SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
4
4
7
4
4
Tư vấn & Tìm hiểu pháp luật 22 Tháng Năm 2018 1:45:00 CH

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ, AN TOÀN GIAO THÔNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I/. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT:

1) Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

- Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

- Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

- Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

- Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

- Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

- Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

2) Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.

Vỉa hè (còn được gọi là hè, hè phố, hè đường) là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong đô thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Sử dụng tạm thời một phần công năng lòng đường và vỉa hè : là các hoạt động liên quan đến sử dụng tạm thời một phần bên trên bề mặt lòng đường và vỉa hè trong phạm vi cho phép.

Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình là các hoạt động rào chắn xung quanh khu vực thi công nhằm đảm bảo an toàn lao động; các hoạt động tập kết, trung chuyển vật liệu và vật liệu phế thải để phục vụ công tác xây dựng, sửa chữa công trình.

- Hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức giữ xe tại các vị trí, địa điểm được cấp có thẩm quyền quy định và cấp phép.

- Hoạt động xã hội là các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ nhằm phục vụ cộng đồng, chào mừng lễ hội sự kiện lớn.

3) Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu:

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

- Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được xả vào, bao gồm: Hệ thống thoát nước, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác.

- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.

II/. CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRẬT TỰ LÒNG LỀ ĐƯỜNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH:

 

NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2016/NĐ-CP NGÀY 26/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT.

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ pháp lý

- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

 

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị vi phạm hành chính gây ra (quy định tại Khoản 9 Điều 12).

Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức

 

Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng.

Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

Điểm d Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.

Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức

Điểm a Khoản 3  Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Điểm b khoản 3  Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến  6.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

Điểm a Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt, bục bệ; làm máy che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.

Điểm b Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Điểm c Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điểm a Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.

Điểm d Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.

Điểm e Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Điểm g Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố.

Điểm h Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

 

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khoản 7 Điều 12 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

 

NGHỊ ĐỊNH SỐ 155/2016/NĐ-CP NGÀY 18/11/2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

 

- Thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân.

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

(Điểm c Khoản 13 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP).

- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

(Điểm d Khoản 13 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP)

Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân.

Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức

Điểm c Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điểm d Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

 

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điểm c Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Sử dụng các phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định; bố trí thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong quá trình vận chuyển.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điểm d Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

 

Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

 

- Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Buộc thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(Khoản 5 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP)

Điểm a Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ.

Điểm b Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm c Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không tổ chức đi thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Điểm d Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan QLNN có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức

Điểm a Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điểm b Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường.

Điểm c Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

Điểm d Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức

Điểm a Khoản 4 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

- Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điểm b Khoản 4 Điều 47 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Song song đó, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó: Điều 20. Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ. Cụ thể:

- Môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

 

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức

 

Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.

 

Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

 

Điểm c Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

 

 

Điểm a Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.

 

Điểm b Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt b sung:

Tịch thu stiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 20.

(Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

Điểm c Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

 

BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 QUY ĐỊNH TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ:

 

Điều 330:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

 

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN 8

 


Số lượt người xem: 2377    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm