1. HỒ QUÝ LY (1400)
Tổ tiên của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, di cư đến nước ta trong khoảng thời Ngũ đại thập quốc (907-960). Hồ Hưng Dật định cư tại thôn Đào Bột, phủ Diễn Châu (nay là Nghệ An) và từ đó về sau, con cháu của ông đời đời làm trại chủ của đất này. Đến đời thứ 12, một người của họ Hồ là Hồ Liêm đã bỏ Diễn Châu di cư ra đất Đại Lại (Thanh Hóa). Hồ Liêm làm con nuôi của quan Tuyên úy là Lê Huấn, nên đổi gọi là họ Lê. Vì vậy sử cũ có lúc chép Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm.
Đường danh vọng của Hồ Quý Ly được khởi đầu từ đời vua Trần Nghệ Tông, ông liên tục được thăng quan tiến chức, năm 1387 thời vua Trần Phế Đế ông được thăng chức Đồng bình chương sự (thành viên cơ quan tối cao của nhà nước), năm 1395 được vua Trần Thuận Tông thăng tước Tuyên trung Vệ Quốc Đại Vương.
Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông phải đời đô từ Thăng Long về Đại La (Thanh Hóa). Năm 1398 ép vua Trấn Thuận Tông phải nhường ngôi cho thái tử Trần An, tức Vua Trần Thiếu Đế (lúc này mới 2 tuổi). Năm 1399 Hồ Quý Ly giết vua Trần Thuận Tông.
Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự lập làm vua, đổi tên nước là Đại Ngu, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Tháng 12 năm 1400 nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, đề làm Thái thượng hoàng.
Giữa năm 1407 khi cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược bị thất bại, Hồ Quý Ly bị bắt về Trung Quốc, rồi bị giết, thọ 70 tuổi (1337 – 1407).
2. HỒ HÁN THƯƠNG (1400-1407)
Là con thứ của Hồ Quý Ly, em của Hồ Nguyên Trừng. Năm 1399, xưng là Nhiếp Thái Phó. Tháng 1 năm Canh Thìn (1400) được lập làm thái tử (dẫu lúc này vua Trần Thiếu Đế vẫn đang ở ngôi và họ Hồ chỉ là ngoại thích). Tháng 12 năm 1400, được cha là Hồ Quý Ly nhường ngôi. Hồ Hán Thương làm vua hơn 6 năm (từ tháng 12-1400 đến 6-1407). Tháng 6 năm 1407, bị thua trận, rồi bị quân Minh bắt giải về Trung Quốc cùng với cha, anh và nhiều triều thần khác, sau không rõ mất năm nào. Trong thời gian ở ngôi, Hồ Hán Thương đã đặt hai niên hiệu: Thiệu Thành (1401-1402) và Khai Đại (1403-1407).