SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
9
5
4
8
6
Tin Đời sống - Y tế - Môi trường - Văn minh đô thị 03 Tháng Tư 2022 1:25:00 CH

TÓM TẮT BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM NĂM 2021

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam cả về quy mô lẫn dân số; vị trí địa lý thuận lợi. Do vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế-xã hội phát triển nhất trong cả nước. Sau hơn 3 tháng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ tháng 7/2021 đến nay tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM cơ bản đã được kiểm soát.

1. Sức ép của kinh tế - xã hội đối với môi trường

Theo dữ liệu của Cục Thống kê TP.HCM, tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 giảm 6,78% so với cùng kỳ năm trước, đây được xem là mức giảm sâu nhất trong lịch sử nguyên nhân do tác động của đại dịch COVID-19.Trong khi CPI bình quân năm 2021 tăng 2,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 12/2021, CPI tăng 1,24% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019 thì dân số thành phố là hơn 8,9 triệu dân, là thành phố đông dân nhất cả nước chiếm tỷ trọng 9,4% dân số cả nước; tỷ lệ dân số khu vực thành thị là 79,2%, quỹ đất trong khu vực trung tâm thành phố ngày càng thu hẹp. Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang tham gia 17 FTA với khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với vai trò đầu tàu kinh tế, kinh tế Thành phố vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp khoảng 23% GDP và khoảng 27% ngân sách quốc gia.

Cũng chính vì sự phát triển trên mà đã tạo cho TP.HCM nhiều sức ép lớn. Với sức ép về dân số (khoảng 9 triệu dân), mỗi ngày TP.HCM thải ra môi trường lượng nước thải sinh hoạt tương ứng vào khoảng 1.451.000 m3/ngày (80% lượng nước cấp) và có 3 nhà máy/trạm xử lý nước thải đã đưa vào vận hành.

Về sức ép công nghiệp, hiện có 4.213/4.335 cơ sở (đạt 97%) với tổng lượng nước thải được thu gom xử lý đạt quy chuẩn môi trường là 99% thực hiện xử lý nước thải. Có 23 KCX, KCN trên địa bàn Thành phố; có 03 cụm công nghiệp; việc xử lý nước thải được thực hiện cục bộ tại các doanh nghiệp trước khi thải ra môi trường; có 781/806 (đạt 97%) nguồn thải khí được xử lý qua hệ thống xử lý khí thải trước khi thoát ra môi trường.

Sức ép của ngành giao thông - vận tải chiếm lượng phát thải lớn nhất cho tất cả các chất gây ô nhiễm không khí. Theo kết quả đo đạc các chỉ tiêu về chất lượng không khí năm 2019 tại 19 vị trí quan trắc không khí do hoạt động giao thông so với đầu kỳ năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép ngọai trừ TSS. Các giải pháp ngành Giao thông vận tải triển khai thực hiện đã mang lại kết quả tích cực góp phần làm giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm. Theo diễn biến chất lượng không khí năm 2020 so với QCVN 05:2013/BTNMT thì nồng độ trung bình của CO, NOx, SO2 100% số liệu đạt chuẩn; riêng nồng độ trung bình giờ của bụi lơ lửng chỉ đạt 63,3%.

Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản thì lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật là vấn đề sử dụng phân bón và thuốc hóa học trong sản xuất (hiện nay có 489 bể thu gom bao bì vỏ chai thuốc BVTV); trong chăn nuôi chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ (có 89 cơ sở chăn nuôi và 13 cơ sở giết mổ); trong thủy sản, ước tính tổng lượng rác thải do tàu khai thác có chiều dài từ 6m vào khoảng 64.143 tấn/năm.

Với sức ép từ y tế, 100% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (04/124 bệnh viện chưa đạt chuẩn) và 100% chất thải y tế phát sinh được phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.

Ngoài ra, TP.HCM có 4.426 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 46.800 phòng; trong đó 1.313 khách sạn từ 1-5 sao với 16.767 phòng và 3.113 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu kinh doanh lưu trú du lịch với hơn 30.000 phòng. Do dịch bệnh, tính đến 09 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến TP.HCM là 0 lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 7.750.000 lượt khách, giảm 31% so với 9 tháng 2020 và giảm 52% so với 9 tháng năm 2019. Từ lượng khách du lịch ghé thăm và thời gian lưu trú bình quân, lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch ước khoảng 1.250.000 m3, giảm 81% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, lượng khí CO2 phát thải cũng giảm đáng kể so với năm 2019.

2. Hiện trạng môi trường

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt lục địa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm 2021 so với năm 2020, các chỉ tiêu hàm lượng TSS, hàm lượng amoni và nồng độ BOD5 tăng tại 69%; các chỉ tiêu độ còn lại có xu hướng giảm tại 56 - 100% các điểm quan trắc. Kết quả phân tích kim loại nặng: Fe tại 81% các điểm không đạt quy chuẩn Việt Nam đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước biển ven bờ năm 2021 tại tất cả các vị trí quan trắc đều đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 10-MT:2015/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy ven biển Cần Giờ trong năm 2021 đều đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển: nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg; cadimi (Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7 mg/kg;  asen (As) 41,6mg/kg; đồng (Cu) 108 mg/kg).

Trong năm 2021, nhìn chung chất lượng môi trường không khí có cải thiện: chỉ tiêu CO, NO2 hoàn toàn đạt QCVN và có xu hướng giảm so với năm 2020; các chỉ tiêu Bụi, PM10, cũng được cải thiện (giảm hầu hết tại các vị trí quan trắc); riêng 2 chỉ tiêu là SO2 tuy đạt QCVN tại các kỳ quan trắc nhưng so với năm 2020 chỉ tiêu này đang có xướng tăng; chỉ tiêu Benzen có 25% số liệu vượt QCVN và đang có xu hướng tăng tại hầu hết các trạm quan trắc.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 khu vực TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao dữ liệu bình đồ ảnh, mô hình số độ cao và dữ liệu nền thông tin địa lý, dữ liệu bản đồ địa hình cho Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức để làm quy hoạch và Sở Thông tin và Truyền thông khai thác sử dụng. Căn cứ kế hoạch được duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện các nhóm ứng dụng: Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đường bờ (sông, hồ, biển); ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; giám sát lún bề mặt đất. Kết quả phân tích các mẫu quan trắc cho thấy chất lượng thành phần môi trường đất trên địa bàn TP.HCM chưa bị ô nhiễm bởi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đất thuộc nhóm trung bình đến giàu hữu cơ, nghèo lân và kali tổng số.

Hiện trạng đa dạng sinh học theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM có 3 hệ sinh thái đặc trưng: rừng gập mặn, ngập phèn, gò đồi. Trong đó diện tích rừng ngập mặn năm 2020 là 33.672,79 ha và diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng địa phương, quốc gia và quốc tế là 13.497,64 ha. TP.HCM không có các thảm cỏ biển và rạn san hô. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được các đơn vị quan tâm thực hiện có hiệu quả, nâng cao khả năng phòng hộ, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển bền vững.

Đối với công tác quản lý chất thải rắn, công tác thu gom CTR sinh hoạt tại nguồn đang tồn tại song song hai hệ thống gồm hệ thống thu gom công lập do lực lượng của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện thực hiện và hệ thống thu gom do các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ/đường dây thu gom rác dân lập thực hiện. Để vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt nêu trên, hiện nay Thành phố có khoảng 908 điểm hẹn tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và phân bố rải rác ở các huyện ngoại thành và 27 trạm trung chuyển đang hoạt động với nhiều quy mô khác nhau. Người dân thực hiện phân loại CTR tại nguồn theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND thành nhóm chất thải có thể tái chế và nhóm chất thải còn lại. Chất thải có thể tái chế (phế liệu) được bán cho các cá nhân/tổ chức thu mua ve chai/phế liệu hoặc cho người thu gom. Chất thải còn lại được Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện, Hợp tác xã hoặc các Công ty tư nhân thu gom.

Đối với Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường được thể hiện thông qua sự gia tăng của bão, xâm nhập mặn, mưa lớn, ngập lụt, nắng nóng và tình trạng hạn hán kết hợp với mức độ nhạy cảm thiên tai. Phát thải KNK của TPHCM năm 2013 và năm 2016 lần lượt là 38,5 triệu tấn và 52,2 triệu tấn CO2 tương đương. Với dân số của năm 2013 là 7,8 triệu và năm 2016 là 8,4 triệu người, ước tính lượng phát thải bình quân đầu người của TPHCM là 4,9 tấn (2013) và 6,2 tấn CO2 tương đương (2016). Qua kết quả thống kê cho thấy, trong năm 2021 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 01 sự cố chìm sà lan tải trọng 800 tấn.Về đánh giá quy mô, sự cố có quy mô nhỏ và chủ phương tiện có năng lực và nguồn lực cần thiết để tự triển khai ứng phó nếu có sự cố tràn dầu xảy ra, chưa phát hiện dấu hiệu dầu tràn từ khoang chứa dầu của sà lan. Đến nay, đơn vị cứu hộ đã tìm được vị trí sà lan bị chìm và đang triển khai các phương án để trục vớt. Đồng thời, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không xảy ra sự cố hóa chất trong năm 2021.

3. Các thách thức trong bảo vệ môi trường

Tác động của ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người (thông qua 2 con đường chính là: Ăn uống và tiếp xúc); các vấn đề kinh tế-xã hội; cảnh quan và hệ sinh thái do ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí; phát sinh xung đột môi trường (Theo Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 thì dự kiến Quy hoạch tổng thể cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và nhu cầu cấp nước của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 là 3,7 triệu m3/ngày đêm).

Các thách thức trong bảo vệ môi trường có những thách thức như: Công tác phối hợp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành còn chưa đồng bộ; công tác phối hợp giữa các sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện còn chưa kịp thời; công tác tuyên truyền chưa hiệu quả; công tác quản lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết những thách thức trên thì cơ quan quản lý đã đề ra các giải pháp như: tăng cường sự tham gia và phối hợp của các Sở ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị có liên quan trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng; hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút các ngành nghề đầu tư trong lĩnh vực môi trường; nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất; đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, khuyến khích việc sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm, kết hợp xử lý chất thải tạo năng lượng, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái. Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng và các vùng lân cận và quốc tế trong quản lý, giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

 

- Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

 

PHÒNG TN-MT QUẬN 8


Số lượt người xem: 678    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TRONG LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ NĂM 2023
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG LUẬT GIÁ NĂM 2023
QUẬN 8: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Chiều ngày 10/4/2024, Công an Quận 8 phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo quận tổ chức lễ ký kết kế hoạch phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, bảo đảm an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: ...
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
MỘT SỐ QUY ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG HỌC SINH CẦN LƯU Ý
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho Người dân tộc thiểu số và Người khuyết tật trên địa bàn Phường 13  (06/04)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với dân quân tự vệ  (28/03)
  Một số quy định pháp luật và chính sách đối với thanh niên  (27/03)
  Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile  (25/03)
  Một số điểm nổi bật trong luật phòng thủ dân sự năm 2023  (23/03)
  Một số điểm mới trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023  (23/03)
  Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023  (15/03)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm