Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm

Các khu vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường

 

            Thực trạng môi trường

Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của Quận, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất với các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế - xã hội, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và công nghệ thiết bị lạc hậu, chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ của các hệ thống xử lý chất thải. Những hạn chế đó đã tác động rất lớn đến môi trường trên địa bàn Quận và được thể hiện thông qua một số vấn đề sau:

1.            Ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 8 nói riêng đã và đang bị ô nhiễm ở mức độ nhất định do các nguồn khí thải từ các hoạt động giao thông, công nghiệp và xây dựng,... trong đó chủ yếu là ô nhiễm do khí thải không qua xử lý của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã làm ô nhiễm bầu không khí trên địa bàn Quận.

 

Bảng 2: Vị trí giám sát chất lượng không khí xung quanh

STT

Kí hiệu

Vị trí giám sát

Nguồn thải

Tọa độ

1

K1

Chân cầu Nguyễn Văn Cừ

Giao thông

X: 0684826 - Y:1189028

2

K2

Chân cầu Chánh Hưng cửa ngõ ra vào Nam Sài Gòn

Giao thông

X:0682511 - Y:1187827

3

K3

Sau nhà thờ Nam Hải

Dân cư

X:0682890 - Y:1187402

4

K5

Khu dân cư khu phố 6 - P 2

Dân cư

X:0684357 - Y:1188251

5

K7

Khu vực cầu Chà Và

Giao thông

X:0681979- Y:1188460

6

K8

Khu dân cư - công nghiệp Bình Đăng

Công nghiệp

X:0680299 - Y:1186765

7

K9

Phía sau nhà máy nhôm Kim Hằng

Công nghiệp

X:0677048 - Y:1183756

8

K10

Đối diện dệt Kim Nghệ Phong - đường An Dương Vương

Công nghiệp

X:0677048 - Y:1184633

Nguồn:Phòng TNMT Quận 8

 

 

  Sơ đồ thể hiện mức độ bụi TB năm tại các vị trí giám sát so với QCVN

 

Mức độ ô nhiễm không khí tại từng khu vực là khác nhau, và tùy thuộc vào ảnh hưởng của các nguồn thải xung quanh. Dưới đây là chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn Quận 8:

* Khu vực chịu ảnh hưởng của giao thông:         

Gồm 03 vị trí giám sát: khu vực chân cầu Nguyễn Văn Cừ (K01), chân cầu Chánh Hưng (K02), cầu Chà Và (K07). Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong không khí xung quanh tại khu vực có mật độ giao thông đông đúc và tại các nút giao thông cao hơn các khu vực khác:

Biểu hiện rõ nhất là tại nút giao thông khu vực chân cầu Chánh Hưng (K02) và cầu Chà Và (K07) có nồng độ bụi, ồn, NO2 vượt quy chuẩn cho phép, mức độ ô nhiễm tại K02 và K07 lần lượt là: bụi vượt 1.32 và 1.29 lần, ồn vượt 1.05 và 1.09, NO2 vượt 1.17 và 1.05 lần;

Tại khu vực chân cầu Nguyễn Văn Cừ có giá trị các thông số nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép.

* Khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp

Khu dân cư công nghiệp Bình Đăng (K08) có giá trị bụi vượt 1.43 lần.

Khu vực phía sau nhà máy nhôm Kim Hằng (K09) và đối điện Kim Nghệ Phong (K10) có giá trị các thông số nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN.

* Khu vực dân cư:

Khu vực dân cư ít chịu tác động của hoạt động giao thông cũng như sản xuất công nghiệp, nên giá trị các thông số vẫn nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép.

2.            Ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay nguồn nước mặt của hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn quận hầu hết đã bị ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau, nhất là ô nhiễm bởi vi sinh và sự thiếu hụt ô xy trong nước.

Lưu vực kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé trải rộng trên địa bàn Quận 8 chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất công nghiệp. Hiện nay, lượng nước thải này được thu gom nhờ hệ thống cửa xả dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với công suất hiện tại 141.000 m3/ngày. Nhờ vậy, chất lượng nước tại khu vực dần được cải thiện và có thể sử dụng tốt cho mục đích giao thông thủy cũng như mục đích khác có yêu cầu nước chất lượng thấp.

Theo kết quả trung bình năm, chất lượng nước tại khu vực chủ yếu bị ô nhiễm bởi vi sinh và thiếu hụt oxy trong nước (DO thiếu hụt từ 1.03 ÷ 3.39 lần, Coliform vượt từ 3.48 ÷ 30 lần). Các thông số giám sát còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, tại một số vị trí giám sát như tại vị trí cầu chữ Y, Ngã 3 Tàu Hủ - Lò Gốm - Ruột Ngựa, cầu Nguyễn Tri Phương thuộc lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé bị ô nhiễm thêm chỉ tiêu COD nhưng vượt không nhiều từ 1.09 ÷ 1.12 lần. Nguyên nhân:

Vị trí cầu chữ Y, Ngã 3 Tàu Hủ - Lò Gốm - Ruột Ngựa: đây là khu vực giáp nước nên khả năng pha loãng và tự làm sạch của dòng chảy bị giới hạn, mức độ ô nhiễm cao hơn;

Vị trí cầu Nguyễn Tri Phương: do ảnh hưởng từ sinh hoạt của các hộ dân chưa thực hiện di dời, sống ven rạch Ụ Cây, thải bỏ chất thải sinh hoạt trực tiếp xuống kênh và còn các nhà vệ sinh tạm trên sông.

 

Bảng 3: Vị trí giám sát chất lượng nước mặt

STT

KH

Vị trí giám sát

Hệ thống kênh

Tọa độ

1

C01

Rạch Ông Nhỏ

Sông Sáng

X: 0684085 - Y: 1187727

2

C02

Rạch Du (cầu Mật)

Tàu Hủ - Bến Nghé

X: 0683568 - Y: 1188497

3

C03

Rạch Su

Rạch Bà Tàng

X: 0679695 - Y:1186373

4

C04

Rạch Ông Lớn

Sông Sáng

X: 0684898 - Y: 1187861

5

C05

Cầu Chữ Y

Kênh Đôi - kênh Tẻ

X: 0684061 - Y: 1188837

6

C06

Cầu Chữ Y

Tàu Hủ - Bến Nghé

X:0684408 - Y:1188672

7

C07

Cầu Nhị Thiên Đường

Kênh Đôi - kênh Tẻ

X: 0681109 - Y: 1187913

8

C08

Rạch Bà Tàng

Kênh Đôi - kênh Tẻ

X: 0679192 - Y: 1186650

9

C09

Trạm CSGT

Kênh Đôi - kênh Tẻ

X: 0677587 - Y: 1184533

10

C10

Chợ Bình Điền

Sông Chợ Đệm

X: 0676917 - Y: 1184351

11

C11

Trạm CSGT

Tàu Hủ - Bến Nghé

X: 0677682 - Y: 1184660

12

C12

Ngã 3 Tàu Hủ - Lò Gốm - Ruột Ngựa

Tàu Hủ - Bến Nghé

X: 0678776 - Y: 1187050

13

C13

Cầu Chà Và

Tàu Hủ - Bến Nghé

X:0681647 - Y:1188225

14

C14

Cầu Nguyễn Tri Phương

Tàu Hủ - Bến Nghé

X:0682858 -  Y:1188476

Nguồn:Phòng TNMT quận 8

 

Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng không khí xung quanh

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong những năm gần đây, cùng với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Quận 8 cũng đã đẩy mạnh công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn, triển khai thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào Khu công nghiệp; tiến hành nạo vét kênh rạch, thu gom rác đối với các hộ dân ven và trên kênh rạch, triển khai dự án di dời, tái định cư các hộ dân sống trên và ven rạch Ụ Cây… Kết quả đã giảm phần nào áp lực của hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đến chất lượng nước mặt trên địa bàn Quận, thêm vào đó, từ tháng 04/2011 thì toàn bộ lượng nước thải phát sinh trên địa bàn đã được thu gom nhờ hệ thống cửa xả dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, những hoạt động tích cực trên đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn Quận 8.

3.            Ô nhiễm môi trường đất

Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh trong những năm qua đã ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái của quận. Việc mở rộng không gian đô thị, phát triển các ngành kinh tế dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân nông nghiệp. Các quá trình trên đã tác động rất lớn môi trường đất, làm suy thoái môi trường đất với các biểu hiện tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa mà nguyên nhân chính là từ các chất thải, nước thải công nghiệp, khu dân cư không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy môi trường Quận 8 đang đứng trước thực trạng ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh trên địa bàn quận. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch sử dụng đất của quận nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.

4.            Hiện trạng chất thải rắn

Khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 362,6 tấn/ngày. Trong đó lượng rác thải sinh hoạt đô thị khoảng 253,8 tấn/ngày (tính định mức trung bình 0,6 kg/người/ngày), chiếm khoảng 70% tổng lượng rác thải rắn của Quận còn lại là lượng rác thải của hoạt động sản xuất và xây dựng.

Hình thức xử lý chất thải rắn trên địa bàn là được thu gom và đưa đi xử lý bởi các đơn vị có chức năng của thành phố.

 

(Tổng hợp: Xuân Hồng - VP.UBNDQ8)

Nguồn Phòng Tài nguyên & Môi trường

 

 

Tìm kiếm