CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
2
7
4
6
3
6
3
Dân ta phải biết sử ta 30 Tháng Chín 2011 11:05:00 CH

PHẦN 3 : KẾT LUẬN

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, đến thế kỷ IX, dân chúng An Nam đô hộ phủ đã nổi dậy liên tục, chống lại sự đô hộ của nhà Đường (Trung Quốc). Nhiều tầng lớp khác nhau đã tham gia khởi nghĩa. Từ người bình dân, binh sĩ bị bóc lột đến tù trưởng, hào trường và các quan chức ở các châu huyện. Các khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi. Từ vùng trung du đến đồng bằng châu thổ. Từ các châu thành cho đến các phủ thành và vào tận sào huyệt của bọn quan đô hộ. Kinh lược sứ, kẻ thì bị giết, người trốn chạy về nước xin cầu viện. Triều đình nhà Đường luôn phải đưa quân đến cứu viện mới giải thoát được tình hình.

Thế kỷ thứ X, với việc xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, thống nhất thời Khúc – Ngô – Đinh – Tiền Lê. So với giai đoạn trước, do điều kiện vừa mới thoát khỏi ách Bắc thuộc, nên họ Khúc, họ Dương chỉ xưng làm Tiết độ xứ và trên danh nghĩa còn phụ thuộc vào nhà Đường, nhà Hán (Trung Quốc). Nhưng càng về sau, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã quan hệ với Trung Quốc với tư cách một quốc gia độc lập.

Giai đoạn lịch sử này đã xác định cho xã hội Việt Nam trên đường tiến tới hoàn toàn độc lập, chấm dứt 1000 năm đô hộ của phong kiến Trung quốc và bắt đầu xây dựng nền độc lập, phồn thịnh của phong kiến Việt Nam.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

 

(Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 2 - 3 của Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007).

 


Số lượt người xem: 2775    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm