SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
4
8
4
0
Tin văn hóa thể thao 12 Tháng Bảy 2019 8:50:00 SA

Tọa đàm giải pháp nâng cao công tác phòng, chống bạo lực gia đình Quận 8 chủ đề “Gia đình – nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”

  Sáng ngày 11/7/2019, Ủy ban nhân dân Quận 8 tổ chức tọa đàm giải pháp nâng cao công tác phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em, chủ đề “Gia đình – nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình” tại Hội trường Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8 có 206 đại biểu tham dự. Chủ trì tọa đàm: Nguyễn Thanh Sang -  Quận ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 8, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình quận; Bà Trần Thị Thu Trang - Quận ủy viên, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8, Phó ban trường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình quận; Ông Thái Hoàng Nhạc - Phó Trưởng Phòng Xây dựng Nếp sống, Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình thành phố.

Tham gia phát biểu tọa đàm có 16 ý kiến với 48 nội dung đề xuất, góp ý các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em trong thời gian tới trên địa bàn quận. Trong các ý kiến đề xuất, chủ trì tọa đàm kết luận chỉ đạo trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung trọng tâm 5 mô hình, giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như panô, băng rôn, áp phích, loa truyền thanh; tuyên truyền thông qua sân khấu hóa, hội thi tiểu phẩm, truyền thông nhóm nhỏ tại cộng đồng; tổ chức các lớp kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình trong trường học và cộng đồng.

2. Tổ chức tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống xâm hại trẻ em theo đặc thù của địa phương như tuyên truyền truyền cho công nhân, nhà trọ cần hỗ trợ theo mô hình “chia sẻ yêu thương”, mô hình “hỗ trợ về kinh tế” (vay vốn), mô hình “chăm lo đột xuất” để họ giảm bớt áp lực về kinh tế hạn chế mâu thuẫn gia đình; tuyên truyền cho trẻ em mầm non cần thực hiện mô hình “kết nối với phụ huynh”, “sổ liên lạc điện tử” nhất là phụ huynh gửi con ở nhóm trẻ tư thục, mô hình “phòng, chống xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật”, mô hình “giáo dục đạo đức cho học sinh không dùng đòn roi”, tổ chức các lớp ngoại khóa…

3. Mô hình truyền truyền phòng, chống bạo lực gia đình cho người dân tộc như dân tộc Hoa, Chăm cần phối hợp với người có uy tín, người đứng đầu trong cộng đồng dân tộc để dễ dàng trong việc hòa giải, tư vấn.

4. Thông tin đường dây nóng của địa phương (công an) đến các hộ gia đình, khi có bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em xảy ra để liên hệ khẩn cấp và nhanh nhất.

5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các Ban, ngành đòan thể các cấp; của gia đình, nhà trường trong việc quản lý, giáo dục người có hành vi vi phạm hoặc có nguy cơ bạo lực gia đình. Đặc biệt chính quyền có biện pháp chế tài nghiêm minh đối với người có hành vi gây bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.

Một số hình ảnh buổi Toạ đàm:

 

Quang cảnh tọa đàm 

 

Đồng Chủ trì tọa đàm từ phải qua

- Ông Nguyễn Thanh Sang - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 8, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình Quận 8.

- Ông Thái Hoàng Nhạc - Phó Trưởng Phòng Xây dựng Nếp sống, Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình thành phố.

- Bà Trần Thị Thu Trang  - Quận ủy viên, Trưởng Phòng văn hóa và Thông tin Quận 8, Phó ban trường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình 

Hương Thảo – Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 8

 


Số lượt người xem: 1082    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm