SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
1
9
3
9
8
Tin Đời sống - Y tế - Môi trường - Văn minh đô thị 29 Tháng Tám 2017 2:55:00 CH

Quận 8 triển khai Chương trình Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 8 giai đoạn 2017-2020

Căn cứ Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020. Ngày 07 tháng 8 năm 2017, Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành Quyết định số 4225/QĐ-UBND về triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 8 giai đoạn 2017-2020;

Chương trình Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 8 giai đoạn 2017-2020 được triển khai cụ thể như sau:

1. Chương trình thực hiện với mục đích:

Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ; hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là CTRSH) ở từng cá nhân, hộ dân và ngoài hộ dân; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh. Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhớ với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Qua đó, Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTRSH trên địa bàn quận. Giảm chi phí quản lý chất thải rắn và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn. Phấn đấu đến năm 2020, tất các người dân, chủ nguồn thải trên địa bàn Quận 8 hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận.

Chỉ tiêu phấn đấu đến 2020: đạt >70% chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được phân loại đúng quy định và tăng dần cho các năm tiếp theo, đến 2025 đạt 100%.

2. Lộ trình thực hiện:

Năm 2017:

Tập trung thực hiện tập huấn tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích, cách thức phân loại CTRSH tại nguồn cho lực lượng tuyên truyên viên nồng cốt; người dân, chủ nguồn thải trên địa bàn 16 phường; lực lượng thu gom vận chuyển rác,... Triển khai chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên phạm vi toàn phường 4, 5 và 6. Phấn đấu đạt >30% tỷ lệ chủ nguồn thải triển khai trên địa bàn phường 4, 5 và 6 phân loại CTRSH tại nguồn đúng quy định.

Năm 2018:

Đúc kết kinh nghiệm, đánh giá công tác triển khai, kết quả thực hiện trong năm 2017; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng và mở rộng đối tượng, phạm vi triển khai như sau: Duy trì việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường 4, 5 và 6; Tiếp tục mở rộng chương trình trên địa bàn phường 1, 2, 3 và 7; Phấn đấu đạt >50% tỷ lệ chủ nguồn thải triển khai giai đoạn 2 phân loại CTRSH tại nguồn đúng quy định.

Năm 2019:

Tiếp tục duy trì và triển khai nhân rộng chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trong phạm vi toàn quận. Phấn đấu năm 2019: Tỷ lệ phân loại CTRSH tại nguồn đúng quy định trên địa bàn Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 đạt >70%; Tỷ lệ phân loại CTRSH tại nguồn đúng quy định trên địa bàn các phường còn lại đạt >30%.

Năm 2020:

Tiếp tục nâng chất và đẩy mạnh đối tượng, phạm vi triển khai phân loại CTRSH tại nguồn, đảm bảo đến hết năm 2020 hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận. Tỷ lệ chủ nguồn thải triển khai giai đoạn phân loại CTRSH tại nguồn đúng quy định >70%.

3. Đơn vị thực hiện:

Ủy ban nhân dân Quận 8 sẽ thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Quận 8; Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo; lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt để triển khai thực hiện chương trình. Lực lượng thu gom rác sẽ triển khai thực hiện công tác thu gom.

4. Tổ chức thu gom, vận chuyển, tiếp nhận xử lý CTRSH sau phân loại:

a) Phân loại, thời gian thu gom chất thải:

- CTRSH được phân loại thành 03 loại, gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (hay còn gọi là phế liệu); chất thải còn lại.

 (Đính kèm: Phụ lục 1: Sơ đồ Phân loại CTRSH tại nguồn.

Phụ lục 2: Danh mục CTRSH được phân loại;

Phục lục 3: Hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH tại nguồn)

b) Thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom:

* Túi: Khuyến khích sử dụng túi thân thiện môi trường. Quy định màu sắc: đối với túi chứa chất thải hữu cơ: sử dụng túi màu sáng (trắng, xanh), chất thải còn lại: sử dụng các túi màu khác.

Nhãn chất thải gắn trên bao bì chứa chất thải hữu cơ (hoặc chất thải còn lại): khi chuyển giao bao bì chứa chất thải hữu cơ (hoặc chất thải còn lại), chủ nguồn thải phải gắn nhãn chất thải bên ngoài bao bì để nhận biết bao bì chứa chất thải hữu cơ (hoặc chất thải còn lại). Nhãn chất thải được gắn ở phần thân của bao bì chứa chất thải. Biểu mẫu nhãn chất thải tại mục 1.2.2 phụ lục 4.

* Thùng chứa chất thải: Khuyến khích các hộ dân và ngoài hộ dân sử dụng các thùng màu xanh để chứa chất thải hữu cơ, thùng màu xám để chứa chất thải còn lại và chứa trực tiếp chất thải.

* Phương tiện thu gom:

Loại xe thu gom có dung tích 660 lít bằng nhựa composite: có thân và đáy thùng kín, có bánh xe để di chuyển bằng tay. Xe ép rác: tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 05 tấn đối với xe thu gom về trạm trung chuyển và trên 05 tấn trở lên đối với xe thu gom vận chuyển trực tiếp lên nhà máy xử lý chất thải tập trung. Có quy định riêng về màu sắc và chữ gắn trên xe.

(Đính kèm Phụ lục 4: Quy định màu sắc, quy cách, thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom, vận chuyển).

c) Phương án thu gom:

- Tổ chức thu gom riêng Chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải còn lại. Trường hợp chưa có phương tiện, thiết bị thu gom cùng lúc 02 loại chất thải, áp dụng phương án thu gom cách ngày nhằm hạn chế việc tăng kinh phí để tổ chức thu gom tại nguồn.

- Phế liệu trong phân loại CTRSH tại nguồn khuyến khích hộ dân và ngoài hộ dân bán, cho các cá nhân, tổ chức thu gom có chức năng hoặc cho lực lượng thu gom tại nguồn.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của hộ dân (hộ gia đình) được tổ chức thu gom theo Kế hoạch riêng của quận (định kỳ vào tháng 4 và 11 hàng năm).

- Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thực hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

* Về phương án thu gom: Chất thải hữu cơ: thu gom hàng ngày, Chất thải còn lại: thu gom cách ngày (thứ 3, 5, 7 trong tuần). Trong quá trình thực hiện, tổ chức đánh giá bất cập, hiệu quả của phương án thu gom đã thực hiện, từ đó điều chỉnh phương án thu gom cho phù hợp với thực tế.

 

Thanh Lâm – VP HĐND và UBND Q8

 

File Danh mục phụ lục Phân loại Rác 2017


Số lượt người xem: 2681    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm