SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
3
2
6
6
4
8
3
Giới thiệu 01 Tháng Mười Hai 2010 9:30:00 SA

Chùa Pháp Quang

 

 

Chính diện chùa Pháp Quang

I.              Sơ nét:

Chùa Pháp Quang tọa lạc tại số 71 đường Quốc lộ 50, phường 5,  quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở cách mạng của liên quận 7, 8 trong giai đoạn 1963 - 1975.

 

Ni sư Tắc Thinh - trụ trì chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang do sư bà Đạt Đạo xây dựng năm 1948. Sư cô Thích Đạt Đạo thế danh là Lê Thị Tịnh, quê ở ấp Giồng Cám, xã Đức Hòa Thượng, Long An. Sinh ra là lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước, được cách mạng tuyên truyền vận động, sư cô sớm giác ngộ đi theo cách mạng. Từ năm 1963, chùa Pháp Quang trở thành cơ sở cách mạng, có nhiều cống hiến cho công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

 

Dưới tượng quan âm có hầm bí mật

II.              Lịch sử di tích:

Chùa Pháp Quang là một di tích mang giá trị lịch sử. Trong chùa có xây các hầm trú ẩn (bí mật) để che dấu, tổ chức hoạt động công khai, bán công khai, hợp pháp của cán bộ cách mạng và quần chúng yêu nước. Bằng các hình thức biểu tình xuống đường, vận động thanh niên trốn lính, in sao tài liệu tuyên truyền,…

 

Máy in dùng in tài liệu bí mật

 

Máy quay Ronéo dùng in tài liệu

Chùa Pháp Quang là nơi thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng các cuộc cứu tế, phát chẩn, các hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ các lão bà tứ cố vô thân,…Đặc biệt, chùa Pháp Quang là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật trong phong trào đấu tranh của lực lượng Phật giáo yêu nước, cụ thể:

-      Là cơ sở của tổ chức quần chúng bảo vệ cách mạng, mà nòng cốt là lực lượng Tăng Ni tiến bộ từ năm 1967 đến 1975.

-      Là nơi in ấn tài liệu bí mật phục vụ cho công tác tuyên truyền của cách mạng.

-      Là cơ sở hậu cần trong phong trào đấu tranh của Phật giáo yêu nước thuộc liên quận 7, 8.

-      Là nơi đón lực lượng vũ trang của cánh Tây Nam vào đóng chốt trong và sau đại thắng mùa xuân 1975.

 

Cửa phòng Tăng ni thông ra phía sau để thoát ra ngoài (từ hầm bí mật có cửa ra phòng tăng ni)

Với những sự kiện gắn liền với cuộc tổng tiến công năm 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chùa Pháp Quang đã trở thành một cơ sở công khai đấu tranh trực diện với kẻ thù từ năm 1964 đến 1975, chùa là  một cơ sở cách mạng nội thành hết sức quan trọng của cánh Tây Nam. Từ ngôi chùa này, các đồng chí cán bộ cách mạng đã xâm nhập vào giới Phật giáo nói chung và Thiên Thai giáo quán nói riêng, đã cảm hóa được các nhà sư và phật tử, đã đẩy mạnh được phong trào đấu tranh của phật giáo đòi hòa bình, chống chiến tranh, chống chế độ Mỹ - ngụy, ủng hộ cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

 

Phòng các đồng chí cách mạng dùng làm nơi  hội họp

 

Bàn thờ Hậu tổ nơi Hòa thượng Đạt Hảo dấu chân dung của Bác Hồ

 

Miệng hầm 2 ngăn bên trên chứa nước, bên dưới là hầm trú ẩn

   III.  Khảo tả di tích:

  Chùa có tổng diện tích mặt bằng là 2.599m2 , được chi làm ba dãy chính: dãy tăng xá bên phải, dãy ni xá bên trái, dãy chính điện ở giữa.Phía trước chính điện là phần sân có đài Quan Âm ở giữa, góc bên phải sân trước chính điện có miếu thờ cô hồn, bên trái có phòng phát hành kinh sách và tháp cũ đã có từ lâu. Bên hông chùa phía bên trái có Tháp của Hòa thượng Đạt Hảo, phía sau chính điện là Hậu Tổ. Nằm riêng và tiếp sau phần Hậu Tổ là Tịnh Thất của Sư bà Đạt đạo (Sư cô Hai). Dãy ni xá bên trái có thêm dãy lầu 1 và sân thượng, phần cuối của sân thượng có Tịnh thất của Hòa thượng đạt hảo. chùa có thêm một cổng phụ đi ra chợ nhị Thiên dường. Sau lần sửa chữa đầu tiên năm 1966, chùa được thiết kế một số hầm và sử dụng một số mơi để hoạt động bí mật như sau:

-   Hầm dưới tượng Quan Âm, miệng hầm được ngụy trang dưới miếu cô hồn.

-   Năm 1971, Hòa thượng tổ chức một số cán bộ Cách mạng đang lưu trú tại chùa sây dãy lầu  1 của Ni Xá với ý đồ tổ chức lực lượng, che duấ cán bộ chuẩn bị kế hoạch đấu tranh.

-   Hầm ở dưới chính điện, miệng hầm từ kho chứa sau chánh điện, trước đây từ hầm có thể thoát hiểm ra ngoài bằng đường mương trên lót đan ăn luồng ra cổng phụ sau chùa (nay đã bị lấp).

-   Hầm hai ngăn dưới tịnh thất của sư bà dùng chứa nước bên trên, bên dưới là hầm trú ẩn, miệng hầm được ngụy trang dưới giường ngủ cảu sư bà phía sau tịnh thất, hầm có lỗ thoát  hiểm ra cổng phụ chùa, bên ngoài tịnh thất.

-   Bên ngoài dãy hàng rào phía sau chùa có sử dụng những hầm ếch để cất giấu vũ khí như lựu đạn, súng ngắn…

-   Trong và sau chiến dịch Hồ Chí Minh chùa pháp Quang sử dụng phòng cuối dãy lầu 1 của ni xá làm nơi ở  sinh hoạt, hội họp càu đồng chí Ba Tôn và cánh Tây Nam đồng thời còn là nơi kết nạp Đảng cho đồng chí Nguyễn Ngọc Án tức nhà sư Thích Huệ Hiền hiện nay đang trụ tì chùa Long Hoa quận 10.

-   Phần sân thượng và am của Hòa thượng là nơi đã từng che giấu những thanh niên trốn lính, lính trốn, cách mạng … hiện nay vẫn còn.

-   Năm 1963 Hòa thượng Đạt Hảo nhận nhiệm vụ cất dấu ảnh chân dung Bác Hồ, người cất dấu phía sau một bài vị trên bàn thờ trong nhà Hậu Tố.

IV.            Các hiện vật trong di tích:

Hiện nay, trong chùa vẫn còn giữ các hiện vật: hầm bí mật, máy in, máy đánh chữ, máy quay phim, loa phát thanh, máy quay ronéo, tài liệu tuyên truyền.

 

Từ miếu này có miệng hầm bí mật (đã bị lấp) ăn thông qua tượng đài Quan Âm

V.              Các hình thức sinh hoạt lễ hội:

Hàng năm chùa có những lễ cúng chính như: Lễ Thượng ngươn (rằm tháng giêng), Lễ Phật đản (rằm tháng tư), Lễ Trung ngươn (rằm tháng bảy), Lễ Hạ ngươn (rằm tháng 10). Ngoài việc thực hiện các hoạt động tôn giáo, ngày nay nhà chùa còn tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội rất tích cực hiệu quả.

 

Ông Nguyễn Văn Thuyền (đ/c Ba Tôn - bên phải) Nguyên bí thư liên quận 7-8

 

VI.              Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:

Ngày 27/7/2009, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 1764/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố. Chùa Pháp Quang được khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam.

 

Quang cảnh tại buổi Lễ trao và nhận bằng  di tích lịch sử  tại chùa Pháp Quang

         -           Báo cáo của cán bộ cánh Tây Nam Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/10/1997.

VII.              Tư liệu bổ sung và tài liệu tham khảo:

 

-           Phiếu sưu tầm tư liệu do bà Nguyễn Thị Phướng viết (bản in vi tính).

-           Phiếu sưu tầm tư liệu do ông Nguyễn Ngọc Ảnh (pháp danh Thích Nhật Hiện) viết (bản viết tay).

-           Phiếu sưu tầm tư liệu do ông Nguyễn Văn Chủng (Thích Huệ Văn) viết (bản viết tay, ngày 30/04/2007)

-           Giấy xác nhận của ông Huỳnh Văn Một xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn có quá trình hoạt động Cách mạng trong thời kỳ khánh chiến chống Pháp. (bản đánh máy ngày 15/07/1985).

-           Giấy xác nhận của bà Nguyễn Thị Phướng, xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ hoạt động bí mật (bản đánh máy ngày 04/07/1985).

-           Giấy xác nhận của ông Huỳnh Văn Hai xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ hoạt động tại thị trấn Đức Hòa (bản đánh máy ngày 12/04/1983).

-           Giấy xác nhận của đồng chí Nguyễn Văn Thuyền (Ba Tôn) xác nhận đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn là cán bộ của Phân ban Tây Nam thành ủy Sài Gòn (bản đánh máy ngày 05/07/1984).

-           Lịch sử truyền thống chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân quận 8 (1954 – 30/04/1975).

-           Lịch sử Pháp Quang Thiền viện tại số 71 Liên Tỉnh 5, Q8 (do ông Nguyễn Ngọc Ẩn – pháp danh Thích Huện Hiền viết – bản đánh máy vi tính)

-           Kỷ yếu đại hội khoáng đại kỳ I/1973 phật giáo Việt Nam Thiên Thai giáo quán tông

 


Số lượt người xem: 44208    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm