sách A, quy định B đang dự thảo để ban hành; doanh nghiệp A, doanh nghiệp B phát triển “khủng”; tình hình chính trị - xã hội, vấn đề an ninh, an toàn; vấn đề nhân sự cán bộ trong bộ máy hệ thống chính trị, nhất là trước kỳ đại hội đảng... Hẹp hơn có thể là vấn đề liên quan đến nhân sự cán bộ trực tiếp ở cơ quan, đơn vị; vấn đề khen thưởng; kỷ luật nội bộ; chế độ, chính sách; mối quan hệ đoàn kết nội bộ...

Nếu như các lực lượng thù địch suy diễn rồi đơm đặt các vấn đề dẫn tới nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn, tạo hỏa mù chỉ là sự tác động từ bên ngoài đến đối tượng người nghe, người xem, người tiếp nhận thông tin thì suy diễn lại chịu tác động kép, nó vừa diễn ra ngay trong chính bản thân của một người, vừa chịu tác động của những thông tin nhiều chiều từ bên ngoài xoay quanh vấn đề đó. Vì vậy, nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn và nguy hiểm hơn là khi bản thân họ tin, hành động theo suy diễn của chính mình và được cộng hưởng bởi những thông tin nhiễu loạn khác.

Trước một sự kiện, một nhiệm vụ, một vấn đề, một vụ việc nổi cộm nào đó, nếu con người có bản lĩnh, biết cách suy nghĩ theo chiều hướng tích cực sẽ rất tốt. Ngược lại, sẽ rất nguy hiểm nếu trong tư tưởng của họ diễn ra quá trình suy diễn theo chiều hướng tiêu cực. Vì đó chính là khi người suy diễn tự đưa bản thân vào vòng xoáy của vấn đề tiêu cực, dẫn tới luẩn quẩn, hoài nghi, hoang mang, lung lay niềm tin, chính mình tạo ra “mảnh đất màu mỡ” cho “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nếu không kịp thời tỉnh ngộ. Kế tiếp, nguy hiểm hơn là sự lan tỏa những suy nghĩ tiêu cực, những bình luận, những đánh giá vấn đề thiếu căn cứ, thiếu lập luận, thiếu kiểm chứng ấy cho nhiều người khác, gây ra “hiệu ứng” dây chuyền, mức độ ảnh hưởng rộng hay hẹp tùy thuộc vào vị thế xã hội của người suy diễn.

QĐND


Số lượt người xem: 46    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Thực hiện kết luận số 69-KL/TW ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
Thực hiện kết luận số 69-KL/TW ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
THÔNG TƯ 07/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
THÔNG TƯ 07/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
THÔNG TƯ 06/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
THÔNG TƯ 06/2024/TT-TTCP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2024 QUY ĐỊNH VIỆC LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ THANH TRA, HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NAI, HỒ SƠ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng có hiệu lực từ 1/8/2024
Ngày 29/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh ...
NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024
NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 1) NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 2) NHỮNG NỘI DUNG, ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 (Phần 3)
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người khuyết tật và Người cao tuổi khó khăn về tài chính trên địa bàn Phường 14  (31/05)
  Hội nghị tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Phòng cháy, chữa cháy  (29/05)
  Một số điểm nổi bật trong Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023  (24/05)
  Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến một số nội dung về Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014  (09/05)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG NĂM 2023  (06/05)
  NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CĂN CƯỚC 2023  (06/05)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023  (06/05)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm