CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
4
4
8
3
1
Dân ta phải biết sử ta 20 Tháng Mười 2011 3:55:00 SA

II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Tổ chức hành chính và bộ máy quản lý.

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt. Nước Đại Việt dưới thời Lý bao gồm Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay. Phía Bắc, biên giới gần với biên giới Việt – Trung sau này, phía Tây giáp với một số bộ lạc Ai Lao, phía Nam là vương quốc Chămpa.

So với các triều đại trước, bộ máy quản lý đất nước của nhà Lý có những bước tiến bộ hơn và hoàn chỉnh hơn. Chế độ nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền nhưng đây chưa phải là chế độ quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo.

Cấp hành chính Trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:

1.       Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện

2.       Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ

3.       Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc

Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển. Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.

Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:

-          Phủ, lộ, châu, trại

-          Huyện, hương, giáp, phường, sách, động

Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành chính của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giápthôn.

2. Chế độ ruộng đất.

Trên danh nghĩa ruộng đất trong cả nước thuộc về nhà vua. Nhưng trên thực tế, các hình thức sở hữu ruộng đất khá phức tạp, tuy nhiên có thể phân thành bốn loại sở hữu sau:

2.1. Sở hữu Nhà nước.

Đây là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà vua. Bộ phận này bao gồm các loại ruộng tịch điền, ruộng sơn lăng, đồn điền.

2.2 Ruộng đất công làng xã.

Ruộng đất công làng xã sẽ được phân phối định kỳ theo các tập tục của làng xã cho nông dân canh tác. Những người nông dân này sẽ nộp tô cho Nhà nước, và đây là nguồn thu nhập chủ yếu của chính quyền phong kiến đương thời.

2.3. Ruộng đất tư.

Trong triều đại nhà Lý đã tồn tại một bộ phận ruộng đất thuộc quyền tư hữu của một số cá nhân. Ruộng tư được quyền sang nhượng, thừa kế và mua bán không lệ thuộc vào chính quyền phong kiến.

2.4. Ruộng đất nhà chùa.

Thuộc quyền sở hữu của nhà chùa.

            3. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với Triều Lý.

            Các chùa thời Lý có một thế lực kinh tế đáng kể trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước. Các nhà chùa có một số lượng ruộng đất của cải đáng kể.

            Các vua nhà Lý có quan hệ chặt chẽ với các vị sư, nhất là những vị sư có cống hiến nhiều cho vương triều. Các vị sư như Vạn Hạnh, Đa Bảo đã có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Các vua nhà Lý trong buổi đầu đều trọng đãi các vị sư tăng, thường cho mời vào triều hỏi về các việc chính sự.

            Phật giáo cũng tác động nhiều đến nếp sống văn hóa dưới thời Lý, những sinh hoạt lễ hội của Phật giáo được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Mỗi khi các chùa mở lễ hội hoặc các chùa mới làm lễ khánh thành không chỉ các Phật tử mà đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Các bộ sách kinh được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Có nhiều công trình nghiên cứu, phổ biến Phật học của các nhà sư uyên bác ở thời kỳ này.

            Như vậy dưới triều Lý, Phật giáo đã có những bước phát triển, là một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, tác động đến quá trình phát triển nhiều mặt kinh tế, xã hội của nước Đại Việt trong buổi đầu xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8.

 

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Việt Nam tập 3, tác giả Hội đồng khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh –Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ,NXB Trẻ, năm 2007.

- Tiến trình Lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục,  năm 2009.

- Thế thứ các triều vua Việt Nam, tác giả Nguyễn Khắc Thuần ,NXB Giáo dục, năm 2010.

- Tóm tắt các niên biểu sử Việt Nam, tác giả Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Văn hóa – thông tin, năm 2008.

- Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 2-3, Tác giả Nhóm Nhân văn trẻ,  NXB Trẻ, năm 2008.

- Hồn Việt số 32 tháng 2-2010.

- Các nhân vật lịch sử của NXB Giáo dục.

 


Số lượt người xem: 10149    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm