SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
9
1
8
8
5
Tin tức sự kiện 13 Tháng Hai 2012 4:10:00 SA

Phòng bệnh não mô cầu (2)

Thời gian qua, bệnh não mô cầu được xem là một trong những loại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát cao trong cộng đồng dân cư, nhất là hiện nay với điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường, thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Vì vậy, đề nghị người dân không nên chủ quan với bệnh này.

Để chủ động phòng, chống bệnh trong nhân dân bên cạnh việc tự trang bị kiến thức tìm hiểu rõ về bệnh, mọi người còn phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức để phòng, chống dịch lây lan trong cộng đồng.

1. Vi khuẩn gây bệnh não mô cầu sinh sống ở đâu?

Vi khuẩn gây bệnh não mô cầu chỉ có ở người, không có ở động vật. Vi khuẩn thường trú trong mũi họng của trẻ em và người lớn khỏe mạnh nhưng không có biểu hiện bệnh (gọi là người lành mang mầm bệnh). Tuy không bị bệnh nhưng những người này vẫn có khả năng gây lây nhiễm bệnh cho người khác, khi gặp điều kiện thuận lợi, người có sức đề kháng yếu, sức khỏe không tốt vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.

2. Bệnh lây lan qua đường nào?

Bệnh não mô cầu lây lan trực tiếp từ người sang người do tiếp xúc với chất dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh (ví dụ như: khi hôn, bị người bệnh hắt hơi và ho vào mặt, sống chung trong cùng một diện tích chật hẹp, dùng chung các vật dụng ăn uống, ăn chung cùng một mẫu thức ăn...)

 3. Biểu hiện của bệnh não mô cầu là gì ?

Bệnh não mô cầu biểu hiện bằng các triệu chứng: Sốt, ho, chảy nước mũi, đau đầu dữ dội, cổ cứng đôi khi có kèm những biểu hiện ngoài da như chấm xuất huyết dưới da.

Người bị nhiễm bệnh cấp nhẹ nhất chỉ bị viêm họng (sốt, ho) và có thể tự khỏi. Nếu nặng hơn vi khuẩn vào máu hoặc vào màng não gây nhiễm trùng máu hoặc gây viêm màng não, dẫn đến tử vong. Trường hợp rất nặng bệnh nhân có thể vừa bị viêm màng não vừa bị nhiễm trùng máu. Ngay cả khi được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ vẫn có thể tử vong trong vòng 24 – 48 giờ sau khi phát bệnh, một số trường hợp bệnh nặng khi được điều trị lành bệnh vẫn có những tổn thương về hệ thống thần kinh.

4. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện lúc nào?

  Các biểu hiện bệnh xuất hiện từ 2 – 10 ngày (trung bình là 4 ngày) sau khi bị lây nhiễm.

 5. Người bị nhiễm bệnh có khả năng gây lây lan bệnh cho người khác trong thời hạn bao lâu?

Một người bị nhiễm não mô cầu có thể lây truyền bệnh cho người khác ngay từ lúc mới bị nhiễm. Vi khuẩn não mô cầu nếu còn thường trú trong mũi họng của người bệnh thì họ vẫn còn khả năng gây lây nhiễm cho người khác. Thời gian gây lây nhiễm có thể thay đổi tùy theo người bệnh có được điều trị hay không.

Cần lưu ý: Người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể gây lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác dù họ không có biểu hiện bệnh.

6. Những người nào dễ bị nhiễm bệnh này?

Mọi người đều có thể bị nhiễm não mô cầu, nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em và trẻ nhỏ (từ 5 – 15 tuổi). Một số nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn so với các trẻ khác.

Môi trường sống ô nhiễm, chật hẹp, tù túng, đông người, ẩm thấp, những thay đổi của thời tiết như hạn hán kéo dài, mùa khô, bụi và các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên là những yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển.

7. Việc điều trị bệnh như thế nào. Những ai cần được chữa trị?

- Bệnh được điều trị bằng kháng sinh tiêm (tiêm vào cơ bắp hoặc tiêm tĩnh mạch của người bệnh).

- Khi có các biểu hiện ban đầu của bệnh: sốt cao đột ngột, nhức đầu, mệt mỏi, xuất hiện các đốm xuất huyết dưới da sau một thời gian ngắn, người bệnh cần lập tức được đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

- Tất cả những ai có tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh hay sống  chung trong cùng một nhà, dùng chung các vật dụng ăn uống đều phải lập tức đến tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn uống kháng sinh phòng ngừa. Kháng sinh sẽ đảm bảo an toàn cho người chưa nhiễm bệnh sống trong vùng dịch nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

8. Làm thế nào để phòng bệnh? Có nên tiêm ngừa văcxin không?

- Vi khuẩn não mô cầu có 4 týp gây bệnh là A, B, C, D. Do đó có rất nhiều loại văcxin phòng bệnh ứng với từng týp vi khuẩn gây bệnh. Việc tiêm phòng văcxin chỉ đạt hiệu quả khi xác định được týp vi khuẩn gây bệnh tại nơi xảy ra dịch bệnh. Văcxin giúp cho cơ thể người bệnh kháng lại vi khuẩn (nghĩa là không bị phát bệnh), chứ không diệt được vi khuẩn ở mũi họng của họ, vì thế những người đã được tiêm phòng vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho người khác.

- Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh và dịch bệnh là giữ cho môi trường sống thật thông thoáng, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt (thường xuyên súc họng bằng nước muối, không dùng chung các vật dụng ăn uống, không hút chung thuốc lá, không dùng chung bàn chải đánh răng…), tập thể dục thể thao thừơng xuyên để tăng cường sức khỏe của cơ thể.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

 


Số lượt người xem: 2780    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm