SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
9
6
5
0
0
0
Giới thiệu 01 Tháng Mười Hai 2010 2:30:00 CH

Đình Hưng Phú

 

 

Cửa gian Nghĩa Từ Phủ đình Hưng Phú 

I. Sơ nét:

Đình Hưng Phú tọa lạc tại số 617/19 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Đường Bến Ba Đình đã có từ lâu, đến ngày 23/01/1945 được đặt lên là Quai Arroyo Chinois, và đến năm 1955 được đổi tên là Bến Ba Đình.

II. Lịch sử di tích:

Đình Hưng Phú được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19 khi thôn Hưng Phú được thành lập (thôn Hưng Phú thuộc tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định).

Hưng Phú Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh là Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục - một danh tướng dưới triều Lê. Ngoài chức năng là nơi thờ phụng Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần khác theo truyền thống tín ngưỡng Nam Bộ, đình còn là trụ sở hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng. 

Ngoài tướng quân Nguyễn Phục, đình còn thờ các vị:

-       Tả ban, Hữu ban.

-       Hội đồng

-       Đông hiến, Hậu hiền.

-       Quan Thánh đế quân.

-       Bạch Mã Thá giám.

-       Thần Hổ.

-       Thần Nông.

-       Thiên địa phụ mẫu

-       Ngũ hành nương nương.

 

III. Khảo tả di tích:

Đình Hưng Phú rộng khoảng 500m2 , gồm 2 nếp nhà xây kiểu tứ trụ: bốn cột cái ở giữa  (tạo thành hình vuông) và các cột quân chung quanh đỡ lấy bốn nóc mái kéo ra bốn phía. Nếp nhà phía trước gồm võ ca và tiền điện, nếp nhà phía sau là chính điện và nhà túc, hai bên  chính điện được mở rộng thêm hai chái, chái bên phải là gian nghĩa từ.

Gian nghĩa từ thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền có công với làng xã. Từ nghĩa từ có lối dẫn vào chính điện, giữa chính điện bày hương án thờ tướng quan Nguyễn Phục. Chầu 2 bên hương án là đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng gỗ.

Sau hương án thờ thần có một bình phong lớn ngăn cách với án thờ Quan Thánh đế quân ở phía sau. Ở vách tường ngay trên án thờ Quan Đế là một phù điêu đắp nổi hình Quan Đế ngồi trên ngai, hai bên có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu. Bên trái án thờ Quan Đế có tượng ngựa Xích Thố, đối xứng với tượng Bạch Mã thái giám ở bên phải.

Án thờ Tả ban và Hữu ban đặt ở hai góc cuối chính điện, ngang với án thờ Quan Đế và tượng Bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố. Hai án thờ này được trang trí giống nhau.

Tiếp theo chính điện là tiền điện, được bài trí đơn giản, có 3 bàn thờ đặt ngang nhau, giữa là bàn thờ Hội đồng, hai bên thờ Đông hiến, Tây hiến. Phía trên ba bàn thờ này treo bức hoành phi.

Từ tiền điện có hai bậc tam cấp dẫn lên sân khấu ở võ ca. Sau lưng sân khấu là một tam cấp dẫn ra sân đình. Sân khấu có bàn thờ Thần hổ (đặt đối diện cửa đình), bàn thờ Thiên phụ dịa mẫu, Thần Nông, Thần Thành hoàng bổng cảnh, Ngũ hành nương nương…

 

IV. Các hiện vật trong di tích:

Hưng Phú Đình là di tích kiến trúc nghệ thuật. Hiện nay, đình còn lưu giữ và bảo tồn các hiện vật có giá trị như:

-      Sắc phong của vua Tự Đức ban tặng cho tướng quân Phi Vận Nguyễn Phục vào năm Tự Đức thứ 5 (1853).

-      Bài vị thờ thần (gỗ), tượng (gỗ), binh khí (kim loại, gỗ), hoành phi (gỗ), lư trầm (đồng), qui hạc (gỗ).

 

 

Tráp đựng sắc Thần

 

Sắc phong của vua Tự Đức

 

Hoành  phi” Đức lưu phương”

 

Liễn đối ở chính điện

 

Tượng Bạch Mã thái giám

 

V. Các hình thức sinh hoạt văn hóa – lễ hội:

Hằng năm ở đình Hưng Phú có tổ chức lễ hội lớn nhất là lễ Kỳ yên  vào bangay2 39, 30 tháng 11 và mồng một tháng chạp.

 

VI. Giá trị của di tích:

Đình Hưng Phú được xây dựng cách nay đã gần hai trăm năm. Do những biến động về lịch sử, xã hội, ngôi đình không còn được vị trí và tầm vóc như trước kia nhưng vẫn có giá trị nhất định trong tâm linh nhân dân trong vùng. Vì vậy, trải qua năm tháng hội đình Hưng Phú cùng nhân dân trong vùng nối tiếp nhau gìn giữ ngôi đình làng, cố gắng bảo tồn một công trình kiến trúc truyền thống đình làng Nam Bộ cùng những hiện vật có giá trị nghệ thuật như hoành phi, liễn đối, hương án, lư đồng, các bộ binh khí,… Đặc biệt nhất là bản sắc phong của vua Tự Đức ban tặng cho tướng quân Phi Vận Nguyễn Phục, vị thần linh lúc sinh thời từng một vị tướng giỏi, từng là thầy dạy học của hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông).

 

 

Bộ binh khí

Bên cạnh đó, đình Hưng Phú còn lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể như nghi thức tế lễ Nam bộ, lễ rước sắc, lễ xây chầu…

 

VII. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:

Ngày 12/10/2005, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 187/2005/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật đình Hưng Phú và được khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam.

 

 

Bằng công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hưng Phú

 

VIII. Những tư liệu bổ sung – tham khảo:

-       Trịnh Hoài Đức, Gia định thành thông chí, dịch giả Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc tỉnh, NXB Giáo dục 1998.

-       Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An) NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Số lượt người xem: 22350    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm