SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
4
3
1
6
3
Tin tức sự kiện 09 Tháng Mười 2015 11:05:00 SA

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng (Từ 01/6/2006 đến 31/8/2015)

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN BÁO CÁO

Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng

(Từ 01/6/2006 đến 31/8/2015)

---------------------

 

            A. NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT

            I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

            Khái quát tình hình chung và những đặc điểm nổi bật của bộ, ngành, địa phương tác động tới công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).

            II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCTN

1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, Chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Chỉ báo cáo nội dung có liên quan nếu đơn vị có thực hiện)

- Việc triển khai thực hiện Luật PCTN, các Luật sửa đổi, bổ sung Luật PCTN và các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN;

- Nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN; tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức trong PCTN;

- Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; hiệu quả và chất lượng thực hiện;

- Việc phổ biến, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Luật PCTN, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020.

- Tình hình, kết quả và đánh giá việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 137, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Nội dung này do Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo).

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

2. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về PCTN (nội dung này chỉ thực hiện đối với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật báo cáo)

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN theo thẩm quyền; hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên về PCTN.

- Việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.

- Việc hoàn thiện chính sách hình sự trong xử lý tham nhũng;

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về PCTN; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

3. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (Chỉ báo cáo nội dung có liên quan nếu đơn vị có thực hiện)

Nêu cụ thể những kết quả đã đạt được theo từng biện pháp phòng ngừa tham nhũng quy định tại Luật PCTN, những việc chưa làm được, cũng như những khó khăn, hạn chế, tồn tại và phân tích rõ nguyên nhân; chú trọng phân tích sâu một số nội dung sau:

- Công tác cải cách hành chính góp phần phòng ngừa tham nhũng;

- Thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ;

- Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức;

- Công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; công khai, minh bạch trong thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước.

- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khi có dấu hiệu tham nhũng.

- Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công (gắn với kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).

- Thực hiện quyền tự chủ về tài chính, biên chế và giao khoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đủ điều kiện; thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Thực hiện các quy định về minh bạch về tài sản thu nhập;

- Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức;

- Việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng;

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (về mua sắm công, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất, quản lý và sử dụng nhà ở, quản lý dự án đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; việc giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước, giáo dục, y tế, tư pháp, khoa học - công nghệ, thể dục, thể thao…);

- Việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ, công vụ;

- Hoàn thiện và thực hiện các quy định về quản lý kinh tế - xã hội phục vụ công tác PCTN trong các hoạt động: Công tác cải cách hành chính; quản lý, sử dụng đất đai, công sở; hoạt động mua sắm công và công tác thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; quản lý vốn, tài sản của Nhà nước và nhân sự trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Các giải pháp đổi mới công nghệ quản lý và hạn chế tiêu dùng tiền mặt.

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

4. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng (chỉ báo cáo nội ding có liên quan đến công tác tự kiểm tra, nếu đơn vị có thực hiện)

- Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác tự kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, truy tố, xét xử;

- Kết quả xử lý hành vi tham nhũng: Xử lý cá nhân tham nhũng, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

5. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng (Chỉ báo cáo khi đơn vị có phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng)

- Tình hình thiệt hại do tham nhũng gây ra;

- Kết quả thu hồi tài sản và khắc phục thiệt hại do tham nhũng;

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

6. Hoạt động giám sát công tác PCTN; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN (Chỉ báo cáo nội dung có liên quan nếu đơn vị có thực hiện)

- Tình hình và kết quả hoạt động giám sát và hình thức giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, phường, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PCTN;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm: Thống kê theo phụ lục số 3;

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong công tác giám sát công tác PCTN, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

7. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN (Chỉ báo cáo nội dung có liên quan nếu đơn vị có thực hiện)

- Công tác phối hợp, triển khai của các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN;

- Kết quả tham gia PCTN của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, Ban thanh tra nhân dân và nhân dân.

- Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về khen thưởng, bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá chung về tình hình tham nhũng và nguyên nhân

- Khái quát về tình hình tham nhũng xảy ra tại bộ, ngành, địa phương (thông qua phân tích, đánh giá kết quả phát hiện, xử lý; phản ánh của dư luận, báo chí; kết quả khảo sát, điều tra xã hội học (nếu có));

- Đánh giá nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình hình tham nhũng; tác động của các biện pháp PCTN đối với tình hình; sự thay đổi của tình hình tham nhũng so với thời điểm ban hành Luật PCTN và thời điểm sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN; nguyên nhân của những thay đổi.

2. Đánh giá chung về công tác PCTN

- Đánh giá tiến triển của công tác PCTN, so sánh kết quả, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp PCTN hiện nay với thời điểm tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN năm 2011.

- Đánh giá tổng quát những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong việc thực hiện Luật PCTN; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 3             (khoá X) và Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 về ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; nêu rõ những ngành, lĩnh vực đã ngăn chặn được tham nhũng, đẩy lùi được tham nhũng; những ngành, lĩnh vực PCTN chưa có tác dụng, tham nhũng có dấu hiệu gia tăng (nếu có).

- Đánh giá, phân tích cụ thể những vướng mắc, bất cập của các quy định trong Luật PCTN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật PCTN (đưa vào Phụ lục số 4).

IV. KIẾN NGHỊ

- Đề xuất, kiến nghị để tiếp tục tăng cường thực hiện, nâng cao hiệu quả các giải pháp PCTN, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng trong thời gian tới.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành còn vướng mắc, bất cập (nếu có, đưa vào Phụ lục số 4).

- Các kiến nghị khác.

B. PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO TỔNG KẾT

Các bộ, ngành, địa phương báo cáo theo nội dung hướng dẫn tại Mục A nêu trên, đồng thời thống kê số liệu, nội dung theo biểu mẫu phụ lục gửi kèm:

1. Phụ lục 01: Thống kê số liệu chủ yếu về công tác PCTN (thời kỳ từ ngày 01/6/2006 đến ngày 31/8/2015).

2. Phụ lục 02: Tình hình tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN (thời điểm 31/8/2015).    

3. Phụ lục 03: Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN (thời kỳ từ ngày 01/6/2006 đến ngày 31/8/2015).

4. Phụ lục 04: Những vướng mắc, bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật PCTN.

 

Nguồn:ThanhTra Q8 

  


Số lượt người xem: 2573    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm