SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
1
2
1
7
6
3
Tin tức sự kiện 28 Tháng Chín 2017 1:40:00 CH

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ (TTsố 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013)

1. Các trường hợp bị cưỡng chế 

a. Đối với NNT

- NNT nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

- NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

- NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế không chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

b. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

c. Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho NNT: quá thời hạn quy định 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà NNT chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

d. Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

e. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nguyên tắc:

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với NNT là cá nhân.

3. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

Hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế.

Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.

4. Các biện pháp cưỡng chế:

4.1 Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

Đối tượng áp dụng: Đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng;

4.2 Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với NNT là cá nhân bị cưỡng chế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4.3 Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Đối tượng áp dụng: Đối tượng bị cưỡng chế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Hóa đơn thông báo không còn giá trị sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự; hóa đơn đặt in; hóa đơn điện tử khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.

4.4 Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

 Đối tượng áp dụng: Đối tượng không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính thuế, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:

+ Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định.

+ Tổ chức, cá nhân không có tài khoản hoặc có tiền trong tài khoản tại tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.

+ Tổ chức, cá nhân không áp dụng được biện pháp cưỡng chế quy định nêu trên hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền.

+ Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp NNT là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

4.5 Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ:

 Đối tượng áp dụng:

+ Các đối tượng bị cưỡng chế mà cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế đã nêu ở phía trên của pháp luật hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

+ Các đối tượng bị cưỡng chế mà cơ quan thuế có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân (bên thứ ba) đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

Bên thứ ba có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thay cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc chuyển giao tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cho cơ quan thuế để thực hiện kê biên tài sản.

4.6 Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

Đối tượng áp dụng: Biện pháp này chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế đã nêu hoặc đã áp dụng các biện pháp đó nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

4.7 Trường hợp NNT còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp

Đối tượng áp dụng: Trường hợp NNT còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước

Hành vi bỏ trốn được căn cứ vào các thông tin: trường hợp đã được coi là quyết định được giao theo quy định nhưng đối tượng bị cưỡng chế chưa nộp đủ tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế; đối tượng bị cưỡng chế không hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi đối tượng bị cưỡng chế hoạt động kinh doanh và cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định đối tượng bị cưỡng chế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự Luật Doanh nghiệp và đối tượng bị cưỡng chế thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin theo quy định tại Điều 27 Luật quản lý thuế.

- Hành vi tẩu tán tài sản được căn cứ vào các thông tin sau: đối tượng bị cưỡng chế thực hiện thủ tục, chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải tỏa, tẩu tán số dư tài khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường trong sản xuất kinh doanh trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế.

- Biện pháp cưỡng chế áp dụng: Cơ quan thuế ban hành văn bản gửi Bộ công an về việc tạm dừng xuất cảnh đối với các đối tượng này.

Theo Chi Cục Thuế Q8 


Số lượt người xem: 1413    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm