CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
4
3
6
2
0
Dân ta phải biết sử ta 20 Tháng Mười 2011 9:25:00 CH

II. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

1. Mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tổ chức cho nhân dân đi khai khẩn, mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi.

Năm 1402, nhằm loại bỏ nguy cơ xâm lấn của Chămpa ở phía Nam, Hồ Hán Thương đem quân do Đỗ Mãn làm Đô tướng tiến đánh Chămpa. Vua Chămpa là Ba Đích Lại hoảng sợ, cho cậu là Bố Điền sang dâng đất Chiêm Động (Quảng Nam ngày nay) để xin bãi binh. Hồ Quý Ly buộc phải nộp cả Cổ Lũy thì mới ưng thuận. Sứ Chămpa sợ phải nghe theo. Nhà Hồ lấy hai đất ấy lập lộ Thăng Hoa và cho dân vào đó khai khẩn, dời dân có tiền, có sức mà thiếu ruộng cày vào đó khẩn hoang lập nghiệp.

Hồ Hán Thương cho làm con đường thiên lý từ Thanh Hóa chạy đến Hóa Châu. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đào một con sông từ Tân Bình đến Thuận Hóa. Như thế đủ thấy tầm vĩ đại về sự khai khẩn quốc thổ của nhà Hồ.          

3. Về Kinh tế – văn hóa - nghệ thuật – kỹ thuật quân sự.

Ngoài việc mở rộng lãnh thổ, nhà Hồ đã thực hiện rất nhiều cải cách quan trọng và tiến bộ như năm 1396, Hồ Quý Lý cho phát hành tiền giấy, làm lại hộ tịch. Quan trọng hơn là quân đội đã được phát triển rất mạnh vào thời kỳ này, và vị tướng lỗi lạc nhất của nhà Hồ chính là Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo ra súng thần cơ. Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ với ba loại rất hiện đại: loại lớn đặt trên lưng voi, loại trung hai người khiêng, loại nhỏ vác vai, ông cũng chính là người lập nên phòng tuyến thành Đa Bang. Súng thần cơ của Nguyên Trừng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này.

Đặc biệt Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc lớn đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật xây dựng thành lũy của nước ta. Thành được xây vào năm 1397, ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6 năm 2011 Thành Nhà Hồ được Unessco công nhận di sản Văn hóa Thế giới.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8.

 

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Việt Nam tập 3, tác giả Hội đồng khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh –Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ,NXB Trẻ, năm 2007.

- Tiến trình Lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục,  năm 2009.

- Thế thứ các triều vua Việt Nam, tác giả Nguyễn Khắc Thuần ,NXB Giáo dục, năm 2010.

- Tóm tắt các niên biểu sử Việt Nam, tác giả Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Văn hóa – thông tin, năm 2008.

- Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 2-3, Tác giả Nhóm Nhân văn trẻ,  NXB Trẻ, năm 2008.

- Hồn Việt số 32 tháng 2-2010.

- Các nhân vật lịch sử của NXB Giáo dục.

 


Số lượt người xem: 10265    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm