SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
5
1
5
5
7
Tư vấn & Tìm hiểu pháp luật 12 Tháng Chín 2018 10:00:00 SA

Nội dung cơ bản Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.

Theo đó Nghị định 115/2018/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể lên tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Về định nghĩa, nghị định liệt kê nhiều hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

+ Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.

+ Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.

+ Vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.

- Nghị định cũng quy định các vi phạm về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. 

- Về mức xử phạt, Nghị định quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

+ Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

+ Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép.

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...

- Ngoài ra, Nghị định cũng quy định mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Theo đó:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 300.000 - 500.000 đồng) đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau:  không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ,…đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn, thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn, người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn, sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống…

Trên đây là một số nội dung cơ bản Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm./.

 

Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Q8

 


Số lượt người xem: 3202    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Một số quy định pháp luật và chính sách đối với dân quân tự vệ
Một số quy định pháp luật và chính sách đối với thanh niên
Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile
Hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký thuế tại ứng dụng Etax Mobile
Một số điểm nổi bật trong luật phòng thủ dân sự năm 2023
Một số điểm mới trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
  Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023  (15/03)
  Hướng dẫn người nộp thuế đăng ký tài khoản giao dịch điện tử và kê khai nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN  (08/03)
  Tổ chức truyền thông, thực hiện Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi có khó khăn về tài chính và phụ nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn Phường 16  (07/03)
  NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ GIÁ ĐẤT TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2024/NĐ-CP  (07/03)
  MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2024  (07/03)
  Hội nghị triển khai thực hiện thí điểm Quy trình giải quyết thủ tục hành chính đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến  (05/03)
  Một số quy định pháp Luật về Khám chữa bệnh trích Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023  (01/03)
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm