SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
0
8
6
1
0
Tư vấn & Tìm hiểu pháp luật 26 Tháng Tám 2014 10:45:00 SA

Nội dung cơ bản Luật đấu thầu (sửa đổi)

Thay thế Luật đấu thầu 2005, Luật đầu thầu năm 2013 bao gồm 13 chương, 96 điều và có một số điểm mới nổi bật, cụ thể:

- Thứ nhất, ưu tiên phát triền nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, đồng thời, giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế.

- Thứ hai, Luật đấu thầu 2013 quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể như lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Đối với phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu (điều 39, điều 40, khoản 1 điều 50) gồm: Phương pháp đánh giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá; phương pháp đánh giá cố định; phương pháp giá dịch vụ; phương pháp vốn góp của Nhà nước; phương pháp lợi ích xã hội; lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp. So với Luật đấu thầu 2005 thì Luật đấu thầu 2013 bổ sung thêm 5 phương pháp đánh giá mới (Phương pháp đánh giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá; phương pháp đánh giá cố định; phương pháp giá dịch vụ), nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.

- Thứ ba, về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (mục 2 chương 2) quy định 4 phương thức gồm: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ; phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Việc quy định như vậy nhằm đẩy tái cơ cấu đầu tư công, quy định này góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnh tranh, xây dựng niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Luật cũng bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.

Ngoài những điểm nói trên, Luật đấu thầu 2013 còn một số quy định mới như: cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đấu thầu quốc gia; quy định về việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu; lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên; lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế; hợp đồng trong đấu thầu; phân cấp trách nhiệm đấu thầu; hành vi cấm trong đấu thầu và biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, bỏ các trường hợp chỉ định do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài…

 

Nguyễn  Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8

 


Số lượt người xem: 3961    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm