SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
1
3
2
3
8
Tin Kinh tế - Quản lý tài chính 15 Tháng Mười 2017 10:40:00 SA

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm Quyết định 1956/QĐ-Ttg ngày 27/11/2009, Quyết định số 971/QĐ-Ttg ngày 01/7/2015 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-Ttg và Quyết định số 46/2015/QĐ-Ttg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 18/4/2012, Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 và Kế hoạch số 3778/QĐ-UBND ngày 19/7/2016, theo đó:

1. Mục đích:

-Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là lao động nông thôn.

-Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp hướng đến nền nông nghiệp đô thị bền vững, xây dựng nông thôn mới theo tiến trình phát triển của thành phố, vì sự phát triển tiến lên giàu có của nông dân.

2. Phạm vi điều chỉnh:

-Các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ

-Các quận, phường còn lao động nông nghiệp gồm: Quận 9, Quận 12, Quận Bình tân, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận 8, Quận Bình Thạnh.

3.Đối tượng áp dụng:

-Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác.

-Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố

-Lao động nông thôn khác

4. Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề:

-Trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

-Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

-Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy Ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách nhưng tối đa không quá 03 lần.

5. Chính sách hỗ trợ:

-Lao động nông thôn là người khuyết tật khi tham gia đào đạo nghề được hộ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) với mức hỗ trợ tối đa 06 triệu đồng/người/ khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế)

-Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn ( trình độ sơ cấp nghề và nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế)

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế)

(Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại với mức tối đa không quá 200.000đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên đối với các trường hợp nêu trên)

-Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn ((trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế)

-Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp từ Quỹ Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm

-Lao động nông thôn học các khóa học trình độ trung cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, trình độ Cao đẳng, Trung cấp đối với ngành nghề phi nông nghiệp được hưởng chính sách theo mức học phí đào tạo nghề ngắn hạn của từng loại đối tượng trên.

-Các mức chi phí khác thuộc chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLD9TBXH.

6. Đăng ký hỗ trợ:

-Người lao động đăng ký hỗ trợ đào tạo nghề tại xã, phường, thị trấn (thông qua cán bộ lao động-thương binh xã hội)

-Ủy Ban nhân dân xã, phường, trị trấn tổng hợp nhu cấu đào tạo nghề cho lao động nông thôn gửi về Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Phòng Kinh tế

-Phòng Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân Quận- huyện xây dựng kế hoạch chung đồng thời hợp đồng các cơ sở tổ chức đào tạo

7. Thanh toán kinh phí đào tạo nghề:

a) Trường hợp lao động nông thôn học nghề tại cơ sở đào tạo do Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Phòng Kinh tế ký hợp đồng mở lớp hoặc đặt hàng đào tạo, hồ sơ quyết toán gồm:

-Quyết định lựa chọn cơ sở đặt hàng đào tạo nghề của Ủy Ban nhân dân quận, huyện đối với trường hợp ký hợp đồng mở lớp trình độ đào tạo nghề dưới 3 tháng, sơ cấp nghề

-Quyết định đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ủy ban nhân dân quận, huyện kèm theo danh sách đối với trường hợp đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng

-Hợp đồng đào tạo nghề giữa Phòng Kinh tế và cơ sở đào tạo (kèm theo danh sách)

-Đơn đăng ký học nghề

-Đối với lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác phải kèm theo các loại giấy tờ liên quan.

-Bản sao, chứng chỉ, bằng tốt nghiệp của người học.

-Bảng thanh toán tiền được hỗ trợ có ký nhận của người học (nếu có)

-Các chứng từ thu chi có liên quan theo quy định tài chính, kế toán.

*Trường hợp người học nghề không được cấp chứng chỉ học nghề thì bổ sung các giấy tờ sau:

-Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo đối với người tham gia học hết khóa học nhưng thi lấy chứng chỉ không đạt yêu cầu. Được hỗ trợ theo mức học phí tối đa của khóa học.

-Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo về thời gian học và lý do bỏ học đối với người tự ý nghỉ học hoặc bị buộc thôi học. Được hỗ trợ theo số ngày học thực tế.

b)Trường hợp người lao động nông thôn học nghề tại cơ sở đào tạo không do Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Phòng Kinh tế ký hợp đồng mở lớp hoặc đặt hàng đào tạo, hồ sơ quyết toán gồm:

-Đơn đăng ký học nghề

-Thông báo của Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế chấp thuận người lao động lựa chọn cơ sở đào tạo nghề.

-Biên lai thu học phí (photo)

-Bảng sao chứng chỉ học nghề

-Bảng thanh toán tiền được hỗ trợ có ký nhận của người học

-Các chứng từ thu, chi có liên quan theo quy định tài chính, kế toán hiện hành.

( Trích từ tài liệu tuyên truyền của Chi cục phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2010)

Phòng Kinh Tế Q8 


Số lượt người xem: 1551    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm