Nguyễn Nhược Thị - tên bến, có chiều dài 390m, từ bến Bình Đông (P15) đến bến Nguyễn Duy (dọc theo Kinh ngang số 2) phường 15 quận 8. Nguyên bến này đặt tên là Quai Quest du Canal Trainversal N02, đổi tên thành Nguyễn nhược Thị từ ngày 19/10/1955.
Nguyễn Nhược Thị (1983 - 1909) tên thật Nguyễn Thị Nhược Bích, sinh tại làng Đông Giang, huyện An Phước, Ninh Thuận. Bà là con thứ tư của quan Bố chánh Thanh Hóa, Nguyễn Nhược Sơn. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh thuận lợi, nên bà được trau dồi nghiên bút từ rất sớm, có nhan sắc lại có thêm tư chất thông minh nên bà đã sớm nỗi tiếng trong vùng về tài văn học của mình. Năm Tự Đức thứ nhất(1848). Bà được tiến vào cung. Sau đó lần lược được phong các chức Tài nhân (1850), Mỹ nhân (1860) rồi quí nhân. Năm 1868, Bà được tấn phong là Tiệp dư, dạy học cho hoàng tử Chánh Mông (Đồng Khánh) và Dưỡng Thiên (Kiến Phúc). Với công việc của mình bà được mọi người trong cung kính trọng và tôn là “Phu Tử” tôn hiệu mà những phụ nữ đương thời rất khó đạt được. Được nhà vua và triều đình tin cậy nên một thời gian sau Bà trở thành Bí thư hầu đức Từ Dũ (tên thật là Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức). Bà thường xuyên được có mặt những buổi đến vần an mẹ và những cuộc trao đổi giữa Hoàng thái hậu và nhà vua về tình hình đất nước.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi rời Huế, xuống chiếu Cần Vương, bà hộ giá tam cung (mẹ và hai người chánh phi, thứ phi của vua Tự Đức) chạy theo vua ra Quảng Trị.
Năm 1892, Thái hoàng hậu Từ Dũ đã tấn phong bà làm Tam giai Lễ tân. Bà qua đời năm 1909 tại Huế ở tuổi 80. Bà đã để lại một số bài thơ chữ Hán và đặc biệt là tác phẩm văn học có giá trị về tư liệu lịch sử “Loan dư hạnh thục quốc âm ca” bằng chữ Nôm, còn gọi là “Hạnh thục ca” dài 1034 câu, được viết theo thể thơ lục bát, kể lại mọi biến cố xảy ra sau khi vua Tự Đức qua đời đến lúc Đồng Khánh được người Pháp đặt lên ngôi vua.