SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
9
8
4
2
1
Thông tin tuyên truyền công tác phòng cháy và chữa cháy 22 Tháng Hai 2018 9:10:00 SA

Bạn làm gì để thoát nạn ra khỏi đám cháy?

Thỉnh thoảng đâu đó chúng ta vẫn nghe nhiều người e dè, lo lắng, sợ sệt… về khả năng thoát nạn ra khỏi các công trình như: nhà ở, siêu thị - trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, chung cư… khi có cháy, nổ xảy ra; từ đó nhiều người thắc mắc xe thang chữa cháy hoạt động đến tầng mấy?

Rõ ràng trên thực tế, khi có cháy nổ xảy ra tại các nhà ở - chung cư, cơ sở dịch vụ - vui chơi giải trí – tập trung đông người thì rất nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của con người vì lực lượng Cảnh sát PC&CC phải mất một khoảng thời gian nhất định di chuyển đến đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện, thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách, vị trí đám cháy; xe thang chữa cháy có chiều cao nhất là 56 m, còn phụ thuộc vào không gian để triển khai thang; trong khi đó, cơ thể sinh học của con người chỉ chịu đựng môi trường khói – khí độc, nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt lớn… trong thời gian tính bằng giây. Và ngạt khói, nhiễm độc, hoảng loạn, xô đẩy, giẫm đạp… là nguyên nhân chính gây thương vong về người khi có cháy.

Từ thực tế như vậy, mỗi chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thoát nạn để khi xảy ra cháy chúng ta giữ được bình tĩnh, không hoảng loạn, xô đẩy, giẫm đạp… thực hiện theo các bước:

* Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phục vụ thoát nạn:

1. Quan sát, tìm kiếm cầu thang bộ, lối thoát nạn khi vào các tòa nhà, công trình.

2. Hành lang, cầu thang, cửa ra vào, lối thoát nạn phải luôn thông thoáng; không sắp xếp, bố trí bất cứ vật gì cản trở thoát nạn, kể cả không vứt, đánh rơi nắp chai nước, hột nhãn…

3. Đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo hoạt động tốt.

4. Nếu là nhà ở hộ gia đình thì phải chuẩn bị sẳn sàng chìa khóa: tách ra từng loại, không xâu quá nhiều, thống nhất các thành viên trong gia đình vị trí để chìa khóa.

5. Đề ra phương án thoát nạn và thực tập hàng năm để không bị động.

* Khi có cháy:

6. Phải bình tĩnh, nếu không dập được lửa thì hãy đóng cửa phòng bị cháy nhưng không khóa, tìm đến các lối thoát nạn.

7. Không sử dụng thang máy, không trốn trong nhà vệ sinh.

8. Khom người, hạ thấp độ cao khi di chuyển, men theo tường, dùng vải, khăn thấm nước che miệng để hạn chế hít phải khói, khí độc.

9. Trên đường đi tìm mọi cách báo cho mọi người xung quanh biết đang có cháy.

10.  Khi mở cửa các phòng phải kiểm tra nhiệt độ cửa, tránh mặt qua bên đề phòng lửa tạt.

11. Trên đường thoát nạn, nếu phải băng qua lửa hãy dùng chăn, áo, vải… nhúng nước để bảo vệ cơ thể.

12. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không mở cửa; nếu có khói lùa vào phòng thì dùng vải, giẻ ướt, băng dính bịt kín các khe hở; di chuyển về phía cửa sổ, ban công, dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu; trừ phi có điệm, tuyệt đối không nhảy.

13. Trong trường hợp cấp bách, có thể dùng phông màn, chăn, quần áo… nối lại với nhau buộc vào cấu kiện công trình và tuột xuống.

14. Khi xảy ra cháy, nổ tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo  số máy 114, đồng thời tổ chức chữa cháy và cứu nạn kịp thời, có hiệu quả.

 

 

Thực tập phương án thoát nạn khi có cháy là một giải pháp quan trọng đối với các cơ sở tập trung đông người

Tấn Tài - PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY QUẬN 8

 


Số lượt người xem: 966    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm