SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
8
4
1
6
8
4

Tiêu đề 1

Cấp phép di dời công trình 

Tiêu đề

Cấp phép di dời công trình

Đơn vị

Quận 

Lĩnh vực

Xây dựng - Đô thị 

Cơ sở pháp lý

• Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
• Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và
quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
• Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
* Luật Xây dựng năm 2003;
* Bộ Luật Dân sự năm 2005;
* Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
* Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
* Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch đô thị.
* Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan đô thị
* Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và
quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
* Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố
quy định về cấp giấy xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hố
Chí Minh.

Trình tự thực hiện

* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân
quận - huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).
Đối với công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
• Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
• Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hướng dẫn một lần để
người nộp làm lại hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
* Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân
quận - huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).
 

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.

Thành phần số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ, bao gồm:
* Đơn xin phép di dời công trình.
* Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối
với công trình di dời và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại
điểm công trình sẽ di dời đến. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì cán bộ, công chức
tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao và chịu trách
nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
* Phương án di dời công trình của nhà thầu có năng lực thực hiện việc di dời, bảo đảm an toàn
lao động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi
trường.
 
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời gian giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Đối tượng

Cá nhân và Tổ chức

Kết quả

Giấy phép di dời công trình

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

Việc di dời công trình (gồm: dịch
chuyển từ vị trí này tới vị trí khác hoặc dịch chuyển lên cao) phải phù hợp với quy hoạch xã hội
được duyệt, bảo đảm giữ nguyên kiến trúc và an toàn của công trình.
1. Trước khi di dời công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải xin giấy phép theo đúng quy
định của pháp luật về xây dựng.
2. Nhà thầu thực hiện việc di dời công trình phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi trường.
 

Lệ phí

100.000 đồng/giấy phép

Ngày

02/08/2012 

DVCURL

 

CapDo

Cấp độ 2 

Key

 

STT

 
Tệp đính kèm
Mau so 01.pdf    
Đã tạo vào thời điểm 02/08/2012 10:47 SA  bởi Lưu Ngọc Thanh 
Được sửa tại 02/08/2012 10:47 SA  bởi Lưu Ngọc Thanh